Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho dạy và học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 58)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho dạy và học

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho dạy và học tuy đã được tăng cường song vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học. Cơ bản các trường hiện nay thiếu phòng chức năng, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện, khu dành cho hoạt động thể dục thể thao. Các trường chưa có nhân viên phụ trách thí nghiệm chuyên trách, nhân viên thư viện chưa qua đào tạo nghiệp vụ. Việc sử dụng đồ dùng giảng dạy, thí nghiệm thực hành trong các giờ học ít được quan tâm, hầu như các tiết học, giờ thực hành đều dạy chay, học chay.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh.

Để tìm hiểu thực trạng quản lý HĐGD của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát ở 2 nhóm khách thể sau đây:

Nhóm 1: Gồm 8 đồng chí Hiệu trưởng (mỗi huyện, thị xã, thành phố 01

trường).

Nhóm 2: Gồm 194 cán bộ quản lý cấp dưới (Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên ở 8 trường).

*Nội dung khảo sát, điều tra tập trung vào các vấn đề sau:

- Tìm hiểu thực tế việc tự đánh giá của nhóm khách thể 1 về nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện đối với từng nội dung quản lý HĐGD của Hiệu trưởng.

- Tìm hiểu thực tế đánh giá về mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với cán bộ quản lý cấp dưới trong việc quản lý HĐGD của đội ngũ giáo viên trong các trường THPT ngoài công lập.

- Tìm hiểu thực tế việc tự đánh giá của nhóm khách thể 2 về nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện đối với từng nội dung quản lý HĐGD của Hiệu trưởng.

- Tìm hiểu kết quả đánh giá của giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường THPT ngoài công lập về việc họ đã thực hiện các nội dung quản lý HĐGD của Hiệu trưởng trường THPT ngoài công lập.

* Kết quả khảo sát được thống kê với những thông số thể hiện ở các biểu bảng sau đây:

2.3.1. Nhận thức và tự đánh giá của Hiệu trưởng trường THPT ngoài công lập về các nội dung quản lý HĐGD trong nhà trường. công lập về các nội dung quản lý HĐGD trong nhà trường.

2.3.1.1. Nhận thức của Hiệu trưởng về tầm quan trọng của các nội dung quản lý HĐGD trong nhà trường THPT ngoài công lập.

Bảng 2.7:Hiệu trưởng các trường THPT nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung quản lý HĐGD trong các trường THPT ngoài công lập.

Mức độ nhận thức: Rất quan trọng (RQT): 3 điểm, quan trọng (QT): 2 điểm, ít quan trọng (IQT): 1 điểm . Điểm trung bình: X ( 0 ≤ X ≤ 3 )

TT Nội dung quản lý HĐGD RQT QT IQT Điểm TB

Thứ bậc

1 Quản lý việc thực hiện chương trình. 8 0 0 3 1.5

2 Quản lý việc soạn bài chuẩn bị lên lớp. 4 0 4 2 5.5

3 Quản lý giờ lên lớp của giáo viên. 8 0 0 3 1.5

4 Quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạm. 4 0 4 2 5.5

5 Quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá kết

quả học tập của học sinh. 4 4 0 2.5 3.5 6 Quản lý hồ sơ giảng dạy của giáo viên. 0 4 4 1.5 7

7 Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng giáo viên. 4 4 0 2.5 3.5

Số liệu ở bảng 2.7 cho thấy:

- Các nội dung: Quản lý thực hiện chương trình và Quản lý giờ lên lớp của giáo viên có X = 3, xếp thứ bậc 1.5

- Quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh và Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng giáo viên có X = 2.5 xếp thứ bậc 3.5

- Quản lý việc soạn bài chuẩn bị lên lớp và Quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạm có X = 2 xếp thứ bậc 5.5

- Quản lý hồ sơ giảng dạy của giáo viên có X = 1.5 xếp thứ 7

Do đó: Ta thấy các Hiệu trưởng đã nhận thức tương đối đúng đắn về

tầm quan trọng của các nội dung quản lý HĐGD. Tuy nhiên các Hiệu trưởng chưa thấy hết mối liên hệ phổ biến, sự tác động qua lại giữa các nội dung quản lý HĐGD; chẳng hạn quản lý việc thực hiện chương trình chịu sự chi phối của quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp; việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp có thực hiện hay không lại thông qua việc thực hiện chương trình và hồ sơ chuyên môn. Vì vậy người Hiệu trưởng phải quan tâm hết các nội dung quản lý HĐGD thì chất lượng giảng dạy mới được nâng cao.

2.3.1.2. Tự đánh giá của Hiệu trưởng về mức độ thực hiện từng nội dung quản lý HĐGD.

Mức độ đánh giá: Làm tốt: 3 điểm, trung bình (TB): 2 điểm, chưa tốt: 1 điểm. Điểm trung bình: X ( 0 ≤ X ≤ 3 )

* Tự đánh giá của Hiệu trưởng về quản lý chương trình giảng dạy. Bảng 2.7.1:Tự đánh giá của Hiệu trưởng về quản lý chương trình giảng dạy

TT Nội dung Làm tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc 1

Quán triệt giáo viên nắm vững chương trình; không được thay đổi, cắt xén hoặc làm sai lệch nội dung chương trình.

8 0 0 3 1

2 Yêu cầu giáo viên làm kế hoạch giảng dạy môn học

và duyệt kế hoạch của giáo viên. 0 4 4 1.5 4.5 3

Thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình giảng dạy, có biện pháp sử lý đối với giáo viên không dạy đúng, không dạy đủ chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT

4 4 0 2.5 2

4

Đánh giá việc thực hiện chương trình qua dự giờ, vở soạn bài giảng và qua việc thực hiện thời khoá biểu, sổ báo giảng, nền nếp giảng dạy của giáo viên.

0 4 4 1.5 4.5

5

Nắm việc thực hiện chương trình qua kiểm tra vở học sinh, qua thực hiện thời khoá biểu, sổ ghi đầu bài với phân phối chương trình.

0 8 0 2 3

6 các tổ chuyên môn và qua phản ánh của hội đồng giáo dục.

0 0 8 1 6

Số liệu ở bảng 2.7.1 cho thấy:

- Những nội dung quản lý chương trình giảng dạy Hiệu trưởng làm tốt:

+ ND 1: Quán triệt giáo viên nắm vững chương trình; không được thay

đổi, cắt xén hoặc làm sai lệch nội dung chương trình; có X = 3,xếp thứ bậc 1.

+ ND 3: Thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình giảng dạy,

có biện pháp sử lý đối với giáo viên không dạy đúng, không dạy đủ chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT; có X = 2.5,xếp thứ bậc 2.

- Những nội dung quản lý chương trình giảng dạy Hiệu trưởng làm chưa tốt:

+ ND 6: Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua biên bản các tổ

chuyên môn và qua phản ánh của hội đồng giáo dục. X = 1,xếp thứ bậc 6.

Phân tích kết quả ở bảng 2.7.1 cho thấy: Chương trình giảng dạy là

pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành thì việc thực hiện chương trình giảng dạy là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo kế hoạch dạy học theo đúng mục tiêu. Việc quản lý chương trình thông qua các nội dung quản lý chưa đồng bộ, chưa quan tâm hết các tiêu chí đã đặt ra; việc kiểm tra vở của học sinh hoặc qua Hội đồng giáo dục để biết tiến độ thực hiện chương trình còn hạn chế hoặc rất ít được quan tâm. Việc sử lý vi phạm về thực hiện chương trình hay động viên khen thưởng giáo viên thực hiện đúng tiến độ và đủ chương trình chưa được chú trọng.

*Tự đánh giá của Hiệu trưởng về việc quản lý soạn bài và chuẩn bị lên lớp.

Bảng 2.7.2: Tự đánh giá của Hiệu trưởng về mức độ thực hiện nội dung quản lý soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên

Mức độ đánh giá: Làm tốt: 3 điểm, trung bình (TB): 2 điểm, chưa tốt: 1 điểm. Điểm trung bình: X ( 0 ≤ X ≤ 3 )

TT Nội dung Làm tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc 7

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên về phương pháp

tiến hành và cách soạn bài (đối với giáo viên cơ hữu) 0 4 4 1.5 3.5 8 Quy định cụ thể và thống nhất về việc soạn bài và

chuẩn bị lên lớp của giáo viên. 8 0 0 3 1 9 Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc soạn bài và

chuẩn bị lên lớp của giáo viên. 0 8 0 2 2 10 Kiểm tra việc soạn bài và lên lớp của giáo viên. 0 4 4 1.5 3.5

11

Góp ý về phương pháp, nội dung bài soạn, việc lựa

chọn và sử dụng các phương tiện dạy học. 0 0 8 1 5

Số liệu ở bảng 2.7.2 cho thấy:

- Những nội dung về quản lý soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên Hiệu trưởng làm tốt:

+ ND 8: Quy định cụ thể và thống nhất về việc soạn bài và chuẩn bị lên

lớp của giáo viên. X = 3; xếp thứ bậc 1.

+ ND 9: Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc soạn bài và chuẩn bị

lên lớp của giáo viên. X = 2; xếp thứ bậc 2.

- Những nội dung về quản lý soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên Hiệu trưởng làm chưa tốt:

+ ND 11: Góp ý về phương pháp, nội dung bài soạn, việc lựa chọn và

sử dụng các phương tiện dạy học. X = 1; xếp thứ bậc 5.

Phân tích kết quả ở bảng 2.7.2 cho thấy: Các Hiệu trưởng đã quan tâm

chỉ đạo tổ chuyên môn trao đổi để xác định nội dung, phương pháp, phương tiện giảng dạy khi chuẩn bị các bài giảng ở trên lớp, nhưng chưa chú trọng bồi dưỡng giáo viên về nội dung, phương pháp soạn bài, thiết kế bài giảng trên lớp. Hiệu trưởng đã chỉ đạo các Tổ chuyên môn sinh hoạt, song nặng về tính sự vụ hành chính như: phổ biến công việc của trường, bình xét ngày giờ công; chưa đầu tư thoả đáng thời gian cũng như công sức cho sinh hoạt theo chủ đề

chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp giảng dạy nên hiệu quả giảng dạy chưa cao.

* Tự đánh giá của Hiệu trưởng về quản lý thực hiện giờ lên lớp, nền nếp giảng dạy và dự giờ.

Bảng 2.7.3: Tự đánh giá của Hiệu trưởng về quản lý việc thực hiện giờ lên lớp, nền nếp giảng dạy và dự giờ của giáo viên

Mức độ đánh giá: Làm tốt: 3 điểm, trung bình (TB): 2 điểm, chưa tốt: 1 điểm. Điểm trung bình: X ( 0 ≤ X ≤ 3 ) TT Nội dung Làm tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc 12

Quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp của giáo viên, về quản lý tổ chức và điều khiển học sinh

8 0 0 3 1.5

13 Kiểm tra việc thực hiện báo giảng, đối chiếu

lịch báo giảng với sổ đầu bài. 0 4 4 1.5 6.5 14 Tổ chức dạy thay, dạy bù kịp thời. 8 0 0 3 1.5

15

Kiểm tra đánh giá, xếp loại thi đua việc thực hiện nền nếp giảng dạy của giáo viên (đối với giáo viên cơ hữu) và kiểm tra đánh giá việc thực hiện nền nếp giảng dạy của giáo viên hợp đồng

4 4 0 2.5 3.5

16 Tổ chức dự giờ thường xuyên và thao giảng,

rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn. 0 0 8 1 8 17 Dự giờ để kiểm tra toàn diện giáo viên, dự

giờ báo trước, dự giờ đột xuất. 0 4 4 1.5 6.5 18 Quy định chế độ dự giờ cho các thành viên

trong hội đồng sư phạm. 4 4 0 2.5 3.5 19 Dự giờ khi có đổi mới phương pháp giảng

dạy. 0 8 0 2 5

Số liệu ở bảng 2.7.3 cho thấy:

- Những nội dung quản lý việc thực hiện giờ lên lớp, nền nếp giảng dạy và dự giờ Hiệu trưởng làm tốt:

+ ND 12: Quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp của giáo viên, về

quản lý tổ chức và điều khiển học sinh. X = 3; xếp thứ bậc 1.5.

+ ND 14: Tổ chức dạy thay, dạy bù kịp thời. X = 3; xếp thứ bậc 1.5. - Những nội dung quản lý việc thực hiện giờ lên lớp, nền nếp giảng dạy và dự giờ Hiệu trưởng làm chưa tốt:

+ ND 13: Kiểm tra việc thực hiện báo giảng, đối chiếu lịch báo giảng

với sổ đầu bài. X = 1.5; xếp thứ bậc 6.5.

+ ND 16: Tổ chức dự giờ thường xuyên và thao giảng rút kinh nghiệm

trong tổ chuyên môn. X = 1; xếp thứ bậc 8.

Phân tích kết quả ở bảng 2.7.3 cho thấy: Đối với quản lý việc thực hiện

giờ lên lớp của giáo viên, người Hiệu trưởng đã có nhiều nội dung quản lý, song việc thực hiện các nội dung này chưa đồng bộ (nội dung thực hiện tốt như 12; 14, nhưng có nội dung thực hiện chưa tốt như 13; 16; 17). Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, trong thực tế quản lý HĐGD hiện nay, các Hiệu trưởng trường THPT ngoài công lập chưa thực sự quan tâm đến dự giờ, kiểm tra toàn diện đối với giáo viên; việc này là do thiếu cán bộ quản lý để kiểm tra, sắp xếp việc dự giờ thăm lớp và do có nhiều giáo viên thỉnh giảng tham gia dạy tại trường.

* Đánh giá của Hiệu trưởng về quản lý nội dung kiểm tra HĐGD và thi.

Bảng 2.7.4: Tự đánh giá của Hiệu trưởng về mức độ thực hiện việc quản lý các nội dung về kiểm tra và thi cử của giáo viên.

Mức độ đánh giá: Làm tốt: 3 điểm, trung bình (TB): 2 điểm, chưa tốt: 1 điểm. Điểm trung bình: X ( 0 ≤ X ≤ 3 ) TT Nội dung Làm tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc

20 Qua sổ đầu bài. 0 4 4 1.5 8

21 Qua bài soạn của giáo viên. 0 0 8 1 10.5

23 Qua dự giờ của giáo viên. 0 4 4 1.5 8

24 Qua kiểm tra vở của học sinh. 0 8 0 2 5

25 Qua biên bản họp tổ nhóm chuyên môn. 0 4 4 1.5 8

26 Qua báo cáo của phó hiệu trưởng, tổ trưởng

chuyên môn. 8 0 0 3 1.5

27 Chỉ đạo thanh tra chuyên môn theo định kỳ. 0 8 0 2 5

28 Tổ chức thường xuyên cho giáo viên học tập

quy chế thi cử. 0 8 0 2 5

29 Phân công giáo viên ra đề, coi, chấm thi

nghiêm túc, trách nhiệm 4 4 0 2.5 3 30 Tổ chức thi khách quan, công bằng. 8 0 0 3 1.5

Số liệu ở bảng 2.7.4 cho thấy:

- Những nội dung quản lý về kiểm tra, thi cử của giáo viên Hiệu trưởng làm tốt:

+ ND 26: Qua báo cáo của Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn. X = 3; xếp thứ bậc 1.5.

+ ND 30: Tổ chức thi khách quan, công bằng. X = 3; xếp thứ bậc 1.5. - Những nội dung quản lý về kiểm tra, thi cử của giáo viên Hiệu trưởng làm chưa tốt:

+ ND 21: Qua bài soạn của giáo viên. X = 1; xếp thứ bậc 10.5.

+ ND 22: Qua sổ báo giảng. X = 1; xếp thứ bậc 10.5.

Phân tích kết quả ở bảng 2.7.4 cho thấy: Các Hiệu trưởng chưa thực sự đầu tư cho công tác kiểm tra HĐGD của giáo viên cũng như kiểm tra việc tổ chức thi cử cho học sinh. Kiểm tra bài soạn của giáo viên mang tính hình thức, chủ yếu chú trọng đến số lượng mà chưa chú trọng đến chất lượng của bài soạn (nhất là không quy định duyệt giáo án của giáo viên trước khi lên lớp một tuần); việc kiểm tra và thanh tra chuyên môn không thực hiện thường xuyên mà chỉ mang tính hình thức và thời vụ (theo yêu cầu của thanh tra cấp trên còn kiểm tra nội bộ rất hạn chế). Việc phân công giáo viên ra đề, coi thi, chấm thi để Hiệu trưởng nắm bắt việc thực hiện chương trình và chất lượng dạy học còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tế đặt ra.

* Tự đánh giá của Hiệu trưởng về mức độ thực hiện nội dung về quản lý sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Bảng 2.7.5: Tự đánh giá của Hiệu trưởng về mức độ thực hiện nội dung quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng giáo viên

Mức độ đánh giá: Làm tốt: 3 điểm, trung bình (TB): 2 điểm, chưa tốt: 1 điểm. Điểm trung bình: X ( 0 ≤ X ≤ 3 ) TT Nội dung Làm tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc

31 Phân công căn cứ vào trình độ đào tạo và

năng lực cá nhân 8 0 0 3 1

32 Phân công theo năng lực, trình độ đào tạo

kết hợp với nguyện vọng cá nhân. 4 4 0 2.5 2.5

33

Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và yêu cầu giáo viên phải tham gia đầy đủ các chuyên đề

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w