Khảo nghiệm các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 115 - 137)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.6. Khảo nghiệm các giải pháp đề xuất

3.6.1. Mục đích

Kiểm định nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.

3.6.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Để tiến hành đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất trên đây, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu xin ý kiến dành cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên có kinh nghiệm về chuyên môn và

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức đổi mới quản lý

HĐGD ở trường THPT Xây dựng cơ sở vật chất, trang bị và sử dụng đồ dùng thí nghiệm, thực hành Xây dựng kế hoạch chỉ đạo và thực hiện nền nếp HĐGD Đổi mới công tác thanh tra,

kiểm tra và đánh giá HĐGD

Bồi dưỡng nâng cao trình độ

chuyên môn cho giáo viên

Quản lý quy chế chuyên môn

gắn với thi đua khen thưởng Nâng cao

chất lượng giờ trên lớp của giáo viên

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Sử dụng và đãi ngộ đối với

giáo viên cơ hữu và hợp đồng

nghiệp vụ ở các trường THPT ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh. Thông qua ý kiến về các mức độ:

Tính cần thiết:

A - Rất cần thiết B - Cần thiết C - Không cần thiết

Tính khả thi:

E - Rất khả thi G - Khả thi H - Không khả thi

Tổng số người được xin ý kiến: 45

Nội dung phiếu hỏi: Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giảng

dạy của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập trong thời gian tới, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất theo các mức độ sau đây:

Tính cần thiết:

A - Rất cần thiết: 3 điểm; B - Cần thiết: 2 điểm; C - Không cần thiết:1 điểm

Tính khả thi:

E - Rất khả thi: 3 điểm; G - Khả thi: 2 điểm; H - Không khả thi: 1 điểm

Điểm trung bình: X ( 1 X 3 )

Bảng 3.13: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

TT Tính cần thiết Tính khả thi A B C Đ. TB Thứ bậc E G H Đ. TB Thứ bậc 1

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý hoạt động giảng dạy trong các trường THPT.

45 0 0 3 1.5 45 0 0 3 1

2 Bồi dưỡng nâng cao trình độ

3 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo và

thực hiện nền nếp giảng dạy. 31 14 0 2.7 4 42 3 0 2.9 2

4

Đánh giá chất lượng giờ trên lớp của giáo viên chính xác, khách quan và công bằng

27 18 0 2.6 6 25 20 0 2.5 4

5

Quản lý quy chế chuyên môn gắn

với thi đua khen thưởng 25 20 0 2.5 7 18 20 7 2.17 8

6

Thực hiện chính sách sử dụng và đãi ngộ thỏa đáng đối với giáo viên

30 15 0 2.66 5 15 25 10 2.33 5

7

Xây dựng cơ sở vật chất, trang bị đồ dùng thí nghiệm và thực hành phục vụ cho giảng dạy và học tập

40 5 0 2.8 3 20 15 10 2.2 7

8

Đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra và đánh giá các hoạt động chuyên môn của giáo viên.

16 29 0 2.3 8 22 15 8 2.3 6

3.6.3. Kết quả khảo nghiệm:

Qua việc khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, chúng tôi thấy rằng có 100% cán bộ quản lý và giáo viên đã thống nhất đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất nhằm quản lý có hiệu quả HĐGD của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập. Trong đó các giải pháp được tập trung cho là rất cần thiết là giải pháp 1 và 2 ( X = 3; xếp thứ bậc 1.5). Các giải pháp được cho là cần thiết là giải pháp 7 ( X = 2.8; xếp thứ bậc 3). Các giải pháp được đánh giá sự cần thiết không cao là giải pháp 8 (X = 2.3; xếp thứ bậc 8). Các giải pháp được cho là tính khả thi cao là giải pháp 1 ( X = 3; xếp thứ bậc 1) và giải pháp 3 ( X = 2.9; xếp thứ bậc 2); giải pháp được cho là khả thi là giải pháp 2 ( X = 2.83; xếp thứ bậc 3 ) và giải

pháp 4 (X = 2.5; xếp thứ bậc 4). Các giải pháp được cho là tính khả thi không cao là giải pháp 7 (X = 2.2; xếp thứ bậc 7) và giải pháp 5 (X = 2.17; xếp thứ bậc 8).

Chúng tôi thấy rằng đa số khách thể đều nhận thức đồng đều về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất; tuy nhiên do đặc thù của loại hình nhà trường ngoài công lập, việc xã hội hoá giáo dục còn gặp khó khăn trong việc huy động sức đóng góp về cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm từ xã hội nên ở giải pháp 7 có sự chênh lệch lớn giữa tính cần thiết (X = 2.8; xếp thứ bậc 3) và tính khả thi ( X = 2.2; xếp thứ bậc 7). Chúng tôi thấy rằng các cán bộ quản lý đã ý thức được tầm quan trọng của các giải pháp đề xuất, tuy nhiên mức độ nhận thức không đồng đều, những giải pháp nào ảnh hưởng trực tiếp tới họ thì mới được quan tâm còn những giải pháp liên quan gián tiếp thì ít được quan tâm hơn. Cần nâng cao nhận thức hơn nữa để các giải pháp quản lý HĐGD đạt hiệu quả như mục tiêu mà các nhà trường đề ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu ở Chương 1 và Chương 2, trước yêu cầu đổi mới của giáo dục THPT hiện nay, chúng tôi đề xuất 8 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐGD của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập trên địa bàn tỉnh. Các giải pháp tập trung vào việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ chuyện môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý; xây dựng kế hoạch, đổi mới nội dung, hình thức dạy - học; đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập, thí nghiệm…, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐGD của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập.

Các giải pháp đề xuất đã nhận được sự đồng thuận của đông đảo Hiêụ trưởng, cán bộ quản lý và giáo viên có kinh nghiệm ở các trường THPT ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh. Nếu các giải pháp đề xuất trong luận văn được Hiệu trưởng ở các trường này, vận dụng phù hợp vào điều kiện thực tế của trường, thì sẽ góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh đổi mới QLGD, nâng cao chất lượng giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

- Hoạt động giảng dạy là hoạt động trung tâm của nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, vì vậy người hiệu trưởng trường THPT nói chung, THPT ngoài công lập nói riêng cần đầu tư nhiều thời gian và công sức vào nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo những giải pháp có tính khả thi thì mới có thể quản lý tốt và hiệu quả .

- Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về quản lý hoạt động giảng dạy của người Hiệu trưởng, qua đó cho thấy: Hiệu trưởng trường THPT quản lý HĐGD nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.

- Luận văn đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý HĐGD của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh:

+ Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh đã nhận thức được tầm quan trọng của 7 nội dung quản lý HĐGD trong các nhà trường THPT, từ đó các Hiệu trưởng đã xây dựng được hệ thống giải pháp quản lý và tập trung chỉ đạo thực hiện một cách có hiệu quả HĐGD.

+ Với mỗi nội dung quản lý HĐGD, người Hiệu trưởng đã xây dựng được một số giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện. Một số giải pháp đã phát huy tác dụng song kết quả còn khá khiêm tốn.

+ Trước yêu cầu cấp thiết đổi mới giáo dục, quản lý HĐGD của Hiệu trưởng ngày càng phải được quan tâm đúng mức để mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Từ thực trạng quản lý HĐGD của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh, đề tài đã đưa ra 8 giải pháp nhằm quản lý tốt hơn HĐGD.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cần tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; đặc biệt là bồi dưỡng đổi mới công tác quản lý giáo dục đối với các Hiệu trưởng trường THPT.

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá giờ dạy của giáo viên theo yêu cầu đổi mới đặt ra để phát huy tính chủ động và sáng tạo của giáo viên.

- Đối với chương trình, sách giáo khoa: Cần có khung chương trình chuẩn phù hợp với khả năng và năng lực nhận thức của học sinh (Theo các

chuyên gia thì chương trình của ta nặng, chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay); sách giáo khoa cần có nhiều bộ để học sinh lựa chọn, cần mang

tính ổn định trong giai đoạn của chu kỳ cải cách, không được thay đổi thường xuyên gây khó khăn cho việc dạy và học, đồng thời gây lãng phí tiền bạc của nhân dân.

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo để có sự so sánh quốc tế, từ đó có thể áp dụng kinh nghiệm của các nước trong giáo dục đào tạo vào thực tiễn ở nước ta hiện nay.

2.2. Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh.

- Đề nghị Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh hàng năm cân đối ngân sách hỗ trợ các trường ngoài công lập mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, để các cơ sở giáo dục ngoài công lập có đủ cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.

- Có chế độ khen thưởng và đãi ngộ thoả đáng với cán bộ quản lý giáo dục giỏi.

- Có văn bản chỉ đạo kịp thời, thống nhất về chế độ đãi ngộ với giáo viên ở các trường THPT ngoài công lập như: Chế độ đóng bảo hiểm xã hội, tiền giờ dạy, tiền thưởng... nhằm động viên, khuyến khích giáo viên tận tâm, tận lực góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường.

- Có biện pháp thúc đẩy công tác xã hội hoá giáo dục phát triển, đặc biệt là ở các trường THPT ngoài công lập. Huy động nguồn lực của toàn xã hội cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh.

2.3. Đối với Sở GD&ĐT Bắc Ninh.

- Thường xuyên làm công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, tạo điều kiện cho cán bộ nguồn đi học các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trước khi được bổ nhiệm chức danh quản lý trong nhà trường THPT. Thực hiện nghiêm quy chế đánh giá Hiêụ trưởng theo năm học.

- Có văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện nền nếp giảng dạy, quy chế chuyên môn ở các trường THPT nói chung và THPT ngoài công lập nói riêng.

- Có chính sách quan tâm đặc biệt đối với các trường THPT ngoài công lập, vì các trường này thường mới thành lập nên rất khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và kinh nghiệm quản lý.

- Tổ chức giao lưu, tham quan, học tập kinh nghiệm ở những nhà trường tiên tiến trong công tác quản lý HĐGD cho các Hiệu trưởng THPT ngoài công lập.

- Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của các trường THPT ngoài công lập.

2.4. Đối với Hiệu trưởng trường THPT ngoài công lập.

Trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục phục vụ công cuộc CNH, HĐH đất nước. Để quản lý HĐGD được tốt, người Hiệu trưởng THPT ngoài công lập cần:

- Nhận thức đầy đủ các yêu cầu đổi mới về các nội dung quản lý HĐGD.

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ quản lý giáo dục.

- Thực thi có hiệu quả các quy định chuyên môn; có chế độ đãi ngộ thoả đáng, đúng luật đối với giáo viên để họ nâng cao tinh thần trách nhiệm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy đối với Hiệu trưởng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THPT ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nhằm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương và đất nước, các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng trên đây là những nội dung quan trọng mà các cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý ở các trường THPT ngoài công lập cần chú trọng thực hiện đồng bộ. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, thể hiện, song do khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp chỉ bảo và đóng góp ý kiến./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aunapu F.FL - Quản lý là gì? NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, 1994.

2. Afanaxep A.G - Con người trong quản lý xã hội (Bản tiếng Việt) - NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội, 1979.

3. B.P. Êxipôp - Những cơ sở của lý luận dạy học, tập 2 - NXB Giáo dục, Hà Nội, 1971.

4. Đặng Quốc Bảo - Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường CBQLGDTƯ, Hà Nội, 1997.

5. Đặng Quốc Bảo - Một số suy nghĩ về chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ quản

lý giáo dục phục vụ công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo - Kỷ yếu

Hội thảo khoa học CBQLGD trước yêu cầu CNH, HĐH, Hà Nội, 1998.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường

phổ thông có nhiều cấp học. Ban hành theo quyết định số 07/2007/QĐ-

BGD&ĐT ngày 02/4/2007.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường

ngoài công lập. Ban hành theo QĐ số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày

28/8/2001.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu

học, trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục. Ban hành theo Thông tư số 13/2011/TT-BGD&ĐT ngày

28/3/2011.

9. Cục thống kê Bắc Ninh - Báo cáo tổng kết năm 2010. 10

.

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 (dự thảo lần thứ 14)

11. Nguyễn Minh Đạo - Cơ sở khoa học quản lý. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1997.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam - Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII). NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1997.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. 14. Đảng cộng sản Việt Nam - Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung

ương 2 (khoá VIII).

15. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. 16. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh - Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 19/4/2007 của

BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2007- 2015 và định hướng đến năm 2020.

17. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh - Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ

XVIII.

18 .

Giáo trình quản lý giáo dục và đào tạo - Trường CBQLGDTƯ, Hà Nội, 2002.

19. Giáo trình tâm lý học trong quản lý nhà nước - NXB Giáo dục, Hà Nội, 1993.

20 .

Phạm Minh Hạc - 10 năm đổi mới giáo dục - NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996.

21. Bùi Minh Hiền (Chủ biên) - Quản lý giáo dục - NXB ĐHSP, Hà Nội, 2006. 22. Nghệ thuật quản lý và chỉ đạo - NXB Thống kê, Hà Nội, 1999.

23. Trần Kiểm - Khoa học quản lý giáo dục - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 115 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w