7. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Sự tinh tế trong việc nắm bắt cảm giác của nhân vật
Hình như là tình yêu, đưa ta đến câu chuyện tình của tuổi học trò, hồn nhiên ngây thơ, nhưng không kém phần thơ mộng, lãng mạn. Mặc dù rất yêu
Châu và được nàng đáp lại, nhưng lúc nào trong lòng Ngự cũng có một cảm giác lo sợ, một ngày nào đó sẽ mất người yêu. Chính vì thế mà lúc nào chàng cũng tìm cách chọc cho người yêu giận và mỗi lần như thế chàng lại có một cảm giác kỳ lạ: “Trời dần khuya, Châu có vẻ sắp về nhà, tôi cố tìm một câu gì để nói, một câu gì để làm Châu giận càng tốt. Tôi thích Châu giận dỗi thề rằng sẽ không bao giờ thèm nói chuyện với tôi nữa, rồi hai đứa làm mặt lạ với nhau chừng hai ba ngày... Đôi mắt Châu giận hờn óng ánh trong bóng tối làm tôi cảm thấy sung sướng vô cùng. Đôi mắt ấy mà ứa ra vài giọt nước mắt là tuyệt. Hai ngón tay của Châu béo vào vai tôi đau điếng người nhưng thú vị biết mấy” [36, 25]. Nhưng sau này khi đã chia xa và trưởng thành, nghĩ về quá khứ, với những kỷ niệm xưa, trái tim chàng không khỏi bồi hồi xúc động: “Châu đã xa tôi... Tôi cũng muốn bắt đầu một cuốn nhật ký bằng hình ảnh của Châu, nhưng không bao giờ bắt đầu được, khuôn mặt Châu vừa sống động vừa tan loãng mờ nhạt. Tất cả những chữ viết, ngôn ngữ tài tình nào cũng đành chịu. Hình ảnh Châu tốt hơn nên nằm êm ái trong tâm hồn mãi mãi” [36, 36-37].
Những cảm giác được miêu tả trong các truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn là những cảm giác nhẹ nhàng, mơ hồ, thầm kín. Nó là một phần bí mật, sâu thẳm trong mỗi tâm hồn của con người. Dường như chỉ tự nhân vật mới thấy được. Đọc Tiếng hát hoang đường, người đọc không khỏi xót xa cho cô ca sĩ trẻ khi cô chỉ là “Con chim đến từ núi lạ ngứa cổ hát chơi”. Mặc dù là một ca sĩ được nhiều người ái mộ, nhưng lúc nào cô cũng mang trong mình cảm giác tội lỗi. Thỉnh thoảng nàng nghĩ về quá khứ với một tâm trạng xót xa:
“Nàng im lặng, khói thuốc lá làm khuôn mặt nàng trắng xoá như một giấc mơ. Quá khứ thỉnh thoảng, và bây giờ đã trở lại trong đầu óc nàng. Quá khứ nàng thật tầm thường, kể ra chỉ làm ngủ gục những người tỉnh táo, những người đòi hỏi câu chuyện éo le lạ thường” [36, 49].
Cảm giác của nhân vật trong truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn cho ta hiểu rõ hơn tâm hồn của con người. Tâm hồn con người dưới ngòi bút của Hoàng Ngọc Tuấn có thể rung lên bất kỳ lúc nào với thế giới xung quanh, với chính bản thân mình. Những cảm giác tinh thần có thể giúp cho nhân vật của Hoàng Ngọc Tuấn tự lắng lọc tâm hồn mình. Hùng Vồ, người bạn thân của Tý Đường đã ra đi sau một tai nạn bất ngờ, để lại nỗi nhớ thương và niềm ân hận cho bạn: “Trong trí óc non dại của tôi hồi đó, lần đầu tiên tôi có ý niệm rõ ràng về cái chết. Lần đầu tiên tôi nghĩ rằng bão lụt mỗi năm ở quê tôi không phải chỉ là có câu cá, lội nước, chèo thuyền mà thôi, nó còn là chết chóc đói rét nữa. Về sau khi lớn lên, ý nghĩa đầu tiên từ thuở nhỏ của tôi không thay đổi. Tất cả những cái gì gây ra sự chết... đều đáng ghê tởm, đều phải bị mọi người cùng nhau tiêu diệt” (Sông Hương nước nhảy lên bờ [36, 188-189]).
Những cảm giác đó giúp ta hiểu vì sao truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn có thể nâng con người lên vượt qua những cái tầm thường của cuộc đời. Lên xứ lạnh nhớ mặc thêm áo ấm là tâm trạng dày vò, là cảm giác tội lỗi, khổ đau của chàng trai, khi trở về tìm người yêu. Ngày xưa chàng cũng có một cuộc tình lãng mạn và đầy thơ mộng, nhưng vì chạy theo lối sống mới, vì đồng tiền, chàng đã bỏ nàng, bỏ núi rừng cao nguyên để đến với nơi phồn hoa đô thị. Nhưng cuộc sống không như chàng nghĩ, và chàng đã phải trả giá cho những tháng ngày nông cạn của mình. Chàng trở lại tìm nàng, trái tim chàng đau xót khi thấy tấm thân tiều tuỵ của nàng: “Ngày ấy... có lẽ rằng mới hơn hai mươi tuổi, thế mà chỉ mới vài năm qua, trông nàng đã mệt mỏi già dặn như một bà goá phụ. Tóc nàng, đen nhánh chảy mềm thân yêu trong tay anh, vì anh đã có dịp cài trên đó một bông hoa sữa trắng... giờ đây mái tóc nàng bịt kín trong tấm khăn choàng đầu. Thân hình nàng cũng thay đổi hay có lẽ anh không thấy được vẻ mảnh mai mềm mại khi chiếc áo ấm dày màu đen che phủ hết cả. Nàng làm anh đau lòng, ngày xưa nàng đâu có tiêu điều thế này. Anh
gượng mỉm cười với nàng, hai tay đưa về phía nàng như muốn ôm trọn tấm thân nồng nàn yêu dấu ấy trong tay. Nhưng nàng đã quay mặt đi giận dữ“ [36, 222].
Ngoài ý nghĩa xã hội, truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn còn ẩn chứa những cảm giác sâu sắc, tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm. Hoàng Ngọc Tuấn không chỉ có tài đưa vào tác phẩm của mình những sự việc, những tình tiết một cách giản dị dễ hiểu - mà với một lối viết đơn giản ông đã để cho nhân vật tự diễn tả cảm giác. Vì thế mà truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn đã diễn tả khá thành công, những cái rất nhỏ, rất đẹp, những tâm tình, những cảm giác đời thường của nhân vật. Có thể nói cảm giác, cảm tưởng hay tình cảm đã làm cho truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn có giọng điệu tâm tình, thiết tha, trầm lắng. Ngòi bút của ông có sự biến đổi từ vui ra buồn, từ giận giữ vô cớ đến thông cảm xót xa, từ lãnh đạm ra tha thiết... nét đặc sắc này giúp nhà văn xây dựng khá hiệu quả trang thái tự hồi tưởng, tự diễn tả lại cảm xúc của nhân vật:
“Hình như là tình yêu. Sự khao khát bóng mát của những cây cổ thụ trong rừng, cơn mưa mát lạnh của miền núi, đám mây đẹp của không khí vùng cao nguyên luôn luôn có một vẻ sầu muộn. Tất cả đã xa tôi trong một khoảng thời gian dài. Cũng như Châu. Tôi đã xa Châu thật lâu, năm hay sáu năm gì đó không một lần gặp lại, hình bóng tưởng chừng bám chặt trong người như loài hao bí leo...” [36, 14].
“...Bây giờ nếu Châu có đứng ở góc phố kia, thật gần với chỗ tôi ngồi. Cho dù trời không mưa, trời soi sáng cho mọi người nhận thấy từng lớp bụi bặm trên vỉa hè, tôi cũng không nhận ra Châu, tưởng chừng như một cô gái nào lạ mặt như trăm ngàn cô gái chiều nay đã đi qua trước mắt.
Bây giờ có lẽ tôi không phân biệt được Châu với người khác. Sự xa lạ ấy đáng kinh ngạc và làm tôi buồn bã” [36, 14].
Hay trong Đừng đến sân ga là cảm giác khổ đau, là sự dằn vặt khi Toàn nhận thấy mình chỉ là tấm thân tàn, là gánh nặng cho cuộc đời Lục: “Đêm nay, anh thấy sự tàn tật của mình rõ hơn lúc nào hết... Chị Lục ôm lấy anh nhè nhẹ, má chị tựa sát lên lưng anh và thỉnh thoảng chị hôn vào đường rãnh chạy dài của sống lưng anh làm anh hơi rùng mình. Giá là vào một lúc khác, chắc anh sẽ thích thú vì những cái hôn nghịch ngợm của chị, nhưng lần này anh chỉ thấy đau xót thêm, anh úp mặt trên đầu gối của cái thân tật nguyền, cả thân thể dường như dần co rút tê liệt, không còn tuân theo ý muốn của anh nữa... Toàn lầm lũi đi từng bước nặng nhọc trên bãi cát lầy, chiếc xắc tay nhẹ đeo trên vai nhưng người anh vẫn cảm thấy nặng như chì, anh hướng về phía ga Lăng Cô. Một lát nữa sẽ có tàu hoả từ Huế nghé lại đây, anh sẽ ngồi trong một toa tàu, và như thế là vĩnh biệt bãi biển vắng này với ngôi trường nhỏ, hình ảnh chị Lục cũng sẽ như một giấc mơ ngắn đã tan tành” [36, 250-251]. Nhưng tình yêu đã xoa dịu nỗi đau, và sự mặc cảm trong Toàn. Và như một định mệnh được sắp đặt, Toàn và tôi chúng ta cần có nhau. Lúc này Toàn có một cảm giác lạ kỳ, cảm giác của người đang yêu và được yêu: “Lần này, Toàn quàng tay lên vai chị Lục, những bước chân của anh chậm rãi nhưng cương quyết ngược chiều với sân ga mãi mãi... Giờ đây với một người thương luôn gần bên cạnh, Toàn sẽ đổi khác, sẽ lành mạnh, sẽ dứt khoát hẳn với những ám ảnh bệnh hoạn trong người. Từ hôm nay cho tới ngày mai hông sáng sủa đó, một cuộc chiến mới đã mở ra đối với Toàn. Không súng đạn, không ảo tưởng, không một mệnh lệnh, anh sẽ hoàn toàn tự do tiến bước trên mặt trận cuối cùng” [36, 254].
Lời cầu hôn là một truyện ngắn nhưng Hoàng Ngọc Tuấn viết ra như một lời tâm sự với một người con gái, vừa thiết tha, nồng nàn, vừa hài hước dễ thương: “Những câu mở đầu thường dẫn tôi đi xa, lạc đề một cách dông dài nên tôi xin phép nói thẳng ngay ý định của tôi khi viết lá thư này, kẻo thói quen
phóng bút ba hoa của tôi sẽ khiến cho tôi chưa kịp nói rõ điều tôi muốn nói thì bức thư đã hết. Đó là lời cầu hôn của tôi, thành thật, chín chắn, sáng suốt và nhẫn nại tỏ với cô, với người đàn bà tôi đã quen biết từ nhiều năm nay dầu ngày tháng lâu dài biến đổi nhưng chưa bao giờ có thể làm tan biến tình cảm rộng lớn lồng lộng của tôi hướng về cô. Tôi thú thật có một thời kỳ nào đó tôi yêu cô ít đi, rồi lại có lúc tôi yêu cô nhiều hơn... nhưng rốt cuộc, tóm lại, không có một phút giây nào tôi cảm thấy không yêu cô cả. Chỉ là ít hơn một chút, trung bình, hay nhiều hơn một chút nhưng lúc nào tôi cũng yêu cô, vĩnh viễn, chẳng hề khô cạn như tấm lòng tôi mải miết yêu mê cái đẹp và hạnh phúc” [36, 466]. Nếu Lời cầu hôn là tâm sự của chàng trai với người con gái mình yêu thì
Thiết lộ, Khi biết thương màu lá là những dòng chữ diễn tả một tâm trạng miên man, phảng phất dáng dấp của những tiểu thuyết dòng ý thức. Thiết lộ là cảm giác, là tâm trạng bồi hồi, xao xuyến xen lẫn niềm vui khó tả khi được ngồi trên chuyến tàu đi xa với mẹ: “làm một kẻ ra đi còn hơn là làm một người ở lại. Một ngày kia, mùa hạ đến. Tôi đã được ngồi trên toa tàu cạnh mẹ, lăng xăng với bộ quần áo kẻng nhất và va ly cồng kềnh trên tay. Tôi cũng đứng ngoài cửa sổ như mẹ tôi lần trước, nhìn xuống sân ga. Lòng tôi cũng nôn nao khi nhìn thấy khuôn mặt nhăn nheo và mái tóc bạc phơ của ngoại tôi ra đưa tiễn. Nhưng cảm giác nôn nao lúc này có một chút gì ngây ngất kỳ thú” [36, 347]. Đó là cảm giác của tuổi ấu thơ, sau này lớn lên chàng trai cũng có những chuyến đi xa, nhưng với một tâm trạng khác. Không còn là cảm giác nôn nao hồi hộp, mà thay vào đó là tâm trạng của một kẻ lữ hành: “Về sau khi trở thành một người lớn, tôi cũng có những chuyến đi xa nhưng không còn được êm đềm chung với mẹ một đường. Những chuyến đi cô độc không biết nơi dần chân, khởi hành từ một tâm hồn lạc lõng rồi ra đi đến một cõi miền thất lạc nào. Những chuyến đi bàng hoàng, gượng cứng cỏi nhưng hai chân mềm run như lau sậy” [36, 350]
Nhân vật của Hoàng Ngọc Tuấn nhìn thế giới bên ngoài và cả thế giới nội tâm của mình qua cảm giác. Qua ngòi bút miêu tả của nhà văn, nhân vật luôn tồn tại, nhìn nhận, suy nghĩ và cảm xúc bằng cảm giác. Diễn tả cảm giác nhân vật là diễn tả sự phong phú của tâm hồn, của đời sống tinh thần con người. Ta có thể bắt gặp những cảm giác tinh tế, cụ thể, của các nhân vật trong các truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn. Tác giả đã miêu tả cảm giác bồi hồi xúc động khi nhớ về quá khứ êm đẹp trong Mùa xuân cuối cùng: “Tôi lặng yên, bồi hồi nhìn ngôi nhà quen thuộc, nơi tôi đã sống một thời kỳ tươi đẹp, một thời tưởng rằng mùa xuân sẽ đến với mình vĩnh cửu... Nếu không có gì thay đổi thì cho đến bây giờ và có lễ suốt đời, tôi vẫn chôn chân mãi ở Ban Mê Thuột, tôi rất yêu thành phố này. Những ngày vui của đời học sinh và một cô bạn nhỏ rừng xanh. Thuở đó tôi thật không ao ước gì ngoài những điều tôi có”
[36, 94].
Trong truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn, nhân vật tồn tại với tư cách là một cái “tôi” của những cảm giác tinh tế, nhiều lúc chỉ thoáng qua như một run rẩy mơ hồ: cảm giác của kẻ lần đầu biết yêu, lần đầu được cầm tay người con gái mình yêu, hay cảm giác xót xa khi mất đi người bạn thân nhất: “Rồi Châu vùng chạy, sợ hãi đã làm tôi can đảm, tôi nắm chặt lấy bàn tay Châu và nghe da thịt lạnh của người con gái nóng và êm vô cùng trong bàn tay của mình.Hình như là tình yêu” [36, 27].
3.1.2. Một vài so sánh
Ta cũng bắt gặp những cảm giác mơ hồ, lý thú này ở một số truyện ngắn của Thạch Lam. Nét nổi bật trong truyện ngắn Thạch Lam là đi sâu vào những tâm trạng, cảm xúc, cảm giác để diễn tả thế giới nội tâm phong phú của nhân vật. Thời gian trong truyện ngắn Thạch Lam không trôi theo dòng lịch sử mà theo dòng cảm giác, nên không còn là thời gian cụ thể hiện tại nữa mà là quá khứ sống dậy trong hiện tại, sự đột hiện của những kỷ niệm, hoài
tưởng, ký ức... Ta có thể bắt gặp những cảm giác tinh tế, cụ thể, chân xác của con người trước cảnh sắc thiên nhiên trong nhiều truyện ngắn của Thạch Lam. Chẳng hạn đoạn văn miêu tả cảm giác của Thành trong Cuốn sách bỏ quên: “Chàng đã có sự rung cảm ấy, có trời mây, có ánh nắng và hoa cỏ, tất cả vạn vật đang sống chung quanh. Những đám mây thấp đang bay trên cánh đồng lúa xanh còn là một bài thơ bất tuyệt và đằm thắm. Thành cúi nhìn ra ngoài xe, mê mải ngắm phong cảnh qua làn khói trắng mà gió đánh tạt về bên đường. Lòng chàng dịu dần, và cảnh vật trước mặt lại thấy vui tươi... Thành đứng hẳn dậy, cúi mình nhìn qua cửa kính, để gió lạnh lùa vào mái tóc và táp vào da”
[12, 119].
Cũng giống như truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn, những cảm giác được miêu tả trong các truyện ngắn của Thạch Lam thường là những cảm giác nhẹ nhàng, mơ hồ thầm kín. Trong nhiều truyện khác của Thạch Lam như Một cơn giận, Người bạn trẻ, Đói, Trong bóng tối buổi chiều, Gió lạnh đầu mùa, Hai lần chết, Người lình cũ... những cảm giác tưởng tượng, những cảm giác mơ mộng, được thể hiện qua những từ nhớ, nhớ lại, nghĩ, nghĩ đến... Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã từng cho rằng Thạch Lam là “ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những tình cảm, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người” [17, 1060-1061]. Đối với Thạch Lam, “người ta thấy rất nhiều đoạn mà cảm tình, hay cảm giác có một địa vị rất quan trọng”. Các tác phẩm của Thạch Lam bao giờ cũng được tạo dựng phù hợp với cảm giác thời gian của nhân vật. Có lẽ, Thạch Lam đã đẩy không gian hiện thực lên thành không gian tâm trạng. Nhân vật của Thạch Lam sống trong sự chi phối chặt chẽ và tương ứng giữa cảm giác thời gian và cảm giác không gian, qua đó mà bộc lộ tâm trạng của mình trước những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Với Thạch Lam, thế giới nghệ thuật là một thế giới hồi ức, kỷ niệm, được tạo dựng nên bằng ấn tượng và cảm giác. Nhân vật của Thạch
Lam cảm nhận thế giới xung quanh và giao hoà với tâm hồn người khác chủ