Hoài niệm trên nền cảm giác cô đơn lạc loài

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 94 - 102)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.4.Hoài niệm trên nền cảm giác cô đơn lạc loài

Trong tuyển tập Hình như là tình yêu, các nhân vật xưng tôi, xưng anh luôn đối sánh hai vùng không gian Huế và Sài Gòn, hai chiều của thời gian là quá khứ và hiện tại. Không gian Huế gắn liền với những hoài niệm đẹp của quá khứ bình yên, thơ mộng, hạnh phúc. Không gian Sài Gòn gắn liền với hiện tại của những đứa con đi hoang lạc lõng, cô đơn và không bao giờ tìm

thấy niềm vui đích thực. Đối diện với cuộc sống xô bồ, giang hồ, phiêu bạt hiện tại, con người trong truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn thường tìm về quá khứ. Quá khứ ngọt ngào của tuổi thơ là điểm tựa tinh thần để cho nhân vật không bị xô đẩy, vấp ngã trước cuộc đời. Nhân vật xưng tôi anh trong tác phẩm của Hoàng Ngọc Tuấn thường bộc lộ những suy tư khi nghĩ về vùng không gian Huế trong quá khứ và so sánh với cuộc sống hiện tại ở Sài Gòn. Chính điều này khiến nhân vật trong tác phẩm Hoàng Ngọc Tuấn có chiều sâu, không hời hợt, đơn giản.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê giàu truyền thống văn hóa, nhưng Hoàng Ngọc Tuấn phải sớm rời xa để đến với nhiều vùng đất khác nhau, trong đó có Sài Gòn. Những tưởng cùng là đất khách quê người đi đâu mà chẳng thế? “Vậy mà không! Lòng người xa nhà y như thể là khúc gỗ bị mối ăn mục nát tự lúc nào không biết” đến nỗi “con tim của người khách tương tư cố lý cũng đau ốm y như là gỗ mục” (Thương nhớ mười hai - Vũ Bằng). Vào Sài Gòn, mảnh đất đô thị miền Nam, Hoàng Ngọc Tuấn đã cố hòa nhập với một không gian khác lạ. Không chỉ là cảnh quan môi trường sinh thái, nhà văn còn phải đối mặt với những cái trái ngược thuộc lối sống lai căng kiểu Mỹ. Dù đã cố gắng thích nghi, nhưng dường như Huế đã ăn sâu vào tiềm thức nhà văn, vì thế mà ông luôn cảm thấy cô đơn, lạc loài. Cảm giác cô đơn lạc loài thể hiện rất rõ trong tác phẩm Ở một nơi ai cũng quen nhau. Tác phẩm mà Hoàng Ngọc Tuấn đã gửi gắm... “Tiếng cười điệu hát, giọt lệ hân hoan của một thời tuổi trẻ chân thực. Đây là những bài thơ, những nhạc khúc được trình tấu bằng văn xuôi. Dù cho những ai còn chan chứa yêu thương trong một thời đại đang giết chết tình người...”. Điều này, làm cho những trang viết về quê hương của ông tràn ngập tình yêu thương, tạo nên một sắc thái riêng, một nỗi niềm khắc khoải.

Trong tuyển tập Hình như là tình yêu, hình ảnh Sài Gòn hiện ra với những phố xá ồn ào, ngột ngạt. Con người tất bật chen chúc nhau vì sự mưu sinh: “muôn ngàn người chen chúc nhau bận rộn chạy đi chạy lại, tiếng còi ồn

ào và bụi khói đen bẩn không ngớt làm vẩn đục bầu trời xanh sạch... Mọi người đều nhốn nháo quay cuồng không ngừng”. Trong mắt nhân vật xưng anh, đô thị Sài Gòn hiện ra xô bồ mà ở đó “người ta không sống, người ta bận kiếm sống”. Trong suy nghĩ của nhân vật, Huế là quê nhà, quê nhà theo đúng nghĩa của nó là nơi chôn nhau cắt rốn. Sài Gòn chỉ là nơi tạm trú vì “anh chẳng còn một nơi nào khác dừng chân được nữa”. Sài Gòn hoàn toàn đối lập với những gì thân thiết ở Huế. Nếu Huế yên ả thanh bình, gió mát thổi lên từ sông, những con đường đầy bóng mát, những cô nữ sinh với tà áo dài trắng thướt tha dịu dàng đi trên Trường Tiền thì Sài Gòn chiều xuống “nắng vẫn còn gay gắt”. Thành phố này “hỗn loạn chằng chịt trăm ngàn con đường và ngõ hẻm... chen lẫn những tiếng ồn ào của xe cộ ngoài đường phố”. Khát vọng ra đi và trở về quê cũ luôn là ước mơ của nhân vật trữ tình. Ấn tượng của những lần ra đi của nhân vật thường được Hoàng Ngọc Tuấn phản ánh rõ nét. Đó không phải là những chuyến ra đi cùng mẹ hay bà ngoại, dì Út. Những chuyến ra đi khi phải rời xa Huế mang đầy tâm trạng: không người đưa tiễn, không niềm vui. Những chuyến ra đi trơ trọi và tẻ ngắt: “Không hẹn ở trên đường. Không chờ đón người. Không cuộc tao phùng. Không trở về. Đi và Đi mãi. Định mệnh của những đứa con đi hoang chỉ là dừng chân trong chốc lát ở những sân ga lạ, hút vội điếu thuốc rồi lại lên tàu, nhà ga của quê cũ đã đổ vỡ tan tành trong trí nhớ”. Những cuộc ra đi của tuổi trẻ trong Hình như là tình yêu thường xuất hiện trên những con đường và “lúc nào trước mặt cũng có thêm một con đường mới, dầu nhiều khi không phải là con đường sáng”.

Không gian Sài Gòn khác hẳn với không gian Huế. Huế gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, với những trò chơi tắm sông, câu cá, với những lần trèo lên núi Ngự Bình. Sài Gòn gắn liền với tuổi trẻ, với những cuộc sống bươn chải của những “đi hoang” chưa tìm được mái nhà hạnh phúc thực sự cho mình. Sài Gòn: “một thành phố nóng, rất nóng, tắm một ngày hai lần vẫn còn

nhột nhạt mồ hôi”. Sài Gòn và Huế không chỉ khác về phong cảnh, đường phố. Điều quan trọng là những năm trước 1975, Sài Gòn có sự lai căng, pha tạp của cuộc sống Âu Mỹ. Con người có những biến đổi, chạy theo thị hiếu mới, ham chuộng cuộc sống giàu sang với những đô la, tiền tài, danh vọng... Nhân vật trong Hình như là tình yêu bước vào cuộc sống tuổi trẻ ở mảnh đất Sài Gòn luôn đối mặt với những âu lo, mệt mỏi, chán nản. Tâm trạng nhân vật luôn đan xen sự tiếc nuối của tuổi thơ và sự chán chường trong hiện tại.

Đọc Thuở ấy có nhà, người đọc nhận ra trong những trang văn Hoàng Ngọc Tuấn đã gửi nỗi nhớ thương da diết đối với quê hương, một nỗi niềm ưu tư khắc khoải. Vì ông đã rời xa Huế, phải sống nơi đất khách quê người. Cho nên sự hoài niệm ấy là cả một nỗi đau buồn trăn trở khôn nguôi, nỗi niềm của “một kẻ đi hoang”. Tuổi thơ của Hoàng Ngọc Tuấn có lúc ngọt ngào êm đềm như một dòng sông phẳng lặng, nhưng có nhiều kỉ niệm về bạn bè, thầy cô, mái trường... Cho nên khi rời xa Huế, xa mái trường thân yêu, xa những kỷ niệm của tuổi ấu thơ, tác giả luôn trăn trở, hoài niệm về nó. Trong dòng kỉ niệm về quê hương, tác giả không thể nào quên được hình ảnh của bà ngoại, dì Út, của người bạn thân xấu số... Tất cả vẫn sống mãi trong trái tim nhà văn. Cho dù sau này lớn lên và đi xa, nhà văn vẫn đau đáu, canh cánh nhớ về

Thiên đường nhỏ dại: Về sau khi lớn lên, khi đánh mất tuổi thơ của mình hồi nào không hay, những mùa thiên đàng tưởng chừng không bao giờ đến nữa. Rồi tôi bước chân vào lớp tuổi mà người ta gọi là tuổi trẻ, nhưng riêng tôi cái tuổi trẻ ấy bị đè nặng bởi muôn ngàn lo âu mệt nhọc, chán nản, tham vọng và tuyệt vọng... Bây giờ, thỉnh thoảng tôi mơ tưởng đến một thiên đàng. Nhưng thiên đàng... chính là lúc mình còn nhỏ dại. (Thiên đường nhỏ dại [36, 279]). Nếu như tuổi thơ là những ngày thiên đường hạnh phúc thì tuổi trẻ “bị đè nặng bởi muôn ngàn lo âu mệt nhọc, chán nản, tham vọng và tuyệt vọng”. Nhân vật không tìm thấy những phút giây hạnh phúc trong những ngày tuổi

trẻ khi sống những ngày ở Sài Gòn. Nhân vật chưa bao giờ tìm thấy ngôi nhà theo đúng nghĩa của nó. Sài Gòn chỉ là nơi tạm trú, là nơi cho nhân vật dừng chân khi trải qua những tháng ngày mỏi mệt: “Đã lâu, anh không có một ngôi nhà. Anh sống vất vưởng, bập bềnh lang thang. Nhưng đời sống anh không phải lang thang một cách thú vị như chàng lãng tử, mà lang thang như một con chó đói. Anh sống nhiều ngày dằng dặc ở miền đất tẻ nhạt, những thành phố xa lạ có một quá khứ ngắn ngủi bằng gang tay. Anh cũng có một chỗ ở, nhưng bốn vách tường một mái ngói chưa phải là mái nhà... Ở đây, không có khu vườn mà anh thuộc lòng từng gốc cây, từng trái chín, từng bóng mát. Ở đây, anh chỉ có một nơi tạm trú, nơi mà người ta kéo dài đời sống của mình. Và ngôi nhà rõ ràng khác hẳn nơi tạm trú”. Tâm trạng của nhân vật luôn đan xen cảm giác cô đơn, trống trải pha lẫn nỗi buồn thương, tiếc nuối. Canh cánh một nỗi niềm tha hương, nhân vật khát khao được trở về quê hương mong tìm lại dấu vết của kỉ niệm xưa, mái nhà xưa. Song không phải tất cả những ước mơ của con người đều dễ dàng thực hiện được: “Tất cả những đứa con hoang một ngày nào đó đều trở về mái nhà xưa. Có đứa trở về và tìm được những điều nó muốn tìm. Có đứa trở về nhưng không tìm lại được”.

Khi nói về thân phận của mình sống nơi đất khách, Hoàng Ngọc Tuấn thường dùng những cụm từ “kẻ đi hoang”, “những đứa con hoang”. Điều này, càng thể hiện rõ cảm giác lạc loài, bộc lộ rõ tâm trạng cô đơn của nhân vật. Những ngày ở Huế, nhân vật khát khao chờ mong Tết đến từng ngày với tâm trạng vui mừng, háo hức thì bây giờ, ở nơi đất lạ, Tết đến thật buồn tẻ: “Anh đã ăn năm cái tết xa nhà, điều ấy thật buồn. Ở những thành phố xa lạ, những thành phố không phải Huế của anh, cái Tết thật vô duyên và trống rỗng”. Thế Lữ cũng đã từng có tâm trạng Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang

khi Rũ áo phong sương trên gác trọ... Người đọc thực sự thông cảm, sẻ chia trước những suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật khi mà thời điểm ấy ở miền

Nam, hơn nửa triện lính Mỹ xuất hiện. Sự xung đột văn hóa Đông - Tây trong điều kiện chiến tranh khốc liệt càng làm cho nhân vật trữ tình hướng về cội nguồn da diết hơn bao giờ hết.

2.2.5. Một vài so sánh

Tình cảm, hoài niệm quê hương thường được rất hiều văn nghệ sĩ đề cập trong các trang viết của mình. Trong Chân trời cũ của Hồ Dzếnh, cảm giác thương nhớ quê hương thường canh cánh trong tâm hồn nhà văn khi mang trong mình hai dòng máu Việt - Trung. Tấm lòng của Hồ Dzếnh khao khát, khắc khoải hướng về quê cha, đất tổ với mong muốn tìm đến nguồn gốc cội rễ. Tình yêu tha thiết quê hương của Hoàng Ngọc Tuấn và Hồ Dzếnh đều thể hiện tâm thức của con người phương Đông, con người Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh nào, họ cũng hướng về quê hương, tổ tiên, cội nguồn. Đọc truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn, ta cảm nhận thấy có những nét tương đồng khi nghĩ về làng quê. Thanh Tịnh sinh ra và lớn lên trên mảnh đất làng quê Mĩ Lí thân thương của xứ Huế thơ mộng.Tuổi thơ của Thanh Tịnh gắn liền với những kỉ niệm ngọt ngào. Không gian Mĩ Lí trong Quê mẹ của Thanh Tịnh trở thành nỗi ám ảnh của nhà văn. Thời gian làm cho con người lớn lên, trưởng thành, nhưng thời gian cũng xóa bỏ biết bao điều tốt đẹp từng làm chỗ dựa tinh thần cho con người.

Đọc Thanh Tịnh, ta thấy có điểm tương đồng với Hoàng Ngọc Tuấn. Người đọc nhận thấy cả hai nhà văn luôn ngoái nhìn về quá khứ với một niềm nhớ tiếc không nguôi... Nhưng nếu những dòng hoài niệm về quê mẹ của Thanh Tịnh chứa đựng một cảm giác êm đềm pha lẫn với nỗi buồn man mác khi nhớ về kỷ niệm thì những ký ức về quê hương của Hoàng Ngọc Tuấn là những ngày thần tiên trong suốt quãng đời tuổi thơ ở khung trời xứ Huế.

Quá khứ là tươi đẹp, hạnh phúc nhưng “tất cả những hạnh phúc đó đều bị nhét đầy trong một chiếc hộp đóng kín mà người ta thường gọi là quá khứ rồi ném mất nó trong vực sâu” (Thuở ấy có nhà) Quá khứ đã qua là qua hẳn,

không bao giờ lấy lại được nữa. Quá khứ mang theo những đẹp đẽ tinh hoa của cả một thời tươi trẻ. Truyện Chị và em đã thể hiện rõ suy nghĩ đó của tác giả Thanh Tịnh: “Đến nay, quãng đời xưa không còn nữa, mất đi cảnh sáng đẹp trong giấc nằm mơ. Ngày xanh tươi của tuổi thơ chỉ để lại trong lòng người một sự tiếc thương, ngậm ngùi và êm ái...". Trong Thiết lộ, Hoàng Ngọc Tuấn cũng bày tỏ suy nghĩ của mình khi nghĩ về quãng đời ấu thơ: “Về sau, khi trở thành một người lớn, tôi cũng có những chuyến đi xa nhưng không còn được êm đềm chung với mẹ một đường. Những chuyến đi cô độc không nơi nào dừng chân, khởi hành từ một tâm hồn lạc lõng rồi ra đi đến một cõi miền thất lạc nào. Những chuyến đi bàng hoàng, gượng cứng cỏi nhưng hai chân mềm run như lau sậy”. Tình cảm quê hương, kỉ niệm của quá khứ không trở lại làm nên nỗi buồn. Đó chính là sự thiếu hụt của con người trước những đổi thay mà thiếu nó, người ta sẽ sống nghèo nàn, cằn cỗi biết bao.

Đọc Quê mẹ, ta nhận thấy số lượng những từ “nhớ lại”,thoáng hiện”, “như thấy lại”, “sống lại”, “tưởng tượng ra”... tràn ngập trong các truyện ngắn của Thanh Tịnh. Ký ức từ dĩ vãng luôn gắn liền với dòng suy tưởng của nhân vật. Trong Hình như là tình yêu, những từ “quê cũ”, “khu vườn xưa”, “mảnh vườn xưa”, “nhà ga cũ”,con đường xưa”, “vườn nhà” trở đi trở lại nhiều lần. Cả hai nhà văn đề sinh ra và lớn lên ở Huế. Một người lớn lên ở Thành Nội, một người gắn với ngôi làng Mĩ Lí nhỏ bé, yên bình. Trong trái tim của họ, dù có vật đổi sao dời nhưng tình quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Với Hoàng Ngọc Tuấn, lòng yêu quê hương của nhà văn gắn liền với những kỉ niệm đời thường, với những phẩm chất đẹp đẽ đã hợp thành nên phẩm chất Việt Nam, sức mạnh Việt Nam, vẻ đẹp Việt Nam. Ông luôn viết về những người thân trong gia đình như mẹ, bà, dì, cậu, chị... họ với một tấm lòng tràn ngập yêu thương, kính trọng. Chen giữa những dòng cảm xúc về quê hương còn là một niềm tự hào sâu sắc của tác giả đối với vùng đất những tinh

hoa của văn chương, “những công trạng của lịch sử” và bởi vì còn có dòng sông Hương, có cầu Trường Tiền, những khu vườn toả hương thơm ngát... Quả thật, Hoàng Ngọc Tuấn là nhà văn mang tâm hồn Huế, bởi tất cả tâm tư tình cảm của ông đã gắn bó với mảnh đất Cố đô thân yêu. Trong cảm thức của nhà văn, đó là nơi gắn bó như máu thịt, là một điểm tựa trong đời sống tinh thần cho nên mỗi khi cần một chỗ dựa để nâng đỡ tinh thần, nhà văn lại tìm về vòng tay ấm áp của quê mẹ, ở đó có bà ngoại, có dì Út, có quãng đời của thời niên thiếu. Tình cảm của quê hương là cội nguồn lưu giữ lâu bền trong tâm khảm nhà văn.

Đọc Khi biết thương màu lá, người đọc dễ nhận ra trong những trang văn Hoàng Ngọc Tuấn nỗi nhớ thương trăn trở, niềm ưu tư khắc khoải, vì trong lòng nhà văn lúc nào cũng khắc khoải về quá khứ với bao kỉ niệm đáng nhớ. Cho nên trong sự hoài niệm ấy là cả một nỗi đau buồn trăn trở khôn nguôi, nỗi buồn của “một kẻ đi hoang”: “Tôi đã lớn. Nhưng không phải từ tốn nhẹ nhàng lớn lên trong khu vườn địa đàng, mà lớn lên trong gió cát bụi mù giữa dòng đời lang bạt. Tôi đã qua tuổi hai mươi, không phải qua trên hai tay chăm sóc của mẹ hiền, mà qua suốt hàng lang trắc trở của cuộc đời hai mặt dối lừa” (Khi biết thương màu lá [36, 358]). Thuở ấy có nhà hay Mưa Huế của Hoàng Ngọc Tuấn gợi người đọc liên tưởng đến Quê mẹ của Thanh Tịnh.

Thuở ấy có nhà, Mưa HuếQuê mẹ đều là những dòng hoài niệm về quê hương. Mặc dù sống ở hai thời kỳ khác nhau, nhưng cả hai nhà văn cùng gặp gỡ nhau ở một tấm lòng, một tình cảm đằm thắm đối với mảnh đất sinh ra

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 94 - 102)