Ngôn ngữ của người kể chuyện xưng “tôi”

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 123 - 125)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Ngôn ngữ của người kể chuyện xưng “tôi”

Có thể thấy rằng trong Hình như là tình yêu nhân vật chính xuyên qua tất cả mọi truyện chính là tác giả. Nhân vật “tôi” và tác giả như nhập làm một hay nói cách khác là tác giả mượn nhân vật “tôi” để bộc bạch, giãi bày cảm xúc, suy nghĩ của mình khi hướng về quá vãng. Cái “tôi” tác giả luôn luôn xuất hiện bàng bạc giữa câu chuyện để bộc lộ, để tự thể hiện mình, do đó dấu ấn chủ quan thể hiện đậm đặc trong câu chuyện và chi phối rất nhiều trong ngôn ngữ trần thuật.

Trong truyện ngắn Hình như là tình yêu, người kể giữ chức năng trần thuật lại là một nhân vật trong tác phẩm từng chứng kiến sự việc diễn ra cho nên khoảng cách giữa người kể và truyện rất nhỏ. Khắp các trang truyện hầu như lúc nào cũng hiện diện hình ảnh người kể chuyện. Khoảng cách người kể chuyện và thế giới nhân vật cũng được rút ngắn lại, độ chân thật do vậy cao hơn. Dường như không cố ý dấu mình đi, người kể luôn luôn xuất hiện giữa những trang viết, lúc thì với tư cách là người dẫn chuyện để tái hiện lại câu chuyện, sự việc, khi thì trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình: Những bước chân tinh nghịch nhanh nhẹn như con sóc của Châu dẫm nát cả một lớp cỏ cao đến tận đầu gối. Trước khi mất hút vào trong nhà, khuôn mặt của Châu quay lại, dựa cánh cửa và nhìn tôi. Và nụ cười. Nụ cười mê hoặc ấy” [36, 22].

Và đây là đoạn tả tâm trạng của chàng trai mới bước vào yêu, với một cảm giác bồi hồi xao xuyến: “Rồi Châu vùng chạy, sợ hãi đã làm tôi can đảm, tôi nắm chặt lấy bàn tay Châu và nghe da thịt lạnh của người con gái nóng và êm vô cùng trong bàn tay của mình... Hơi thở và tiếng khóc của Châu thật gần gũi như đang trộn lẫn với nhịp tim đập bồi hồi của tôi” [36, 27].

Cách miêu tả như thế ta cũng thấy nhiều trong tác phẩm của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh - là những “cây cổ thụ” của dòng truyện ngắn trữ tình. Hoàng Ngọc Tuấn thường thể hiện nội tâm dưới hình thức để cho

nhân vật độc thoại. Truyện Mùa xuân cuối cùng diễn tả tâm trạng của chàng lãng tử, sau bao năm sống xa quê hương giờ được trở về, được sống trọn quãng đời tuổi trẻ. “Tôi thiếp đi trong giấc ngủ vắng lặng bình an mà lâu nay không hề tìm thấy. Tất cả, tất cả đều hứa hẹn những ngày xuân tràn đầy diễm ảo sắp đến với tôi. Tất cả đều tươi đẹp quá làm tôi bỗng muốn khóc vì quá đỗi xót xa. Tại sao tôi phải tìm kiếm mùa xuân nơi gia đình người khác. Tại sao tôi chỉ tìm được một chút hạnh phúc trong nỗi hạnh phúc lớn lao của người khác”

[36, 99]. Dạng độc thoại thường thấy của nhân vật Tôi - người kể chuyện - là hình thức tự vấn. Trong Mùa xuân cuối cùng, chàng trai đã trở về với núi rừng Tây Nguyên trong một tâm trong trạng buồn vui lẫn lộn: “Hạnh phúc cho tôi. Hạnh phúc cho kẻ nào một sớm mai kia, bỗng dưng thấy mình rời xa hết những sinh hoạt ồn ào cuồng nộ, những phiền toái của một đô thị tranh dành hối hả. Một sớm mai bỗng dưng thấy mình đứng co ro trên miền cao nguyên xa xôi, bên cạnh cô gái ngây thơ, thịt da giá lạnh bên ngoài nhưng trong tim nồng ấm. Tâm hồn chợt vô tư như một con chim sơn ca múa hót suốt ngày. Trí óc chợt rảnh rang, yên bình và trắng xoá như một nắm tuyết mùa đông Giáng Sinh”

[36, 103-104].

Ở điểm này, cách viết của Hoàng Ngọc Tuấn gần gũi với cách viết của Thạch Lam ở những truyện kể theo phương thức chủ quan mà nhân vật là người kể chuyện đồng thời là vai chính trong truyện. Ở loại truyện này, Thạch Lam đã đi sâu vào những trạng thái tâm lý phức tạp của nhân vật Tôi, người kể chuyện bằng những dòng độc thoại như là những lời tự thú, tự vấn lương tâm. Có thể dẫn ra đoạn văn sau đây trong truyện Sợi tóc của Thạch Lam: “Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó chia địa giới của hai bên... Tôi có tiếc đã không lấy hay không, hay bằng lòng mình vì đã chống giữ lại cái ý xấu? Tôi cũng không biết tìm rõ hơn. Hình như ý nghĩ ham muốn hay trù trừ ấy không phải là của tôi, hình như của ai ấy, của một người nào khác lạ, khác với cái người thường của tôi bấy giờ...”

Đây là một đoạn độc thoại của một nhân vật đang đứng giữa ranh giới giữa cái lương thiện và cái ác đang cố chống chọi để được đứng về phía lương thiện khi ranh giới của hai phía ấy mong manh như một “sợi tóc”. Những suy nghĩ ấy của nhân vật như những lời tự thú với lương tâm. Đi vào mảng khuất tối trong thế giới tinh thần của nhân vật, tác phẩm của Thạch Lam có xu hướng hướng nội rõ nét. Là một tập truyện mang tính chất tự truyện, Hình như là tình yêu của Hoàng Ngọc Tuấn lại càng có khả năng đào sâu đến tận cùng cái tôi nội cảm phức tạp bằng những dòng độc thoại để tự mổ xẻ mình.

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w