Một vài so sánh

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 67 - 76)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Một vài so sánh

Truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn thường đề cập đến tình yêu tuổi học trò chung trường, chung lớp trẻ trung, mơ mộng, hay mối tình của những chàng sinh viên với các cô nữ sinh trung học yêu đời, tinh nghịch. Tình yêu trẻ trung của lứa tuổi mới lớn thường nồng nàn, đắm say nhưng dễ tự ái, gây tổn

thương và thường dẫn đến sự đổ vỡ trong tình cảm. Khác với Hoàng Ngọc Tuấn, Đỗ Chu khai thác tình yêu của những con người đã có những đổ vỡ, trắc trở trong cuộc đời. Đó là tình yêu của những người lính với những cô gái làng. Họ đến với tình yêu không phải là sự rung động đầu đời của con tim mà là sự cảm thông, chia sẻ, trân trọng quá khứ của nhau. Ở truyện ngắn Phù sa, Nham đến với Đường bằng một tình yêu bắt nguồn từ sự đồng cảm sâu sắc. Đường, cô gái ở làng Hà đã có đứa con trai hơn bốn tuổi, chồng mất. Cô đã vượt lên nỗi đau để nuôi người cha đã giả cả và đứa con trai. Thông cảm với nghị lực và phẩm chất của Đường, Nham yêu Đường bằng một tình yêu chân chất, mộc mạc của người lính. Giắc Mĩ điên cuồng bắn phá ra miền Bắc, Nham lại lên đường tòng quân đánh Mỹ khi mới ngỏ lời yêu Đường. Anh ra đi mang theo kỉ niệm một vùng đất bồi ở bãi Tiên, hình ảnh người yêu ở chốn thôn quê với bao niềm tin, hi vọng về một tương lai tươi sáng của làng Hà: “Hôm nay là ngày Nham rời làng Hà trở lại bộ đội. Con đường anh đi cũng phải qua sông. Bến sông bỗng trở nên nhộn nhịp như những năm trước đây, vào tháng giêng, khi làng bước vào đình đám”. Cuộc chia tay đội trưởng Nham ở bến sông cũng chính là lúc dân làng Hà tìm ra vỉa phù sa mới ở bãi Tiên và bắt đầu khai phá. Tình yêu của những con người ở làng Hà dành cho anh đã giúp anh vững bước trên con đường ra trận.

Trong truyện Hương cỏ mật kể về mối tình của Huy và Nhâm. Huy là người lính xa nhà, xa vợ con biền biệt mười mấy năm ròng. Ngày Huy về phép thăm làng cũng là ngày anh mang nỗi đau khi biết được vợ anh đã qua đời. Trong dịp về phép, anh đã gặp Nhâm, cô giáo chủ nhiệm lớp con anh. Những bức thư trao đổi tình hình học tập của con bằng tình cảm rất chân thành của Huy đã khiến cô giáo Nhâm xúc động, ngậm ngùi: “Đối với người phụ nữ nào cũng thế cả thôi. Không có gì để cho họ suy nghĩ nhiều bằng sự chân thành”. Hạnh phúc đến khi họ đãi trải qua những thăng trầm trong cuộc

đời: “Hai người cùng thấu hiểu hoàn cảnh của nhau, cùng bị tổn thất về tình cảm” nên họ đã quyết định làm lại hạnh phúc với nhau. Đỗ Chu từng là người lính, hơn ai hết nhà văn hiểu rõ tình cảm, số phận của những người lính. Người lính luôn hi sinh để mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho người khác nhưng với họ, hạnh phúc thường gặp những trắc trở, khổ đau. Viết về tình yêu của người lính, Đỗ Chu thực sự đồng cảm và chia sẻ với họ.

So với Hồ Dzếnh và Thanh Tịnh, Thạch Lam là nhà văn viết về tình yêu nhiều hơn cả. Các truyện Tình xưa, nắng trong vườn, Dưới bóng hoàng lan, Đêm sáng trăng, Trở về, Bên kia sông... đã đề cập đến về đề tài tình yêu. Thạch Lam thường kể về tình yêu của những anh công chức nghèo với những cô hàng xóm. Mô típ quen thuộc thường gặp trong tác phẩm Thạch Lam là những anh công chức ở nhà quê lên tỉnh làm việc. Trong kí ức họ, hình ảnh những cô hàng xóm gắn liền một thời tươi đẹp trong qúa khứ êm đềm của tuổi thơ. Kỷ niệm ngọt ngào có khi níu kéo họ, gắn kết họ như một chất keo mảnh nhưng bền chặt. Đó là mối tình của Thanh và Nga trong Dưới bóng hoàng lan. Ba năm làm việc trên tỉnh, chàng trở về thăm bà, gặp lại cô Nga, bạn hàng xóm vẫn hay tranh nhau hoa hoàng lan thuở bé. Tình yêu nảy nở tự nhiên trong tâm hồn Thanh. Mối tình đầu dịu ngọt như hương hoa hoàng lan. Thanh trở lên tỉnh: “Chàng bước lên tỉnh nửa buồn mà lại nửa vui. Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Và Thanh biết Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước”. Kết thúc tình yêu trong truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn và Thạch Lam thường trắc trở, trái ngang. Cách kết thúc thấm đẫm nỗi buồn thương dịu nhẹ, gieo vào lòng người đọc nỗi u hoài khôn xiết trước số phận của từng nhân vật. Truyện ngắn Tình xưa của Thạch Lam kể về mối tình của Bình và Lan, con gái ông Cả. Bình trọ học trong nhà ông Cả. Hai năm trời theo học, Bình chăm chỉ, miệt mài khiến gia đình ông Cả ai cũng mến, đặc biệt là cô

Lan. Lan có cảm tình đặc biệt và đem lòng yêu Bình với một tình yêu nồng đượm, thiết tha: “Cô có một tâm hồn giản dị và quê mùa trong tình yêu”. Tình yêu gắn liền với những hành động chăm sóc thái quá của Lan gây cho Bình cảm giác khó chịu: “Tình yêu mộc mạc của nàng bắt đầu đè nén tôi. Những cách yêu mến săn sóc của nàng chỉ làm tôi bận bịu”. Thế rồi, Bình tìm cách xa lánh Lan, không muốn gặp Lan, lòng chàng cảm thấy dửng dưng. Năm cuối cùng lo chuyện thi cử, tuy ở trong nhà nhưng ít khi Bình và Lan gặp nhau: “Lan bị xóa bỏ hẳn trong đời tôi. Không bao giờ sự lãng quên lại mau chóng như trong tâm trí tôi hồi bấy giờ, và không bao giờ cuộc tình duyên của tuổi thanh niên lại đơn bạc đến như thế”.Hình ảnh Lan giờ đây chỉ là cái bóng mờ nhạt trong tâm trí của Bình. Ngày chia tay gia đình ông Cả đã đến, Binh hớn hở mong trở về quê hương. Hình bóng người con gái tội nghiệp ấy không cò lưu lại một dấu ấn gì trong trí nhớ của Bình. Bình quên hắn Lan, quên người con gái tội nghiệp đã từng có những kỉ niệm đẹp với chàng dưới những đêm trăng: “Giữa cô con gái ông chủ nhà cùng với người ở trọ học, hình như không có một tình nghĩa nào cả và cái đêm trăng ân ái trước đây dăm ba tháng chỉ là hình ảnh hờ hững của một giấc mộng thoáng qua”. Trong cuộc rời xa ở bến tàu Tân Đệ, Lan âm thầm đến bến tàu mong gặp lại Bình lần cuối cùng, người mà nàng đã dành những tình cảm nồng nàn của mối tình đầu cho chàng. Nhưng đáp lại, nàng chỉ nhận được sự thờ ơ, lạnh nhạt, phụ bạc của Bình: “

Tàu đã xa hẳn mạn sông. Mặt người trên bến không nhìn rõ. Tuy vậy, tôi không thể lầm được, người thiếu nữ kia chính là con người tội nghiệp đã hờn giận tôi và thương tôi. Chỉ một lát, bến đò Tân Đệ đã khuất hẳn ven sông. Từ đó, tôi không gặp Lan lần nào nữa”. Sự ra đi vội vàng của Bình giống như cuộc chạy trốn một mối tình. Bình không bao giờ gặp lại bóng dáng người xưa nữa bởi vì Bình chẳng bao giờ muốn trở lại nơi đó. Kết thúc truyện gieo vào lòng người đọc niềm thương cảm khôn nguôi trước số phận những cô gái

quê mùa, chân chất: “Nó là cả một bài thơ tình thấm thía và não nùng” [17, 583].

Các mối tình trong truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn và Thạch Lam thường không mang lại kết quả tốt đẹp. Rất nhiều truyện đề cập đến tình yêu đầu đời lãng mạn, đẹp đẽ, tình tứ nhưng cuối cùng họ đành phải chia tay nhau. Đọc truyện ngắn Thạch Lam về đề tài tình yêu, người đọc cảm nhận số phận các nhân vật trong tác phẩm Thạch Lam đau khổ, ám ảnh, bế tắc hơn so với nhân vật trong truyện của Hoàng Ngọc Tuấn. Truyện ngắn về tình yêu trong tác phẩm của Thạch Lam thường mang đậm nỗi buồn tê tái, xót xa cay đắng. Tác phẩm Nắng trong vườn kể về một cậu học sinh nghỉ hè ở nhà người bạn của cha mình. Tình cờ cậu gặp người con gái và hai người quyến luyến nhau trong tình yêu trẻ thơ. Những ngày nghỉ đã hết, chàng trai trở về Hà Nội và quên hẳn cô gái quê mùa nơi thôn dã. Chàng lên tỉnh và quên hẳn mối tình xưa. Vài năm sau cô gái có chồng và cô mang theo hình ảnh bóng người xưa trong suốt cuộc đời. Truyện Đêm sáng trăng kể về mối tình của Tuân và Nga: “Tuân và Mai yêu nhau với tất cả hăng hái say mê của tuổi trẻ, chàng mười tám, nàng mười sáu”. Hai tâm hồn trong trắng ngây thơ đến với nhau bằng tình cảm thuần khiết, vô tư. Họ là hàng xóm của nhau, cảm mến nhau từ trò chơi tuổi nhỏ. Tình cảm ấy lớn dần theo năm tháng: “Tuân theo bác lên tỉnh học. Chàng quên dần cô bạn bé bên láng giềng, và Mai có quên chàng không, cái đó Tuân không biết”. Có lẽ Tuân không cảm nhận đuợc tình cảm của Mai dành cho chàng. Riêng Mai vẫn luôn nghĩ về Tuân, chời đợi một điều gì đến từ phía chàng trai. Nàng yêu Tuân nhưng không giám nói cho Tuân hiểu. Một mối tình thầm lặng mà chan chứa nồng nàn. Riêng Tuân: “hết nghỉ, Tuân lại ra tỉnh học, lần này chàng không có dịp về thăm nhà luôn nữa. Một năm, hai năm, rồi ba năm, Tuân không biết Mai bây giờ trở nên thế nào. Người con gái nghiêng nón che cái miệng cười chỉ còn để trong tâm trí Tuân một hình ảnh

mờ mờ, xa xôi như làng mạc thôn quê ở chân trời sau sương chiều”. Oái ăm thay, khi người con gái chuẩn bị đi lấy chồng, chàng mới nhận ra điếu đó: “Mai đã yêu từ thuở nhỏ, nhớ mong chàng những ngày Tuân lên tỉnh. Chàng sung sướng khi biết cái tình yêu ấy; nhưng sao bây giờ mới biết? Nay mai nàng đã sắp phải đi lấy chồng”. Mai mang trong tim mối tình câm lặng. Ngày mai, nàng đi lấy chồng. Trăng đã lên ở phía bờ sông. Mai không thể nào quên được hình bóng Tuân với những kỉ niệm ngọt ngào bên bờ ao trong một đêm trăng, nàng đã tìm tới cái chết để quên đi mối tình đau khổ: “lòng tan nát, nàng khóc cho tình yêu và cho cuộc đời nàng. Sáng hôm sau cha mẹ Tuân thấy nàng nằm chết dưới vệ ao, mái tóc xổ ra vương lẫn với cánh bèo”. Cái chết của Lan gieo vào lòng người đọc niềm thương cảm sâu sắc, sự đồng cảm với số phận của nhân vật.

Khác với cách kết thúc truyện ngắn của Thạch Lam, trong truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn, rất nhiều nhân vật gặp tình yêu trắc trở, trái ngang nhưng khép lại tác phẩm, Hoàng Ngọc Tuấn thường mở ra cái nhìn mới mẻ, một niềm hi vọng dù rất mong manh. Trong tác phẩm Lên xứ lạnh nhớ mặc thêm áo ấm, nhân vật anh và nàng yêu nhau say đắm. Tình yêu của họ đầy ắp kỉ niệm, những chiều dìu nhau trong rừng thông trên con đường đất đỏ, những quán cà phê, thung lũng. Nhưng “rồi anh bỏ nàng, bỏ tất cả những dấu chân đã in trên lớp đất đỏ miền núi này, anh lao đầu xuống những thành thị lộng lẫy quyến rũ”. Nàng đã không còn đủ nước mắt để khóc cho tình yêu nữa. Rồi trong giây phút cắn rứt của tòa án lương tâm, anh ta quyết định trở lại cao nguyên tìm kiếm người xưa. Người xưa hiện lên trong tâm trí anh thật đẹp như đóa hoa rừng: “Tóc nàng ngày xưa đen nhánh chảy mềm trong tay anh và anh có dịp cài lên đó một bông hoa sứ trắng”. Nhưng chỉ có năm năm trời xa cách, hình ảnh người con gái đó bây giờ thật khác xưa “nàng nhìn thẳng vào mặt anh và ánh mắt nàng lạnh lẽo như một giọt mưa đá”. Dù nàng rất căm thù

anh nhưng hành động nàng đốt lên lò sưởi, mang cho anh chiếc áo len dù đã sờn cũng làm ấm lòng anh trong đêm đông lạnh giá. Câu nói cuối cùng của nàng dành cho anh “mặc vào đi cho khỏi rét. Và... lần sau... lên xứ lạnh, nhớ mặc thêm áo ấm” làm cho người đọc và cả người trong cuộc đều hi vọng sẽ có ngày gặp lại, mong có một lần gặp lại. Câu hỏi của anh “có lần sau... nào nữa không?” rơi vào khoảng không im lặng nhưng người đọc vẫn cứ tin và hi vọng họ sẽ gặp lại. Kết thúc truyện gieo vào lòng người nỗi buồn thương dịu nhẹ nhưng không bi quan, hẫng hụt. Con người vẫn luôn tin tưởng mọi điều tốt đẹp sẽ xảy ra.

Truyện ngắn Buổi chiều Hạ Lan kể về mối tình nhân vật anh với Hạ Lan. Họ yêu nhau gắn với kỉ niệm thời sinh viên, giảng đường, thầy cô và cả các kì thi của các cô cậu sinh viên. Tình yêu của họ thật ngây thơ nhưng cũng rất ngô nghê, buồn cười kiểu trẻ con: “Cứ một ngày giận dỗi rồi đến một ngày thân mật, rồi lại gận dỗi”. Rồi mùa hè đã đến, báo hiệu mùa chia tay của sinh viên tạm biệt ngôi trường. Đó cũng chính là cuộc chia tay của Hạ Lan với nhân vật anh: “Tôi không còn gặp lại nàng nữa. Có lẽ bây giờ nàng đang ở mái nhà gia đình nơi một miền quê thật xa... Dầu sao thì Hạ Lan và những buổi chiều mùa hạ cuối năm cũng là một hình ảnh đẹp ít khi bắt gặp được trong đời”. Họ không còn gặp lại nhau, tình yêu của họ mới chớm nở nhưng cuối cùng đành phải chia tay. Cuộc chia tay để lại sự tiếc nuối, vương vấn nhưng không bi kịch. Lan sẽ có một mái ấm gia đình. Cuộc sống của nàng sẽ bình yên bên cạnh những người thân yêu dù có thể nàng mang theo một bóng hình nhưng nàng đủ nghị lực để vượt qua tất cả. Không đến được với nhau nhưng họ luôn nghĩ tốt về nhau, mang theo trong trái tim bóng hình đẹp về người mình yêu.

Ở truyện Cô bé treo mùng kể về tình yêu giữa nhân vật anh và Ngâu. Nói về tình yêu cũng chưa hẳn vì đây chỉ là mối tình đơn phương. Chàng là bạn của anh Ngâu. Chàng hơn Ngâu mười tuổi. Sự chênh lệch về tuổi tác

khiến chàng không dám ngỏ lời yêu. Ngâu - cô gái đang học phổ thông Trung học có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, nhí nhảnh và rất yêu đời. Cô không hiểu hay cố tình không hiểu tình cảm của anh dành cho nàng. Chỉ biết rằng, anh và Ngâu rất thích trò chuyện với nhau nhưng cơ hội để ngỏ lời yêu thì anh vẫn không thực hiện được. Cũng có lúc họ có được không gian thích hợp chỉ có hai người nhưng anh nhận thấy rằng: “Nếu Ngâu là cô công chúa mơ mộng ngủ say trong rừng thẳm, chờ đợi một chàng hoàng tử đánh thức, thì đáng buồn thay, anh luôn luôn là chàng hoàng tử bị kẹt xe giữa đường”. Những ngày hạnh phúc bên Ngâu cùng gia đình nhanh chóng qua đi. Anh đã phải chia xa Ngâu, chia tay cô bé tinh nghịch có nhiều mơ mộng: “Một thoáng mùa xuân đã hết. Anh rời Huế vào sáng sớm tinh sương... Còi tàu hú lên từng hồi như tiếng kèn đồng xao xác của ngươi da đen, âm điệu nghẹn ngào khàn khàn lời vĩnh biệt. Những bánh xe cuồn cuộn nghiến trên con đường sắt chạy băng qua trái tim anh đau nhói”. Không phải tất cả những ham muốn, yêu thích, cảm tình là ta có thể đón nhận được tình yêu. Nhân vật anh dù rất cảm tình, thích Ngâu nhưng anh lại thấy bản thân mình không xứng đáng với Ngâu. Anh thấy trái tim đau đớn nhưng Ngâu không thể là của anh. Chia tay Ngâu, anh mang trong trái tim nỗi đau buồn khôn tả. Nhưng với bản lĩnh từng trải, anh sẽ vượt qua tất cả nỗi đau đớn đó.

Tình yêu qua những cuộc gọi điện của Thư trong truyện ngắn Không còn ai trả lời để lại trong lòng cô nữ sinh mơ mộng một mối tình khó mà quên được trong cuộc đời dù rằng chẳng ai biết mặt ai. Câu chuyện làm người đọc

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w