6. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2. Giải pháp 2: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên
Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục của nhà trường. Trình độ và năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên là yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà trường. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII khẳng định: Giáo viên là nhân tố quyết
định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Điều 80, Luật Giáo dục 2005,
chính sách đối với nhà giáo về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: “Nhà nước
có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo. Nhà nước cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ”.
3.3.2.1. Mục tiêu của giải pháp:
- Xây dựng đội ngũ giáo viên giàu lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc đào tạo thế hệ trẻ, có ý thức và thường xuyên phấn đấu để trở thành người giáo viên giỏi toàn diện, chuyên môn và nghiệp vụ
vững vàng đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, phục vụ cho sự nghiệp phát triển nhà trường.
- Nhà trường là đơn vị tự bồi dưỡng, là môi trường tốt để giáo viên trưởng thành đi lên giúp giáo viên tiến hành quá trình giảng dạy được thuận lợi hơn, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
3.3.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành:
- Hàng năm trong kế hoạch của nhà trường cần xác định rõ nội dung
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho giáo viên. Kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phải được triển khai và dựa vào kế hoạch này thành một nội dung chính trong kế hoạch của tổ chuyên môn và cá nhân các giáo viên trong tổ chuyên môn đó.
- Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn được lập một cách chi tiết, cụ thể về các nội dung, mỗi giáo viên ngoài chương trình bồi dưỡng chung, có kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ cụ thể:
+ Nâng cao kiến thức, năng lực sư phạm. + Phương pháp giảng dạy tích cực.
+ Tự rèn luyện, học hỏi qua sách vở, qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, qua hội thi thao giảng của nhà trường.
+ Nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, mời các chuyên viên về giảng dạy, nói chuyện chuyên đề.
+ Có kế hoạch cử giáo viên đi học sau đại học để nâng dần chuẩn đào tạo, có đội ngũ cốt cán vững vàng, đầu tư cho mũi nhọn và làm nòng cốt chuyên môn.
Để công tác bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả, người Hiệu trưởng phải tiến hành phân loại đánh giá đội ngũ giáo viên về các mặt, từ đó xác định được yêu cầu nội dung cần bồi dưỡng đối với từng giáo viên.
- Hiệu trưởng phải tạo ra bầu không khí giáo dục lành mạnh, tạo nền nếp giảng dạy nghiêm túc để giáo viên tự giác thực hiện các yêu cầu đề ra.
- Tổ chức chỉ đạo thống nhất các Tổ chuyên môn trong nội dung sinh hoạt, nghiên cứu nội dung chương trình. Duy trì chế độ dự giờ thăm lớp, tổ chức hội thi nghiệp vụ sư phạm để thấy được mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên để điều chỉnh.
- Tổ chức phát động phong trào tự làm đồ dùng giảng dạy, huy động sự sáng tạo, linh hoạt của giáo viên để đáp ứng với điều kiện thực tế, hoàn cảnh của nhà trường, sử dụng các đồ dùng hiện có và đồ dùng tự làm trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy.
- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề sâu về nội dung kiến thức, cải tiến phương pháp giáo dục của từng thể loại hoặc từng bài.
- Tổ chức các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện có chất lượng, bổ sung các thiết bị đồ dùng giảng dạy, sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nâng cao.
- Trong quá trình chỉ đạo, Hiệu trưởng cần nghiên cứu kỹ nội dung văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm, những yêu cầu về nội dung chương trình, về phương pháp giảng dạy. Từ đó xây dựng kế hoạch của nhà trường, của các tổ chuyên môn; định ra nội dung kế hoạch và hình thức bồi dưỡng giáo viên, thông báo những thông tin cần thiết về các chương trình bồi dưỡng của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT và của nhà trường giúp cho từng giáo viên có thể lựa chọn nội dung, thời điểm thích hợp để bồi dưỡng.
- Các tổ chuyên môn lựa chọn giáo viên đủ khả năng và điều kiện, đề nghị Ban giám hiệu cử đi bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn, nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên thực hiện được kế hoạch.
- Bồi dưỡng thông qua các hoạt động của các Tổ chuyên môn.
- Chỉ đạo các Tổ chuyên môn lên kế hoạch dự giờ. Qua đó có thể nắm chính xác HĐGD của giáo viên để đánh giá, tạo điều kiện cho giáo viên học tập trao đổi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy.
- Chỉ đạo sát sao việc phân loại giáo viên, có phân loại đúng thì mới có biện pháp bồi dưỡng đúng những mặt còn yếu.
- Cần bồi dưỡng theo các mặt: Bổ sung kiến thức, kỹ năng sư phạm, phương pháp giáo dục, công tác tổ chức lớp.
- Xây dựng tổ chuyên môn, bồi dưỡng tổ trưởng, đầu tư mũi nhọn; phát huy vai trò tự quản, chủ động, sáng tạo của Tổ nhóm chuyên môn.
- Đầu tư kinh phí hợp lý để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn.