Dân số và nguồn lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 45 - 46)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2.Dân số và nguồn lực

Dân số trung bình của Bắc Ninh năm 2010 là 1.034.900 người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05%; tuổi thọ bình quân đạt 73 tuổi; mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 1.226 người/km2 song phân bố không đều ở các huyện,

thị xã, thành phố. Mật độ dân số ở huyện Quế Võ và huyện Gia Bình chỉ bằng 1/3 của thành phố Bắc Ninh và bằng 1/2 của thị xã Từ Sơn.

Cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch nhau khá lớn, dân số thành thị chiếm 20,83%; dân số khu vực nông thôn chiếm 79,17%.

Tổng số người trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ và từ 15 đến 60 tuổi đối với nam) chiếm 64,15% dân số, tương đương với khoảng 674.200 người. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 3,4%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đạt 84%. Như vậy, nhu cầu việc làm cho người lao động còn rất lớn.

Cơ cấu lao động ngành có sự chuyển dịch nhanh, tích cực; tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 63,3% năm 2005 giảm xuống 42,8% năm 2010; công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,3% năm 2005 lên 33% năm 2010; dịch vụ tăng từ 14,4% năm 2005 lên 24,2% năm 2010. Cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là 45%. Như vậy, lao động không có chuyên môn, kỹ thuật chiếm tỷ lệ còn cao.[17]

Dân số phân bố không đều giữa các huyện và thị xã, thành phố; giữa nông thôn và thành thị; lao động không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn chiếm tỷ lệ cao; việc làm còn thiếu, thu nhập của người lao động chưa cao. Người dân từng bước nhận thức được rằng muốn thoát khỏi nghèo, cần phải học tập, cần phải có trình độ chuyện môn, kỹ thuật cao. Vì vậy, trong những năm gần đây, số lượng học sinh đã tăng nhanh, số lượng và loại hình trường lớp phải tăng thêm, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung, cán bộ quản lý giáo dục cấp phòng, cấp sở và cán bộ quản lý trường THPT nói riêng phải tăng thêm về số lượng, nâng cao về chất lượng. Tuy nhiên công tác quy hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ QLGD chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 45 - 46)