6. Phương pháp nghiên cứu
3.3.3. Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo và thực hiện nền nếp giảng dạy
giảng dạy.
Hiệu trưởng căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; căn cứ Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 - 2015, định hướng đến năm 2020; chỉ thị nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn thực hiện của Sở GD&ĐT Bắc Ninh để tiến hành các giải pháp tăng cường chỉ đạo xây dựng nền nếp giảng dạy.
3.3.3.1. Mục tiêu của giải pháp:
- Xây dựng nền nếp giảng dạy trong nhà trường nhằm thực hiện quy chế giảng dạy do Bộ GD&ĐT ban hành.
- Cụ thể hoá những chức năng, nhiệm vụ trong điều lệ nhà trường vào đặc điểm cụ thể của mỗi địa phương, đơn vị. Đó là các quy định về nội dung làm việc, nền nếp chuyên môn, vận dụng vào thực tế đơn vị giúp cán bộ giáo viên hoàn thành tốt công việc, quản lý trên lĩnh vực giảng dạy nhằm thực hiện có hiệu quả công việc được giao.
- Nhà trường xây dựng nội quy, quy ước bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị để thực hiện thắng lợi mục tiêu chung đề ra.
3.3.3.2. Nội dung và cách tiến hành:
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch về xây dựng nền nếp nhà trường, trước hết:
- Tổng hợp các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT quy định chung về giảng dạy (Điều lệ nhà trường, mục tiêu đào tạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ năm học của Sở GD&ĐT, hồ sơ giảng dạy, quy định về khen thưởng, xét duyệt lên lớp, các tiêu chí thi đua...).
- Cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã ghi trong biên bản, đề ra những yêu cầu thực hiện đối với cán bộ, giáo viên và học sinh.
- Xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể, đảm bảo kích thích được hoạt động giảng dạy của đơn vị.
- Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế về nền nếp giảng dạy.
- Căn cứ vào tình hình thực tế từng tháng, từng giai đoạn mà đặt ra các nội dung trọng tâm.
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện Hiệu trưởng phải kiểm tra toàn diện tất cả các hoạt động nền nếp nói trên.
- Kiểm tra theo kế hoạch đầu năm đề ra, kết hợp với kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất.
- Tuỳ vào tính chất, mức độ của nhà trường trong từng giai đoạn mà xác định trọng tâm kiểm tra từng đợt.
- Qua kiểm tra đều có kết luận, rút kinh nghiệm đánh giá kết quả việc thực hiện nền nếp được kết hợp vào cùng các đợt đánh giá thi đua, có tổ chức thi đua khen thưởng kịp thời.
- Qua mỗi đợt thi đua, mỗi học kỳ đều có các biện pháp chỉ đạo sát hơn, thiết thực hơn, phù hợp với thực tiễn hơn, nhằm tác dụng giáo dục thúc đẩy phong trào đi lên.
3.3.4. Giải pháp 4: Đánh giá chất lượng giờ trên lớp của giáo viên chính xác, khách quan và công bằng.
Giờ trên lớp là tế bào của cả quá trình giảng dạy, là hình thức cơ bản nhất của việc tổ chức quá trình giảng dạy trong nhà trường; giúp giáo viên có thể cùng một lúc tác động tới nhiều đối tượng học sinh trong việc truyền thụ tri thức một cách có hệ thống, được rèn luyện kỹ năng và thực hành; việc
truyền đạt các quan điểm, phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục của giáo viên cũng được thực hiện ở đây.
3.3.4.1. Mục tiêu của giải pháp:
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giờ dạy trên lớp, giúp giáo viên ý thức tự bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm đối với chất lượng giáo dục.
- Làm cho giáo viên quan tâm hơn đến việc nghiên cứu nội dung chương trình, nội dung bài dạy, có ý thức trong việc đọc và nghiên cứu tài liệu tham khảo, bổ sung kiến thức cho việc chuẩn bị bài; có ý thức trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp, sử dụng tốt đồ dùng giảng dạy và tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
- Giúp Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá, phân loại trình độ năng lực và kết quả của giáo viên cũng như chất lượng của đội ngũ; từ đó kịp thời điều chỉnh, khắc phục những bất cập và hạn chế trong chỉ đạo giờ dạy trên lớp.
3.3.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành:
Để tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ trên lớp của giáo viên, Hiệu trưởng cần phân công giảng dạy phù hợp với khả năng giáo viên về trình độ, nghiệp vụ. Đảm bảo cân đối giữa các giáo viên trong cùng môn, giữa các giáo viên trong cùng một lớp trên quan điểm vì học sinh và chất lượng chung của nhà trường; lưu ý mặt bằng tiết dạy và nguyện vọng cá nhân.
- Sắp xếp thời khoá biểu hợp lý, khoa học mang tính sư phạm, vì sự tiếp thu kiến thức của học sinh. Thời khoá biểu thể hiện được tổ chức điều hành hoạt động giảng dạy của giáo viên, duy trì nền nếp hoạt động giảng dạy và học tập trong nhà trường của Hiệu trưởng.
- Hiệu trưởng phổ biến, cung cấp tài liệu giúp giáo viên thêm hiểu biết về các hoạt động cần thiết của mình trong tiết dạy trên lớp, từ đó thực hiện đầy đủ các quy trình dạy các bài học thông thường.
- Tăng cường chỉ đạo, chuẩn bị bài soạn một cách đầy đủ từ tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, đồ dùng thí nghiệm để tiết dạy trên lớp đạt kết quả cao.
- Hiệu trưởng xây dựng tiêu chuẩn giờ trên lớp bằng cho điểm, căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT để xếp loại. Cần có đủ mục đích, yêu cầu, trọng tâm, phương pháp, nội dung tổ chức, đánh giá kết quả.
- Chỉ đạo sinh hoạt Tổ chuyên môn, chú trọng việc trao đổi nội dung, phương pháp giảng dạy, xây dựng một số bài soạn mẫu, thực hiện một số tiết dạy mẫu của các giáo viên có năng lực chuyên môn và trình độ kinh nghiệm.
- Hiệu trưởng cần tăng cường kiểm tra chất lượng giờ dạy trên lớp thông qua bài soạn, sổ điểm, sổ đầu bài, sổ dự giờ thường xuyên hoặc đột xuất. Sau dự giờ có kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh và hiệu quả giảng dạy của giáo viên, sau đó tổ chức rút kinh nghiệm giờ dạy đó.
- Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn có kế hoạch dự giờ thăm lớp, thao giảng, rút kinh nghiệm thường xuyên theo kế hoạch để nâng cao chất lượng giảng dạy.