Tình hình giáo dục tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 49 - 52)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.4. Tình hình giáo dục tỉnh Bắc Ninh

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, ngành giáo dục Bắc Ninh tiếp tục được củng cố và phát triển bền vững.

Trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII nêu rõ:

“Giáo dục - Đào tạo tiếp tục phát triển và được đầu tư tập trung. Chất lượng giáo dục thực chất ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến, đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn ở tất cả các cấp học. Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và học sinh thi đỗ vào đại học, cao đẳng luôn nằm trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu cả nước. Đẩy mạnh chương trình phổ cập giáo dục các bậc học, xây dựng trường chuẩn quốc gia, xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 95,5%. Tỷ trọng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục trong tổng chi thường xuyên đạt 42,8% năm 2010”. [17; tr72]

Trong báo cáo kiểm điểm thực hiện nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khoá XVII về phát triển GD&ĐT giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (tháng 12/2010) nêu rõ:

“Quy mô mạng lưới phát triển trường, lớp của các cơ sở giáo dục phát triển đồng bộ và rộng khắp, theo hướng đa dạng hoá các loại hình trường, lớp, các hình thức học tập ở tất cả các cấp học phù hợp với tình hình kinh tế - xã

hội của địa phương, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân. (Trong đó, giáo dục THPT có 37 trường: 23 trường công lập với 804 lớp, 36.180 học sinh; 14 trường ngoài công lập với 229 lớp, 11.088 học sinh). Kết quả phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS được duy trì vững chắc.

Về chất lượng giáo dục: Tỷ lệ học sinh THPT xếp loại đạo đức tốt và khá đạt 93,07%; tỷ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi đạt 5,7%, khá 48,6%, yếu 4,5%, kém 0,1%. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,3%, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt 45 - 50%.

Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên hành chính đều được đào tạo đạt trình độ chuẩn so với yêu cầu quy định tiêu chuẩn của cán bộ, công chức, 92% cán bộ quản lý có trình độ trung cấp chính trị. Đội ngũ giáo viên THPT được bố trí là 2,2 giáo viên/lớp, trình độ đạt chuẩn là 94,8%, trên chuẩn 9,1%.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng dạy học: Đến nay, Bắc Ninh đã xoá xong phòng học 3 ca và đã đảm bảo đủ phòng học, bàn ghế, trang thiết bị đồ dùng dạy học cho 100% học sinh Mầm non học 2 buổi/ngày; 100% học sinh khối Tiểu học, THCS, THPT học 2 ca. Tỷ lệ phòng học thông thường đạt kiên cố cao tầng khối THPT đạt 99% (781/785 phòng).

Về xây dựng trường chuẩn quốc gia: Toàn tỉnh có 295 trường đạt chuẩn quốc gia thuộc các cấp học, trong đó Mầm non đạt 54,1% (80/148 trường); Tiểu học đạt 97,3% (146/150 trường); THCS đạt 47% (63/134 trường); THPT công lập đạt 26% (6/23 trường); chưa có trường THPT ngoài công lập đạt chuẩn quốc gia”.

* Đánh giá chung:

- Những mặt mạnh:

+ Nhận thức về vai trò, vị trí của GD&ĐT trong cán bộ nhân dân toàn tỉnh có chuyển biến rõ rệt, đã thể hiện được sự quan tâm của toàn xã hội đối với GD&ĐT trong đó có việc chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trường học thông qua các chỉ thị, nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể địa phương.

+ Công tác học tập chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên được chú trọng. Công tác xây dựng đảng, đoàn thể trong nhà trường được đẩy mạnh và phát huy tác dụng tốt. Phong trào thi đua trong các nhà trường được phát triển và giữ vững. Tệ nạn xã hội không thể xâm nhập vào học đường.

+ Phương pháp: “Tích cực hóa hoạt động của học sinh’ đang được thực hiện tốt mang lại hiệu quả thiết thực.

+ Công tác bồi dưỡng giáo viên, giáo viên giỏi, học sinh giỏi được quan tâm đúng mức mang lại hiệu quả giáo dục cao.

+ Công tác xã hội hoá giáo dục, khuyến học, khuyến tài được quan tâm. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS được giữ vững.

+ Công tác kế hoạch hoá, thanh tra, kiểm tra, thông tin được đảm bảo.

- Những mặt còn hạn chế:

+ Đội ngũ giáo viên ở một số cơ sở trường học chưa được bố trí sắp xếp đồng bộ. Đội ngũ cán bộ thư viện, giáo viên thí nghiệm thực hành còn thiếu, chủ yếu là kiêm nghiệm.

+ Chất lượng tuyển sinh đầu vào lớp 10 THPT có sự chênh lệch cao về điểm chuẩn giữa các trường THPT công lập với THPT dân lập và tư thục. Đối với các trường THPT dân lập, tư thục, Sở GD&ĐT chưa có biện pháp, giải pháp mạnh mẽ, cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục ở những loại hình trường này.

+ Một số trường chưa được cấp đủ diện tích đất theo quy định.

+ Nhiều địa phương chỉ quan tâm đến xây dựng phòng học thông thường, chưa chú trọng đầu tư xây dựng đến phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, phòng thư viện, các phòng chức năng khác, cùng các công trình phụ trợ để đảm bảo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

+ Trang thiết bị đồ dùng dạy học mới đảm bảo được ở mức tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT.

+ Công tác xã hội hoá giáo dục triển khai còn chậm, chưa huy động được tối đa các nguồn lực trong xã hội đầu tư cho GD&ĐT phát triển.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w