Tính chủ quan như một đặc điểm xuyên suốt ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 127 - 140)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.Tính chủ quan như một đặc điểm xuyên suốt ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn

thuật trong truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn

Ở phương thức ngôn ngữ trần thuật khách quan, người kể thường giấu mình đi để đảm bảo tính khách quan trong khi kể. Nhưng trong những tác phẩm của Hoàng Ngọc Tuấn, lại có những khác biệt đáng kể. Trước hết, tuy chủ thể trần thuật vẫn đứng ngoài câu chuyện kể sự việc nhưng dường như đã không cố ý tách mình ra khỏi sự đồng cảm rất lớn đối với các nhân vật mà luôn hiện diện để tìm cách bộc lộ, bày tỏ cảm xúc về sự kiện, con người được

miêu tả qua những lời bình giá, nhận xét mang tính chất chủ quan. Điều này thể hiện rõ trong một số truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn. Ở một nơi ai cũng quen nhau được kể theo phương thức khách quan nhưng khi đọc tác phẩm, người đọc có cảm giác dường như người kể luôn hiện diện bàng bạc khắp câu chuyện: “Đối với bọn người sống trong khu vườn cỏ dại, đêm là thời khắc của một thứ hạnh phúc dễ chịu, đêm sống động và tràn đầy. Không một chút trống rỗng, không một chút thừa thãi. Từ khi trời bắt đầu tối cho đến khoảng mười hai giờ khuya, đêm được nối tiếp với nhau bằng những tiếng người nồng nàn quen thuộc, giọng nói và tiếng cười ồn ào của bạn bè hay của chính mình.

Bây giờ chưa khuya, quán vẫn còn một ít khách, bàn ghế nhỏ đặt vương vãi trên mặt đất và đám cỏ dại. Trên đầu họ không có một vật gì ngăn cản đôi mắt nhìn, bầu trời đêm trọn vẹn ở trên cao trông thật xa vắng, có những điểm sáng từ ngôi sao thắp mờ như ngọn đèn” [36, 456].

Có khi thái độ chủ quan của người kể, bộc lộ trực tiếp trong cách kể, trong những tình huống mà tác giả miêu tả, những chi tiết mà tác giả sắp đặt, nhất là khi kể về những con người xa lạ, nhưng cuộc sống đã đưa họ lại gần nhau. Họ đến từ những thành phố khác nhau, nhưng tất cả họ đều có chung một chí hướng, một lý tưởng sống: “Trong khu vườn cỏ hoang ấy, bọn người đã sống với nhau trong một khoảng thời gian dài, suốt trong biết bao mùa mưa và mùa nắng hạ. Họ còn trẻ, mỗi người có một quá khứ ngắn ngủi riêng và đã quên mau đi rồi... Khu vườn ở ngay trong thành phố quay quồng của công việc, bận rộn, tiền bạc, áp phe và không khí sôi động của tình hình chính trị. Họ muốn suốt ngày được thắp những hơi thuốc ngon, được chuyện trò như pháo nổ, được cười sặc sụa như trẻ thơ... Họ muốn thời cuộc như một giấc mơ xấu không thực, chỉ có trên những trang nhật báo như một loại tiểu thuyết dài đăng từng kỳ, xem xong vứt bỏ không chút bận tâm. Nhưng thời cuộc lần hồi xoè những móng ngón

tay dài quái ác chụp bắt những người chối từ nó. Đời sống không làm ai toại nguyện cả, đời sống dần dần đã tống cổ mỗi người ra khỏi chiếc vỏ ốc hồn nhiên đẹp đẽ của mình. Đời sống xô đẩy họ vào những con đường mà trước đây họ không bao giờ mơ mộng đến” [36, 462].

Như vậy trong tác phẩm của Hoàng Ngọc Tuấn, sự việc được miêu tả không hoàn toàn mang tính khách quan trung tính mà đã mang tính chất trữ tình do những cảm xúc chủ quan của chính người kể mang lại. Đây là đặc điểm của loại văn xuôi trữ tình mà chúng ta cũng thường thấy trong những tác phẩm của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh.

Trong tác phẩm của Hoàng Ngọc Tuấn, tuy người kể đứng ở vị trí khách quan nhưng khoảng cách giữa tác giả với nhân vật không nhiều, thậm chí có lúc nhà văn như muốn hoà mình vào nhân vật. Với lối kể này ta thấy Hoàng Ngọc Tuấn phải có những hiểu biết sâu sắc về nội tâm nhân vật, phải thường xuyên thâm nhập vào những cảm xúc, suy nghĩ có tính chất riêng tư của nhân vật để phơi bày, để phân tích. Truyện ngắn Lên xứ lạnh nhớ mặc thêm áo ấm, chủ thể thường xuyên thâm nhập vào suy tưởng nhân vật, do đó có sự pha trộn giữa lời kể gián tiếp của tác giả với những lời độc thoại nội tâm của nhân vật tạo thành dạng thức lời nửa trực tiếp, một kiểu lời nói mà “đặc trưng cơ bản của nó là trên nền phát ngôn duy nhất cùng tồn tại hai tiếng nói, hiện diện hai chủ thể cùng hướng đến độc giả”: “Anh không trả lời nàng được. Anh cúi đầu lặng thinh xấu hổ. Phải, nàng nói đúng, anh mà biết gì về tình yêu. Ngày đó anh và nàng có nhau gần gũi trong tay, anh suốt ngày thủ thỉ bên tai nàng những lời yêu thương ngọt ngào, và dìu nhau trong hoàn hôn êm ái trên những con đường mòn của đồi thông vắng lặng, bên hồ quán cà phê, thung lũng... Anh đã nói tiếng yêu cả triệu lần cho anh, cho một đêm thân xác nàng hừng nóng trao pháo cho anh... Thế rồi, anh bỏ nàng bỏ tất cả những dấu chân đã in trên lớp đất miền núi này, anh lao đầu xuống những thành thị

lộng lẫy quyến rũ với những tham vọng, tiền bạc... Như thế, anh làm sao còn dám nói gì về tình yêu” [36, 224].

Rõ ràng đây là lời gián tiếp của người trần thuật nhưng cái nền ngôn từ ấy đã mang đậm ngữ điệu, tình cảm và suy nghĩ của nhân vật. Chủ thể trần thuật đã tham gia vào ý thức nhân vật làm cho khoảng cách giữa tác giả và người kể được rút ngắn dần và điều này cũng thể hiện sự đồng cảm của tác giả đối với nhân vật mang lại cho tác phẩm chất trữ tình đậm đà. Điểm nhìn vì thế cũng có sự thay đổi linh hoạt. Trần thuật theo phương thức khách quan theo cái nhìn của một chủ thể vô hình nhưng có khi tác giả cũng xen vào điểm nhìn của nhân vật. Lời văn vì thế là của tác giả nhưng đã chứa đựng ý thức nhân vật. Điều này chứng tỏ nhà văn không chỉ trần thuật những sự việc, câu chuyện mà còn thâm nhập vào những ngõ ngách sâu kín trong tâm tư nhân vật. Xin dẫn ra đây một đoạn trong truyện ngắn Tiếng hát hoang đường:

“Nàng biết nàng đang nói dùm cho những cô thiếu nữ mơ mộng trong vòng tay người tình. Khi nàng hát bài “Tình ca của người mất trí”. Bài hát ấy là trái tim đau đớn của những người thiếu nữ xinh đẹp trẻ trung, đã sớm biết nỗi buồn của người goá phụ, khi người yêu của họ bất chợt ngã gục trên một chiến trường nào đó... Nàng cũng có một người yêu tử trận trên miền núi, bây giờ nàng kêu khóc đau xót cho nàng và cho cả biết bao cô gái khác. Dưới ánh đèn, giọt lệ không bao giời rơi trên mắt nàng, nhưng trong tâm hồn đã rơi đầy tiếng khóc hiu quạnh” [36, 58].

Trong đoạn văn, lời người kể đã thể hiện điểm nhìn và sự suy nghĩ của nhân vật. Đọc đoạn văn người đọc có thể cảm nhận được tâm trạng của cô gái. Bài hát đã nói lên được tâm trạng của nàng. Ta cũng thường thấy sự đan cài điểm nhìn của người kể và nhân vật trong những tác phẩm văn xuôi viết theo phương thức khách quan củaHoàng Ngọc Tuấn.

Ở truyện Cuối cùng như em muốn, câu chuyện lúc đầu được kể ở ngôi thứ nhất “tôi” với vai trò người dẫn truyện và cũng là một nhân vật trong

truyện để dẫn vào câu chuyện chính. Phần này chỉ vẻn vẹn có vài trang có tác dụng dẫn dắt, giới thiệu nhân vật chính, hé mở cho người đọc thấy được phần nào nội dung câu chuyện và tính hấp dẫn của nó: “Tôi biết có người sẽ cho rằng câu chuyện dưới đây có tính cách hài hước và giả tưởng, nhưng tôi cũng chẳng biết làm sao để cãi lại điều trên mặc dù tôi không hề tin như thế. Chỉ còn cách là tôi xin đi trở lại từ đoạn đầu, dầu dĩ nhiên là riêng tôi đã đi đến đoạn cuối” [36, 65].

Đoạn văn trên tuy là ngôn ngữ của người trần thuật nhưng đã chứa đựng ý thức và điểm nhìn của nhân vật, thấm nhuần những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Đây là một đoạn khác: “Phải thông cảm cho tôi. Tôi còn trẻ, yêu đời, nhiều mơ mộng. Những thú vui của cuộc đời độc thân tự do, tôi chỉ mới hưởng được chút ít và nghĩ là còn nhiều điều hấp dẫn khác nữa. Lâu nay, tôi sống lông bông không giờ giấc đã quen. Khi ngủ lại nhà người bạn này, khi nhà bạn khác, lúc nào muốn đi chơi thì đi, lúc nào muốn về thì về, không ràng buộc vào ai và cũng chẳng muốn yêu cầu ràng buộc vào mình. Hơn nữa tôi là người nhiều tham vọng về đủ mọi lãnh vực, trừ lãnh vực gia đình. Tôi mơ ước bỏ ra hết cuộc đời tôi để thực hiện nhiều dự tính, cũng giống như hàng triệu người đàn ông khác.

- Thế mà mẹ tôi lại đòi: “cưới vợ”. Lấy vợ, nghĩa là... thôi, tôi không dám nghĩ tiếp.

Mẹ tôi vẫn chưa chịu thua, bà kiên nhẫn theo đúng thói quen của bà. Khi thì giận dữ, khi dịu dàng, nhưng suốt trong mấy ngày, bà không lúc nào nói một chuyện gì ra khỏi đề tài hôn nhân cả” [36, 69].

Đoạn văn này chứa đựng điểm nhìn của nhân vật “tôi” trong dòng độc thoại nội tâm trong đó chứa đựng những suy tư trăn trở của nhân vật, khi chàng sắp phải kết hôn với một người không quen biết. Những nỗi lo cơm áo gạo tiền đã biến những con người mơ mộng, lãng mạn thuở nào thành những con người trần tục.

Ta cũng thấy hiện tượng nhà văn chuyển điểm nhìn cho nhân vật và sự thay đổi điểm nhìn ở nhân vật trong truyện ngắn Không còn ai trả lời: “Buổi chiều khi tan học, nàng phải rủ thêm một con bạn cùng về. Nàng ngại đi một mình qua nhà anh chàng Văn, không hiểu sao nàng vừa thấy thích thú hồi hộp lo sợ.

... Ngay lúc đó tim nàng đập thình thịch. Nàng vừa thấy một lũ đàn ông tụ năm tụ bảy trước cổng nhà khá lớn để đúng con số địa chỉ của anh chàng. Không biết trong đám đó ai là văn. Nàng không dám nhìn kỹ. Nhưng nàng bỗng giật mình khi nhận ra một người tay cầm sách đứng ngó mông ra đường. Hắn mặc một chiếc sơ mi ca rô đỏ chói thật khó chịu, đeo kính cận ta tướng và đẫy đà to béo.

Nàng thất vọng qúa,, người cầm sách đúng là Văn rồi nhưng trái ngược sự tưởng tượng của nàng” [36, 150].

Ở đoạn văn này, phần đầu là ngôn ngữ và điểm nhìn của chủ thể trần thuật nhưng phần sau, nhà văn đã trao điểm nhìn cho nhân vật trực tiếp bộc lộ ý thức, suy nghĩ thầm kín của mình. Thư xuất hiện làm rạng rỡ cuộc sống của Văn, dù chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi. Nhưng hạnh phúc ngắn ngủi ấy cũng đột ngột ra đi, để lại bao niềm tiếc nuối cho cả hai.

Đây là một đoạn, Văn viết để lại cho Thư với một tâm trạng dằn vặt đau khổ: “Bây giờ tôi phải nói thật với Thư một lần cuối, tôi chẳng phải là một văn sĩ gì ráo. Thư có tìm khắp các tiệm sách cũng chẳng thấy được cuốn nào gọi là Tình Yêu Hai Mươi của tác giả Hoàng Văn cả. Trước đây tôi là một sinh viên, nhưng thi rớt vào lần, người ta gọi đi lính tôi không đi và trở thành một kẻ trốn tránh. Cứ ở mãi trong nhà, chỉ có một công việc là chờ Thư gọi điện thoại mỗi tối. Tóm lại, tôi là một kẻ học hành dở dang, một văn sĩ quèn dang dở và từ khi biết Thư lại có thêm một tình cảm dang dở nữa...

Nàng bắt đầu cảm thấy mình khóc, những giọt nước mắt chảy dài trên mặt. Giọng của lão già vẫn đều” [36, 159].

Rõ ràng ngôn ngữ trần thuật, với lời nói nửa trực tiếp trong những trường hợp này, đã phát huy tác dụng trong việc thâm nhập vào ý thức của nhân vật tạo nên cách kể linh hoạt, tránh sự đơn điệu trong khi trần thuật và cũng giúp cho nhà văn khám phá những biểu hiện phức tạp trong thế giới nội tâm của nhân vật. Việc chuyển đổi, đan xen điểm nhìn trong tác phẩm của Hoàng Ngọc Tuấn, tuy chưa biến hoá sinh động như trong tác phẩm của Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Chu, nhưng thể nói đây là một đóng góp cho sự phát triển của văn xuôi trữ tình giai đoạn 1954- 1975. Ta cũng thấy đặc điểm này trong tác phẩm của Thạch Lam. Trong truyện ngắn Đói, để miêu tả tâm trạng bi kịch của Sinh, sự thất vọng đau đớn khi phát hiện ra rằng để có được thức ăn ngon lành, Mai vợ chàng, đã phải “ đem thân bán đi lấy một vài đồng bạc”. Thạch Lam đã chú ý “tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác” của nhân vật để mổ xẻ, phân tích từng cảm giác, sâu kín của nhân vật. Giọng của nhà văn đã hoà vào giọng của nhân vật. Ngôn ngữ lúc này đã được nhà văn trao cho nhân vật để nhân vật trực tiếp thể hiện cảm xúc của mình. Lời văn nửa trực tiếp cũng được nhà văn chú ý vận dụng: “Tờ giấy trong tay Sinh rơi xuống lúc nào chàng cũng không biết. Một cái sức nặng nề như đè nén lấy quả tim, làm cho chàng ngừng thở. Hình như một giây phút, bao nhiêu cái hy vọng của đời chàng tan đi mất.

Sinh tưởng có thể chết ngay lúc ấy. Cái đau đớn chàng cảm thấy thấm thía và sâu xa quá.

Còn mong gì đó một sự không thật, một giấc mộng nữa. Không phải ngờ vực gì, cái số tiền kia chính là cái số tiền biên trong thư này. Ai cho vay mới được chứ! Sinh nhớ lại những ngày đi hỏi tiền, những buổi trở về thất vọng và buồn rầu, những lời tha thiết và oán hờn của vợ chàng kể lại, về cái lãng đạm hững hờ của những người nàng quen biết. Bà Hiếu là bà nào! Chẳng qua là một sự bịa đặt ra để che mắt chàng...” [36, 58-59].

Trong các tác phẩm của Thạch Lam, ta thường thấy tác giả trao điểm nhìn cho nhân vật. Đó là kết quả của việc người trần thuật hoà mình vào nhân vật. Việc nhà văn thâm nhập vào ý thức nhân vật để phơi bày, phân tích tâm lý, ngay cả những cảm giác mong manh thoáng qua của nhân vật đã làm cho việc trần thuật mang tính khách quan nhưng cũng thấm đượm chất trữ tình, thể hiện ở sự hoà nhập, đồng cảm của tác giả đối với nhân vật. Điều này đã làm nên một đặc điểm của loại văn xuôi trữ tình, một thể loại văn xuôi có xu hướng hướng nội, có khả năng đi sâu vào thế giới bên trong của nhân vật với mọi biểu hiện của những cảm xúc, cảm giác tinh tế.

KẾT LUẬN

1. Sau một nửa thế kỷ tồn tại thầm lặng và lan toả, truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn đã trở thành người bạn đồng hành với nhiều thế hệ độc giả Việt Nam trên con đường hành hương trở về với cuộc sống đất nước những năm còn chiến tranh. Cũng như tâm hồn của người viết, truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn nhẹ nhàng, hài hước, có khả năng ta đưa vào một thế giới cảm xúc bình dị, sâu sắc, rất gần với tuổi trẻ. Những vấn đề mà Hoàng Ngọc Tuấn phản ánh trong tác phẩm tuy rất bình thường nhưng giàu ý nghĩa nhân bản. So với các nhà văn cùng xu hướng sáng tác như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh... Hoàng Ngọc Tuấn đứng ở một vị trí có vẻ khiêm tốn hơn. Nhưng trải qua thử thách khắc nghiệt của thời gian, tác phẩm của ông vẫn âm thầm lặng lẽ sống trong lòng người đọc. Sở dĩ có được điều đó là vì những truyện ngắn của ông đã thể hiện một phong cách riêng khó trộn lẫn cả trên bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật.

2. Qua những truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn, người đọc luôn nhận ra tấm lòng nhân hậu, những cảm xúc rất mực chân thành, trung thực về cuộc đời. Nhà văn đã viết về tình bạn, tình yêu và quê hương bằng tất cả tấm lòng yêu thương, trân trọng. Ông đã dành cho các nhân vật hiền lành trung hậu của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 127 - 140)