Một cách biểu lộ niềm thương xót những nỗi cay cực của quê hương

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 111 - 114)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.3.Một cách biểu lộ niềm thương xót những nỗi cay cực của quê hương

họa. Tất cả mọi thứ giáng lên đầu người dân. Họ phải vật lộn, quay cuồng trong cách tìm kế sinh nhai.

2.3.3. Một cách biểu lộ niềm thương xót những nỗi cay cực của quê hương hương

Yêu Huế đến quặn lòng, Hoàng Ngọc Tuấn không chỉ nhớ về Huế với những nét tình tứ, thơ mộng. Huế còn hiện lên trên trang viết của nhà văn với những nhọc nhằn, vất vả, những ngày mưa dai dẳng ở Huế gây ra những lụt lội, nước dâng đầy sông Hương. Yêu Huế, Hoàng Ngọc Tuấn không chỉ ngợi ca nét đẹp của Huế, trái lại nhà văn còn nhìn thấy rất rõ những nét nhọc nhằn, vất vả với cảnh ngập lụt của những ngày mưa xứ Huế. Bức tranh vế Huế thể hiện nhãn quan riêng trong cái nhìn có nhiều chiều kích khác nhau, đa sắc màu, tạo ấn tượng riêng về tác giả. Hoàng Ngọc Tuấn đã thể hiện được bản lĩnh của người cầm bút, không hời hợt, không né tránh, không chỉ ca ngợi. Nhà văn đã nhìn thấy, chứng kiến nhiều cảnh ngập lụt của đồng bào. Hình ảnh con sông Hương không chỉ êm đềm thơ mộng với những đêm trăng, người đọc còn chứng kiến những cơn lũ ngập kéo về tàn phá nhà cửa, cây trái, vườn tược. Hình ảnh nước sông Hương “lên cao chôn vùi đập đá, những người đi xe đạp khi băng qua đập phải dắt xe chậm chạp từng bước, người nào không cẩn thận sẽ té nhào xuống sông và bị dòng nước cuốn phăng đi mất”. Ở truyện Mưa Huế, người đọc chứng kiến những cảnh lụt lội tàn phá ghê gớm. Thảm cảnh diễn ra trong cảnh người Huế phải tìm cách chống chọi với mưa lũ: “Nhà cửa đã bị nước tràn vào sân và rồi nước ngập khắp các căn

phòng. Bàn ghế, đồ đạc chồng chất lên nhau, trên chỗ cao nhất đặt một tấm gỗ làm nơi cư trú cho cả gia đình”. Huế không chỉ thi vị, mơ mộng với những tà áo trắng của nữ sinh tha thướt trên cầu Tràng Tiền bên bờ sông Hương. Xứ Huế trong tuyển tập Hình như là tình yêu còn là hình ảnh nước lũ “phá hoại hết khu vườn đầy cây trái và hoa cỏ, chuồng gà sau bếp cũng mất tích sau dòng nước lũ”.

Là người con của xứ Huế, yêu Huế đến xót lòng, Hoàng Ngọc Tuấn đã có những suy tư, trăn trở khi nhìn về Huế đúng những gì Huế đã trải qua, đã hứng chịu. Mảnh đất miền Trung gió Lào cát trắng vẫn là niềm đau đáu khôn nguôi của những người con xa xứ khi nhớ về nó. Trong những trang viết của Hoàng Ngọc Tuấn, hình ảnh của Huế hiện ra rất cụ thể sống động. Thiên nhiên trong hoài niệm tuổi thơ của ông là một bức tranh rất mực gần gũi bởi nó là những hình ảnh cụ thể của một miền quê đẹp nhưng buồn: “Hình như Huế là một thành phố mưa. Bầu trời, mái ngói, những ngọn cây là đều là một màu trắng nhờ chao động. Mưa kéo dài suốt tuần lễ, có khi suốt tháng trường, thỉnh thoảng mưa tạm dừng lại giây lát cho những cậu bé con chạy ào ra bờ sông, ao hồ để câu cá” (Mưa Huế [36, 322]).

Trong Hình như là tình yêu, nỗi khổ vì ngập lụt của người dân được Hoàng Ngọc Tuấn nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần như một nỗi ám ảnh. Năm nào người dân miền Trung cũng phải chịu cảnh ngập lụt. nước lụt phá vườn ruộng, nhà cửa, cây cối tiêu điều, xác xơ, “nước cuồn cuồn chảy trên đường kéo bao nhiêu là cành cây gãy và xác chết”. Con người phải đối mặt trước bao thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên. Thiên nhiên không hề ưu đãi con người, đặc biệt là con người xứ Huế. Con người quá nhọc nhằn, mệt mỏi khi chứng kiến cảnh tượng lũ lụt năm nào cũng xẩy ra làm đảo lộn tất cả: “Bão lớn ở miền Trung, những làng mạc, quận lị xung quanh thị xã Huế đã có nhiều nhà cửa, súc vật bị cuốn trôi. Một vài người bị chết đuối và việc tổ chức cứu

trợ bắt đầu. Riêng ở Huế, mực nước sông Hương mỗi lúc một dâng cao, nước đã tràn ngập khắp đường sá, lưu thông gián đoạn và chợ búa nghỉ họp”. Cảnh tượng con người sống chung với lũ được Hoàng Ngọc Tuấn miêu tả chi tiết. Ngươi đọc như đang chứng kiến cảnh tượng đang hiện ra chân thực cụ thể trước mắt “Không còn phân biệt đâu là ao sâu, đâu là vườn tược được nữa, chỉ toàn là nước lũ đục ngầu... Cả cái giếng sâu sau nhà cũng bị chôn mất biệt dưới làn nước”. Đây là cảnh tượng của khu vườn tan hoang trong những ngày mưa lũ: “Còn nói gì đến cây trái. Cam quýt, mãng cầu bị ngã rạp, tàn tạ hết. Cây trứng cá xác xơ ướt như chuột lột, bao nhiêu trái chin rơi dập vỡ ngay trong những ngày đầu tiên của cơn bão rồi’. Người dân phải gồng mình lên chống chọi với cuộc sống trong những ngày mưa lũ. Dưới những mái nhà tranh xiêu vẹo, con người vẫn phải lần hồi tìm kiếm cái ăn để sống qua ngày, dí Út “xoay xở mệt phờ người với nồi cơm và mấy thanh củi ướt”. Cuộc sống quả là đáng sợ đối với con người. Không bình luận, không cố ý phơi bày cảnh thực của cuộc đời nhưng đằng sau sự việc tưởng như vu vơ, vụn vặt là cả một tấm lòng của nhà văn đang thực sự đồng cảm với nỗi nhọc nhằn mà con người phải hứng chịu: “Mọi người đều lạnh lẽo giữa biển đời đầy mưa bão, lo âu, khốn đốn, đau thương...”. Nỗi lo cái đói đang tới rất gần “gạo dự trữ sắp hết”, đồng ruộng mênh mông, nước trắng bờ, trắng bãi đang bủa vây những con người ngày đêm chống chọi với cơn lũ.

Ngòi bút của Hoàng Ngọc Tuấn không thiên về bút pháp tả thực. Song những gì ông gửi lại qua trang viết đã thể hiện những suy nghĩ, cái nhìn về nhà văn về cuộc sống. Phải là con người thực sự gắn bó máu thịt với quê hương, đồng cảm sâu sắc với mọi cảnh ngộ, thấu hiểu bao éo le của những mảnh đời mới thể hiện sự chân thành, xúc động qua từng trang viết như thế.

Chương 3

CÁC ĐIỂM NỔI BẬT TRONG PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN HOÀNG NGỌC TUẤN XÉT TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 111 - 114)