Thực trạng mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với cán bộ quản lý cấp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 75 - 77)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Thực trạng mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với cán bộ quản lý cấp

cấp dưới (Phó Hiệu trưởng và các Tổ trưởng chuyên môn) trong công tác quản lý HĐGD ở các trường THPT ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh.

Quản lý HĐGD là quản lý trung tâm của nhà trường. Để quản lý tốt hoạt động này cần phải có sự phối hợp cộng tác của nhiều người, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý cấp dưới và giáo viên. Vì vậy, trong quản lý HĐGD của trường, Hiệu trưởng cần phải huy động sự nỗ lực, nhiệt tình và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cấp dưới như Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn. Muốn bảo đảm hoàn thành các mục tiêu giáo dục của nhà trường, nhất thiết mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với các cán bộ quản lý cấp dưới phải chặt chẽ, thống nhất và bền vững.

Để tìm hiểu sâu sắc vấn đề này, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 25 chuyên gia gồm: Hiệu trưởng, các cán bộ quản lý cấp dưới, cán bộ đoàn thể và một số giáo viên cốt cán ở các trường THPT ngoài công lập, để đánh giá về mức độ thực hiện các nội dung quản lý HĐGD của Hiệu trưởng, nhằm tăng cường mối quan hệ, hợp tác giữa Hiệu trưởng với các cán bộ quản lý cấp dưới.

* Cách đánh giá mức độ thực hiện được thể hiện như sau:

Mức độ đánh giá: Làm tốt: 3 điểm, trung bình (TB): 2 điểm, chưa tốt: 1 điểm. Điểm trung bình: X ( 0 ≤ X ≤ 3 )

Bảng 2.9: Đánh giá về mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với các cán bộ quản lý cấp dưới (Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn)

TT Nội dung Làm tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc

1 Giao việc quản lý chương trình cho Phó Hiệu trưởng 21 3 1 2.80 4

2 Phối hợp với Phó Hiệu trưởng để quản lý chương trình 25 0 0 3.00 1

chương trình

4 Giao quyền cho Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên

môn quản lý chương trình 22 2 1 2.84 3

5

Kiểm tra việc thực hiện chương trình thông qua báo

cáo của Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn 19 3 3 2.64 7.5

6

Giao quyền cho Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, đánh giá việc soạn bài, chuẩn bị bài và lên lớp của giáo viên

23 2 0 2.92 2

7

Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn sinh hoạt thường xuyên, nghiêm túc, có chất lượng những vấn đề liên quan đến chuyên môn giảng dạy và xây dựng nền nếp dạy học trong nhà trường

12 9 4 2.32 11

8 Nghe Phó Hiệu trưởng báo cáo việc kiểm tra, đánh

giá kết qủa học tập của học sinh. 20 2 3 2.68 5.5 9 Giao trách nhiệm kiểm tra hồ sơ giáo viên cho Phó

Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn. 19 3 3 2.64 7.5 10 Phân công cho Phó Hiệu trưởng hướng dẫn, chỉ đạo

học tập các chuyên đề. 10 8 7 2.12 12 11 Giao cho Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên

môn tổ chức dự giờ, đánh giá giáo viên. 17 5 3 2.56 9 12 Giao cho Phó Hiệu trưởng phân công chuyên môn

và xếp thời khoá biểu cho giáo viên 20 2 3 2.68 5.5

Số liệu ở bảng 2.9 cho thấy:

- Những nội dung làm tốt:

+ ND 2: Phối hợp với Phó Hiệu trưởng để quản lý chương trình. X = 3; xếp thứ bậc 1.

+ND 6: Giao quyền cho Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn kiểm

tra, đánh giá việc soạn bài, chuẩn bị bài và lên lớp của giáo viên. X = 2.92; xếp thứ bậc 2.

+ND 4: Giao quyền cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn, Tổ trưởng

chuyên môn quản lý chương trình. X = 2.84; xếp thứ bậc 3. - Những nội dung làm chưa tốt:

+ND 7: Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn sinh hoạt thường xuyên, nghiêm

túc có chất lượng những vấn đề liên quan đến chuyên môn giảng dạy và xây dựng nền nếp dạy học trong nhà trường. X = 2.32; xếp thứ bậc 11.

+ND 10: Phân công cho Phó Hiệu trưởng hướng dẫn các chuyên đề, chỉ

đạo học tập các chuyên đề. X = 2.12; xếp thứ bậc 12.

Phân tích kết quả ở bảng 2.9 cho thấy: Hiệu trưởng đánh giá cao vai trò

của cán bộ quản lý cấp dưới trong nội dung quản lý chương trình giảng dạy nhưng chưa thực sự giao quyền để tạo sự chủ động, sáng tạo trong quản lý chương trình cho cán bộ quản lý cấp dưới.

Các nội dung quản lý việc soạn bài, quản lý giờ dạy trên lớp, quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên; Hiệu trưởng đã mạnh dạn giao quyền cho cán bộ quản lý cấp dưới để họ chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch, kiểm tra và đánh giá; tổ chức rút kinh nghiệm, điều chỉnh bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên do Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, còn cán bộ quản lý cấp dưới thì triển khai theo kế hoạch.

Nhìn chung, giữa Hiệu trưởng và cán bộ quản lý cấp dưới đã có sự thống nhất, hợp tác trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của nhà trường trong đó có HĐGD của đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, sự phân công công việc của Hiệu trưởng cho cán bộ quản lý cấp dưới chưa nhất quán, đồng bộ; chưa hài hoà giữa trách nhiệm và quyền lợi, nên hiệu quả trong công tác quản lý HĐGD chưa cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w