Giải pháp 8: Đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra và đánh giá các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 111 - 113)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3.8. Giải pháp 8: Đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra và đánh giá các

các hoạt động chuyên môn của giáo viên.

Kiểm tra là một chức năng cơ bản có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý trường học nói chung, quản lý HĐGD nói riêng. Có thể nói, không có kiểm tra thì không có hoạt động quản lý; kiểm tra HĐGD được coi là một biện pháp quan trọng trong việc quản lý giảng dạy của Hiệu trưởng ở trường phổ thông. Việc thực hiện tốt công tác kiểm tra HĐGD có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.

3.3.8.1. Mục tiêu của giải pháp:

- Kiểm tra với mục đích để nắm được việc thực hiện chương trình theo kế hoạch và tiến độ giảng dạy của giáo viên, từ đó đánh giá tinh thần thái độ làm việc, chất lượng công tác chuyên môn để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, lệch lạc của giáo viên trong việc thực hiện quy chế chuyên môn.

- Chỉ ra cho giáo viên biện pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót để hoạt động giảng dạy đi vào nền nếp, kỷ cương và đạt chất lượng cao.

- Bồi dưỡng những kinh nghiệm hay về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

- Giữ vững kỷ luật, khích lệ giáo viên và đồng thời có cơ sở để đánh giá, xếp loại, sử dụng và đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý và công bằng.

- Kiểm tra, đánh giá HĐGD trong hoàn cảnh cụ thể của nhà trường.

3.3.8.2. Nội dung và cách thức tiến hành:

Hàng năm, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra giảng dạy cho từng học kỳ và cả năm học. Xây dựng chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của giáo viên và kế hoạch kiểm tra được xây dựng cụ thể.

* Hình thức tổ chức: Thành lập Ban chuyên môn, Ban kiểm tra.

Công bố kế hoạch kiểm tra để Hội đồng sư phạm biết, cùng theo dõi để thực hiện và quyết định thành lập Ban kiểm tra.

Ban kiểm tra gồm: + Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng chuyên môn + Ban thanh tra nhân dân

+ Các tổ trưởng chuyên môn + Các giáo viên cốt cán

- Ngoài xây dựng kiểm tra định kỳ còn có kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của tình hình cụ thể.

- Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của người kiểm tra và người được kiểm tra.

- Phân công Ban kiểm tra thành từng nhóm nhỏ phù hợp với đặc trưng từng bộ môn để đánh giá kết quả chính xác và khách quan.

* Nội dung kiểm tra gồm:

- Kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn: Dự 2 tiết dạy của giáo viên; đánh giá, xếp loại theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: Thực hiện phân phối chương trình, kế hoạch giảng dạy, các hồ sơ chuyên môn, giáo án, kế hoạch sử dụng đồ dùng giảng dạy, việc chấm trả bài theo quy định, sổ báo giảng, sổ đầu bài, sổ điểm cá nhân, sổ điểm chính của lớp.

- Kiểm tra việc thực hiện nền nếp chuyên môn theo quy định: Ra vào lớp, thực hiện đúng đủ theo phân phối chương trình, sinh hoạt tổ nhóm, sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng học sinh giỏi, tự làm đồ dùng giảng dạy, viết sáng kiến kinh nghiệm, dự giờ thăm lớp..

* Hình thức tổ chức thực hiện:

- Lập Ban kiểm tra chuyên môn, thống nhất yêu cầu kiểm tra, đối tượng kiểm tra, lập kế hoạch kiểm tra.

- Kiểm tra dân chủ trong nội bộ tổ nhóm chuyên môn về hồ sơ giáo án và thực hiện nền nếp chuyên môn.

- Tổ chức kiểm tra kết quả, chất lượng giảng dạy: Qua kết quả học tập của học sinh sau mỗi đợt thi học kỳ (thi chung), kết quả cả học kỳ và năm học cùng với thi học sinh giỏi các cấp.

- Khi kiểm tra có sự đánh giá, phân tích, so sánh đối chiếu với kết quả ban đầu, kết quả năm sau so với kết quả năm trước để đánh giá sự cố gắng vươn lên của mỗi giáo viên trong quá trình tu dưỡng và rèn luyện, trau dồi nghiệp vụ. Bao giờ cũng phải đánh giá theo chiều hướng đi lên, trân trọng sự cố gắng nỗ lực vươn lên của giáo viên. Kiểm tra phải ghi biên bản và báo cáo.

- Đánh giá xếp loại, nhận xét ưu điểm chính, thông báo kết quả kiểm tra trước Hội đồng giáo dục, khen thưởng những việc tốt, phê bình rút kinh nghiệm những tồn tại. Hồ sơ kiểm tra chuyên môn phải được lưu giữ cẩn thận để làm cơ sở đánh giá các lần kiểm tra sau.

- Sau mỗi đợt kiểm tra, Hiệu trưởng dùng kết quả đó trong công tác thi đua khen thưởng và rút kinh nghiệm chỉ đạo cho công tác kiểm tra năm sau.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w