Một cách trầm tư về phận người

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 108 - 111)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.Một cách trầm tư về phận người

Khi Hoàng Ngọc Tuấn nói về những vấn đề thời cuộc, những trang viết của ông bộc lộ cái nhìn đằm thắm, thấu hiểu mọi cảnh ngộ, từng mảnh đời của nhân vật. Sự xô đẩy của cuộc sống khiến nhân vật trong Hình như là tình yêu sớm từ giã gia đình bước vào cuộc sống bươn chải. Những sự mưu sinh nhọc nhằn khiến nhân vật già dặn, từng trải, cam chịu: “Nàng nằm đó, nhỏ nhoi bình thường như một thiếu nữ còn êm ấm với mẹ cha trong gia đình, nhưng trên vầng trán của nàng đã hằn rõ một vài nếp nhăn phiền muộn, dấu hiệu của những người sớm cô độc bước vào cuộc đời”. Hoàng Ngọc Tuấn đồng cảm, xót xa với những thân phận. Dù rằng những nỗi bất hạnh của con người trước thời cuộc không chói gắt, thê thảm. Những tiếng kêu than của nhân vật dường như bị nén lại nhưng cũng chính vì thế mà sự bất hạnh càng đọng lại day dứt trong lòng người đọc. Nhân vật của ông thường “có những giọt lệ âm thầm” lúc về đêm khi nghĩ tới cuộc đời cô quạnh cũng có khi nhân vật “nghe nước mắt mình ràn rụa trên má” khi chia tay với người thân.

Nhân vật trong tác phẩm của Hoàng Ngọc Tuấn thường có những phút trăn trở dằn vặt nhưng rồi cũng chấp nhận theo dòng đời trôi chảy của thời gian, không cưỡng lại được số phận. Truyện Cuối cùng như em muốn kể về số phận của nhân vật xưng tôi. Giọng văn pha chút hài hước hóm hỉnh nhưng ứa ra nỗi đắng cay. Nhân vật xưng tôi đang học ở Sài Gòn, tự đặt ra nhiều dự tính tốt đẹp và có hoài bão trở thành nhà văn. Song thực tế cuộc đời đã làm cho ước mơ của nhân vật tan tành ra mây khói. Từ Sài Gòn, nhân vật phải trở về Cần Thơ, phải lấy vợ theo yêu cầu của gia đình. Mẹ chàng bắt buộc chàng phải lấy Xinh, dù chàng không yêu. Buông xuôi theo sự sắp đặt của mẹ, chàng không thể cưỡng lại số phận đã định đoạt. Bước vào cuộc sống gia đình, chàng đã sống một cuộc đời quẩn quanh, bế tắc. Sáu ngày trong tuần đi làm công sở, chủ nhật đèo vợ mua hàng về bán, không ước mơ, hoài bão,

chàng đã sống “ngược lại với ngày xưa một cách đau lòng”. Dòng đời trôi chảy theo thời gian, chàng chấp nhận sống cuộc đời công chức nhưng cuộc đời thật đơn điệu, tẻ nhạt: “Cuộc đời dần dần trôi qua, sóng gió lẫn êm thấm nhưng đề đều như quả lắc đồng hồ”. Trước đây, chàng có những hoài bão, ước mơ thật cao đẹp. Chàng sẽ viết thật nhiều tác phẩm, có những tác phẩm sẽ trở thành kiệt tác làm “chấn động đời sống, trí óc, tình cảm của nhân loại. Anh sẽ là nhà văn đầu tiên đoạt giải Nobel”. Tất cả những ước mơ cao đẹp của anh đã tan thành mây khói. Cuộc sống gia đình với những bận bịu lo toan khiến anh không thoát ra khỏi những mối lo công việc và con ái. Vợ chồng anh sinh năm một và chẳng mấy chốc, tám đứa con lần lượt ra đời: “Sống cái kiếp vợ chồng quần quật suốt đời này, tôi còn biết viết gì”. Không than thở nhiều nhưng trên từng trang viết khi nói về những mảnh đời của nhân vật, nhà văn thực sự rất cảm thông với những nỗi lòng của họ. Đằng sau cách nói nhẹ nhàng là những suy nghĩ của nhân vật. Cuộc đời của con người không ước mơ, quẩn quanh, tù túng: “Thế là xong một đời, bao nhiêu hi vọng ngày xanh của tôi đã thực sự như những chiếc lá úa vàng lìa cành, lá xanh còn trên cây là của những người nào đó. Tôi rồi cũng như hàng triệu người khác. Chúng ta nuôi những chuyện vá trời lấp biển rồi rốt cuộc chúng ta phải chạy hộc hơi để thuê một căn nhà lá, chạy toát mồ hôi để kiếm một ngày hai bữa cơm, chạy tiền cưới vợ, chạy tiền nuôi con, chạy tiền gạo tiền sữa, chạy một chỗ làm êm thấm trong thành phố. Chạy suốt đời. Đặc điểm của thời đại này là chạy, không còn được đi dạo thảnh thơi hay nhảy múa vui ca nữa”. Cuộc sống của họ bị áo cơm ghì sát đất. Họ không có được niềm vui tối thiểu của con người. Cuộc sống của họ đồng nghĩa với “chạy”. Chạy ăn, chạy ở, chạy mặc, chạy nơi làm việc. Bao nhiêu lo toan chồng chất khiến họ không thể ngấc đầu lên được. Sống như thế hỏi được mấy ngày vui? Cuộc sống con người còn có ý nghĩa gì khi chỉ lo cơm áo mà đủ mệt. Ước mơ, khát vọng cuối cùng chỉ xây

trên lâu đài cát khi thực tế khi con người không đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của bản thân: “Anh cũng ao ước trở thành một thi sĩ nhưng anh không bao giờ trở thành thi sĩ được cả. Anh phải chạy gạo kiếm cơm, muôn ngàn lo âu của đời sống đè nặng người anh như một phiến đá làm anh nghẹt thở. Cuộc đời không là một bài thơ cho anh”. Hình ảnh một số nhân vật trong tuyển tập truyện ngắn Hình như là tình yêu khiến người đọc liên tưởng đến các nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao. Đó là những Hộ (Đời thừa), Thứ (Sống mòn), Điền (Trăng sáng). Các nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao có những ước mơ cao đẹp. Họ muốn tác phẩm của mình dịch ra nhiều thứ tiếng trên toàn cầu, được ăn giải Nobel, muốn khát khao được cống hiến cho sự nghiệp sáng tạo nhưng cuối cùng họ không làm được gì cả. Những nhân vật của Nam Cao sống quẩn quanh, bế tắc, đau khổ và cảm thấy cuộc đời mình vô vị, nhạt nhẽo. Tình cảnh các nhân vật của Hoàng Ngọc Tuấn không thê thảm, nhức nhối, xám xịt như tình cảnh các nhân vật của Nam Cao, nhưng không phải vì thế mà những suy nghĩ của họ về cuộc sống kém phần sâu sắc.

Qua những suy nghĩ của một số nhân vật trong tập Hình như là tình yêu, Hoàng Ngọc Tuấn muốn mang đến một thông điệp: hãy đảm bảo cho con người cuộc sống bình yên để họ có thể thực hiện những dự định cao quý của mình trong cống hiến, sáng tạo.

Đến với truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn, người đọc nhiều khi thấy lòng mình se lại, rưng rưng, trào lên một niềm thương cảm xót xa trước cuộc sống nhọc nhằn của người lao động. Khó khăn, chật vật trong cuộc sống đời thường đến với tất cả những con người lao động chân chính. Con người trong truyện của Hoàng Ngọc Tuấn phải đối mặt với nhiều nỗi lo âu: “Thuế má gì bây giờ cũng cao quá, buôn bán càng ngày càng khó. Tiền nước, tiền điện, tiền nhà, tiền gạo, tiền sữa... cái gì cũng tăng giá cả”. Cuộc sống con người ngày

càng chịu đựng nhiều nỗi lo toan. Những gánh nặng mưu sinh càng làm cuộc sống con người trở nên nghẹt thở. Họ phải bươn chải, sẻn so trong từng cái ăn, cái mặc để đắp đổi cuộc sống qua ngày. Bên cạnh sự leo thang giá cả, thiên tai lụt lội làm đảo lộn mọi sinh hoạt của cuộc sống. Họ phải chịu đựng

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 108 - 111)