Những vẻ đẹp của tình yêu, tình người trong truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 56 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Những vẻ đẹp của tình yêu, tình người trong truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn

Hoàng Ngọc Tuấn

Trong tác phẩm Hình như là tình yêu, đề tài mà nhà văn hướng tới, quan tâm nhiều là tình yêu. Tình yêu là đề tài muôn thuở trong văn học từ cổ chí kim. Hiếm có một người nào khi trở thành nghệ sĩ mà không có ít nhất một lần viết về tình yêu. Hoàng Ngọc Tuấn cũng không ngoại lệ. Nhưng ông khác với một số nhà văn cùng thời là ông chuyên viết về tình yêu. Như chúng tôi đã nói ở chương I, trong Hình như là tình yêu có 23 truyện ngắn thì đã có đến 20 truyện đề cập đề tài tình yêu. Tất nhiên, khi viết về tình yêu, nhà văn thường lồng những kỉ niệm về tình bạn, tình quê hương..., nhưng tình yêu vẫn chiếm vị trí độc tôn. Sự trở đi trở lại với tình yêu đã trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi, một nét rất riêng trong sáng tác của Hoàng Ngọc Tuấn. Điều này khác với Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, Đỗ Chu. Các trang viết của Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, Đỗ Chu chứa đựng những mảng đề tài về hiện thực cuộc sống. Đề tài tình yêu trong các nhà văn nói trên chỉ chiếm một số lượng rất ít. Riêng với Hoàng Ngọc Tuấn, ông chuyên chú viết về tình yêu và đó cũng là điều đặc biệt làm nên nét riêng trong sáng tác của ông.

Truyện ngắn Hình như là tình yêu thể hiện mối tình đầu đẹp đẽ, hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của Châu và Ngự. Gia đình Ngự từ Quy Nhơn chuyển lên Ban Mê Thuột. Ngự đã trở thành hàng xóm của Châu. Sự hồn nhiên vô tư của Châu đã làm rung động trái tim của chàng trai mới lớn. Lúc đầu, họ chỉ là hàng xóm mới quen của nhau, nhưng dần dần trở nên thân thuộc rồi yêu nhau. Ngự yêu Châu với những nét tâm lí rất đặc biệt. Tình yêu trong sáng đến thánh thiện, không một chút tính toán, vụ lợi. Ngự yêu Châu từ cái nhìn đầu tiên cho đến cả giọng nói ngọt ngào miền Bắc của Châu. Châu mặc màu áo xanh, Ngự thương tất cả những gì thuộc màu xanh. Cái màu xanh luôn ám ảnh Ngự: “Về sau tôi yêu thương những màu xanh suốt đời. Có lần tôi

đã ngạc nhiên vì điều ấy và sự hồi tưởng về Châu đã trả lời cho tôi. Bắt đầu từ màu áo xanh của Châu trong những buổi chiều màu xám tro, rừng cây xa màu xanh và rêu trên con đường đất đỏ nâu. Rồi đến tất cả những màu xanh, màu của da trời, của biển, ngọc thạch, của rêu rong, của sông, của mắt đàn bà Tây phương, của lá cây...”. Màu xanh ấy đã theo Ngự đi mãi trong đời, Ngự đã có trong tay, đã đánh mất để rồi bây giờ ân hận: “Cái gì rồi cũng đến lúc chấm dứt. Tình yêu của tôi và Châu cũng thế. Vì lí do gì tôi cũng không biết rõ. Như ánh nắng của mặt trời cứ đến chiều tối là tắt hẳn, tình yêu đến một lúc nào đó cũng hết, không ai hiểu rõ tại sao ngay cả những người trong cuộc”. Tình yêu của Ngự và Châu dành cho nhau thật đẹp nhưng tình yêu đó không đi tới bờ hạnh phúc. Những kỷ niệm “trong vòng tay ôm và những cái hôn vụng về, tôi cảm thấy hạnh phúc lẫn đau đớn ngập tràn trong người” đã thuộc về quá khứ. Những gì tốt đẹp mà Ngự và Châu dành cho nhau, nghĩ về nhau, quan tâm và hi sinh vì nhau thì vẫn đeo đẳng mãi. Trong truyện ngắn này, hình ảnh Châu, người con gái có nụ cười duyên cứ ám ảnh người đọc mãi không thôi. Những nụ hôn vụng về của tuổi mới lớn, sự nhớ nhung và giận hờn còn mang đầy tính trẻ con của hai cô cậu học trò đưa người đọc về một miền ký ức trong lành và tinh khiết biết bao. Và một ngày kia cũng bất ngờ như khi tình yêu đến, sự chia tay của họ mang theo niềm tiếc nuối, dư vị xót xa, mong manh hư ảo như màu xanh của người con gái ấy. Những câu chuyện tình yêu của tuổi học trò đưa tâm hồn người đọc trở về một khung trời bình yên, trong trẻo của quá khứ ngọt ngào pha lẫn sự tiếc nuối: “ Tôi xa Châu, không có trong người một nét chữ nhỏ, một bức hình nào của Châu... Không có cuộc chia tay hay gặp gỡ lần cuối nào thật đẹp giữa hai đứa. Nếu không có chuyến đi này, Châu cũng đã xa tôi. Tôi còn nhớ Châu có giữ kín một cuốn nhật ký, không biết trong muôn vàn chữ ấy có chữ nào dính dấp đến tôi không. Tôi cũng muốn bắt đầu một cuốn nhật ký bằng hình ảnh

Châu nhưng không bao giờ bắt đầu được. Khuôn mặt Châu vừa sống động vừa tan loãng mờ nhạt. Tất cả những chữ viết, ngôn ngữ tài tình nào cũng đành chịu. Hình ảnh Châu tốt hơn hết nên nằm êm ái trong tâm hồn mãi mãi (Hình như là tình yêu [36, 36]).

Tình yêu đầu đời thường chân thành và đó là những rung động thực sự của con tim. Chính những rung động chân thành, trong sáng của các nhân vật trong tác phẩm của Hoàng Ngọc Tuấn đã trở thành những thổn thức, khát khao, làm nên ý nghĩa cuộc sống. Vẻ đẹp tình yêu đầu đời, sự mong manh dễ vỡ trong tình cảm trong sáng và hết sức tế nhị đã khiến cho bao trái tim ân hận, tiếc nuối, khổ đau. Tình yêu trong tác phẩm của Hoàng Ngọc Tuấn hướng con người tới khát vọng của hạnh phúc. Bản chất con người là gì nếu không phải là tình yêu? Tình yêu là lẽ sống cao đẹp của con người. Viết về tình yêu, phần nào Hoàng Ngọc Tuấn đã đáp ứng nhu cầu thiết thực của con người. Đó cũng chính là tư tưởng nhân văn trong tác phẩm của ông.

Khi thể hiện tình cảm trong tình yêu, người ta chân thành bộc lộ những điều sâu kín của trái tim và nỗi lòng của mình. Sự chân thành trong tình cảm đã tạo ra những rung động tinh tế, cảm xúc mãnh liệt, thắp sáng lên niềm tin để hướng con người tới chân, thiện, mĩ. Vẻ đẹp tình yêu trong truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn đã có sự cảm hóa đặc biệt. Tình yêu giúp con người vượt qua những khổ đau, nâng con người lên trong mối quan hệ ấm áp tình người, tình đời. Đừng đến sân ga là truyện ngắn gây ấn tượng mạnh mẽ bởi chất nhân văn sâu đậm bộc lộ trong truyện. Khác với truyện Hình như là tình yêu, truyện ngắn Đừng đến sân ga đề cập đến tình yêu của Toàn và Lục khi tuổi đời của họ không còn trẻ. Từng là đồng nghiệp cùng dạy chung ở Trường Tiểu học Lăng Cô, Toàn và Lục đã có những kỉ niệm về những năm tháng giảng dạy chung trường. Chiến tranh, Toàn bị bắt đi lính quân dịch. Anh được giải ngũ trở về khi trong người mang đầy thương tích: “Anh cố tình không

quan tâm gì đến điều khiếm khuyết của mình, nhưng rốt cuộc, cái đó lại ám ảnh anh như thường lệ. Anh thấy mình rõ ràng bước đi khập khễnh, chân thấp chân cao... Đùi bên trái tóp nhỏ lại thua sút chênh lệch so với chân phải, kết quả của một viên đạn xuyên thủng vào phía trên đầu gối chừng một gang tay”.

Nỗi đau do mất mát, tật nguyền của một phần cơ thể khiến Toàn ngại ngần, mặc cảm. Đáng lí ra Toàn sẽ xuống tàu ở ga cuối cùng trong cuộc hành trình nhưng rồi kỉ niệm những năm tháng dạy học đã đưa Toàn trở lại Lăng Cô: “Chính nó, chính mái trường Tiểu học này là nơi gợi nhớ mênh mang cho một ngày trở về. Và anh đang bước chân thấp chân cao khó nhọc lún trong cát bỏng nhưng người như đang ngợp mát trong tiếng sóng biển dồn dập lại gần”.

Một thời đã sống gắn bó với mái trường khiến “Toàn nôn nao, vui thích trong lòng”. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với Toàn tại ngôi trường cũ khiến cho chị Lục, người dạy chung trường trước đây với Toàn bồi hồi, cảm động: “Chị cắn môi để khỏi nói nên lời cảm động run rẩy gì đó. Chị vẫn dịu dàng như thuở nào, mắt rơm rớm, long lanh”. Trong cuộc trò chuyện giữa hai người, khi biết Toàn bị trúng đạn, què chân, “chị Lục nắm chặt lấy bàn tay Toàn:

- Trời ơi!... Trời ơi!...

Và Toàn thấy lòng bàn tay anh lạnh ướt nước mắt.

- Thôi... Toàn không chết là may rồi. Toàn được về là may rồi. Ở mãi đây nghe”. Sự mất mát một phần cơ thể của Toàn khiến Lục rưng rưng. Lục cảm thấy giống như chính một phần cơ thể mình bị mất mát, đớn đau. Cảm thương với nỗi đau của Toàn, Lục sẵn sàng chia sẻ, thông cảm trước nỗi đau đó. Lục có thể làm tất cả khiến Toàn vui, yên tâm công tác tại ngôi trường này. Mọi hành động, sự chăm sóc ân cần, dịu dàng của Lục làm Toàn vơi đi trước những mặc cảm về thân thể tật nguyền. Một cảm giác bình yên ngập tràn trong trái tim Toàn: “Toàn mỉm cười, cảm giác yên lành ngập tràn người anh. Anh nhắm mắt lại, và ngủ mệt. Tiếng chị Lục êm ấm bên tai: ngủ đi một

lát cho khỏe,... mọi thứ rồi sẽ như cũ”. Song, Toàn không phải là người dễ dàng chấp nhận sự quan tâm của Lục dành cho mình. Toàn vẫn không thể nào vượt qua được những mặc cảm về bản thân: “Hình bóng cái chân hằn vết sẹo thóp nhỏ cứ lởn vởn trước mặt anh”. Toàn quyết định tiếp tục hành trình về đến sân ga cuối cùng. Anh không muốn vì mình mà Lục khổ đau. Anh không có gì cho chị ngoài phần cơ thể tật nguyền. Sự tự trọng của bản thân Toàn khiến trái tim người đọc cảm thấy ngậm ngùi khi Toàn nói với Lục: “Tôi chỉ là một người tàn tật”. Sự mặc cảm của vết thương trong chiến tranh khiến Toàn cảm thấy đau đớn vì không mang lại hạnh phúc cho Lục: “Anh là người đàn ông bất toàn, vô dụng, anh không đem lại gì được cho Lục, món quà yêu thương đã thất lạc, chỉ mang tặng quà tặng của chiến tranh, thương tích và quá khứ” (Đừng đến sân ga [36, 252]). Nhưng tình yêu thương chân thành cảm động của Lục đối với anh đã giúp Toàn xóa đi những mặc cảm, số phận. Toàn và Lục họ rất cần có nhau và cần cho nhau. Điều đáng nói ở đây chính là tình cảm trong sáng mà Lục đã dành cho Toàn. Đấy mới thực sự là tình yêu: “Tôi cũng sẽ trở nên một người tật nguyền thiếu thốn nếu mất Toàn”. Vẻ đẹp tình yêu của người con gái trong Đừng đến sân ga đã xoa dịu những vết thương còn ám ảnh của Toàn: “Toàn thấy người được đôi chút ấm áp, hình như thân thể anh, cả cái chân què nữa, bỗng dưng trở nên nhẹ nhàng”. Toàn đã nhận ra tình cảm rất đỗi chân thành của Lục dành cho mình. Đó không phải là sự thương hại. Tình yêu không chấp nhận sự thương hại. Nếu thế thì chỉ hành hạ nhau suốt đời. Cả Toàn và Lục đều cảm thấy họ rất cần cho nhau: “Chúng ta cần có nhau, cả hai cần trao gửi hết lòng và chia sẻ cho nhau quả ngọt suýt rụng rơi mất hút vì một lần giã từ nông nổi”. Sẽ không có cuộc hành trình ở ga cuối cùng, “những bước chân của Toàn chậm rãi nhưng cương quyết, ngược chiều với sân ga mãi mãi”. Tình yêu của họ đã vượt qua những mặc cảm của tật nguyền, vượt qua những rào cản của số phận. Toàn và Lục đã

tìm thấy điểm tựa vững chắc trong tình yêu. Đó chính là tình yêu thương, sự thông cảm và luôn sẵn sàng chia sẻ. Họ sẽ cùng nhau đi chung một con đường mà ở đó đong đầy sự yêu thương nồng nàn, ấm áp. Hạnh phúc, nụ hôn của anh chị “mang vào lòng biển xanh và gió lộng khơi nguồn mầm sống”. Tình yêu của họ thấm đẫm tình người: “Giờ đây, với một người thương luôn gần gũi bên cạnh, Toàn sẽ đổi khác, sẽ lành mạnh, sẽ dứt khoát hẳn với những ám ảnh bệnh hoạn trong người. Từ hôm nay cho đến ngày mai hồng sáng sủa đó, một cuộc chiến mới sẽ mở ra đối với Toàn. Không súng đạn, không ảo tưởng, không một mệnh lệnh, anh sẽ hoàn toàn tự do tiến bước trên mặt trận cuối cùng này” (Đừng đến sân ga [36, 254]).

Văn học là chuyện tâm hồn, “là những điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”. Khi đến với tác phẩm, người đọc sống với tác phẩm, cảm nhận bằng toàn bộ tình cảm, những thông điệp mà nhà văn gửi tới thông qua tác phẩm. Suốt một đời cầm bút, dù có rất nhiều độc giả hâm mộ nhưng Hoàng Ngọc Tuấn vẫn chỉ ấp ủ một điều: đi tìm những tầng lớp độc giả lí tưởng biết chia sẻ mối đồng cảm sâu sắc với tác giả trong cuộc đời này. Trong Nhật kí sau một tác phẩm, Hoàng Ngọc Tuấn tâm sự: “... Đáng tiếc là ngày nay, con số độc giả lí tưởng mỗi lúc một ít đi. Một số người đọc sách không vì tấm lòng yêu mến văn chương và ước muốn sinh động tinh thần, mà chỉ đọc để thỏa mãn nhu cầu giải trí và thói quen tò mò... Một tác phẩm rộng mở trước đôi mắt mọi người, nhưng chỉ dâng hiến tinh hoa cho những người đã chuẩn bị và sẵn sàng đón nhận. Đọc văn, cần một sự buông thả, đắm chìm, rung cảm, không đòi hỏi, không vụ lợi, sẵn sàng hòa điệu và mơ mộng. Trang cuối của cuốn sách khép lại và đồng thời mở ra một đường bay mới cho đôi cánh tâm hồn...”. Phải chăng “mở đường bay mới cho tâm hồn” sau khi “trang cuối của cuốn sách khép lại” chính là sự đồng điệu, đồng cảm sâu sắc của độc giả trước những gì mà nhà văn gửi gắm, kí thác trong tác phẩm? Những trang văn của

Hoàng Ngọc Tuấn thấm đẫm chất nhân văn, vì thế chinh phục được đông đảo thế hệ các độc giả hôm qua và cả hôm nay. Tình yêu trong tác phẩm của Hoàng Ngọc Tuấn có sức cảm hóa, lay động, nuôi dưỡng tâm hồn con người.

Hoàng Ngọc Tuấn rất thành công khi diễn tả tâm trạng của người đang yêu và được yêu. Trong tác phẩm Thuở ấy có nhà, khi biết được Thúy có tình cảm với mình “em có quen với ai ngoài anh đâu”, tâm trạng nhân vật anh lâng lâng niềm hạnh phúc ngọt ngào: “Anh khoan khoái vô cùng như được ngâm mình trong dòng sông Hương mát rượi vào một buổi trưa hè. Anh nếm thử trái cây hạnh phúc dần dần thấm ngọt trên lưỡi và ngập tràn trong cơ thể”. Nhân vật xưng tôi trong Giao thừa sao quên yêu một chàng sinh viên Đại học Sư phạm năm thứ 4, là bạn của anh trai mình. Sự gặp gỡ tình cờ người bạn của anh trai tại nhà đã để lại ấn tượng thích thú khi nhân vật tôi trò chuyện với Trần. Đó là “những hạt mưa phùn đầu xuân lăn nhẹ nhàng trên tóc mà vẫn lắng sâu vào người thấm thía”. Tình yêu đến với họ thật tình cờ nhưng rất đẹp. Đó là tình yêu đầu đời của nhân vật tôi và Trần mang bao ước vọng, hoài bão cao đẹp. Lần đầu tiên, nhân vật tôi bước vào địa hạt tình yêu nên vừa ngỡ ngàng, hồi hộp, sung sướng, run rẩy: “Tôi yêu nhưng làm sao biết được bắt đầu từ lúc nào và cũng đâu lo xa chi đến một ngày tan vỡ. Không phải là “tiếng sét”. Là cánh cửa mở nhẹ nhàng mời gọi tôi bước vào, chân rón rén dẫm run rẩy nhưng hồn bàng hoàng rung động”. Ta cũng gặp cảm giác lần đầu vương vấn nhẹ nhàng nhưng vô cùng lắng sâu ở nhân vật Thanh trong tác phẩm Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam: “Qua vườn, Thanh tiễn Nga ra đến cổng, đi qua hai bên bờ lá đã ướt sương. Mùi hoàng lan thoảng bay trong gió mát. Có cái gì dịu ngọt chăng tơ đâu đây khiến chàng vương phải”. Thanh sau ba năm học trên tỉnh trở về thăm bà, chàng gặp lại cô gái hàng xóm tên Nga. Thanh không ngờ Nga đã lớn, đã thành thiếu nữ. Thanh thấy “quả tim mình đập nhẹ nhàng”. Cảm giác “có cái gì dịu ngọt chăng tơ đâu đây khiến

chàng vương phải”chính là những rung động đầu đời, báo hiệu một tình yêu

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w