6. Phương pháp nghiên cứu
2.3.5. Kết quả nghiên cứu và nguyên nhân thực trạng
2.3.5.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu.
Để đánh giá nguyên nhân thực trạng quản lý HĐGD của Hiệu trưởng các trường, chúng tôi đã sử dụng bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của Hiệu trưởng (nhóm khách thể 1); đánh giá của cán bộ quản lý cấp dưới và giáo viên (nhóm khách thể 2) và thông qua tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa hai nhóm khách thể để điều tra xem xét mức độ phù hợp trong việc đánh giá của hai nhóm khách thể, từ đó có cơ sở để rút ra nhận xét, kết luận đảm bảo tính chính xác.
Dưới đây là các kết quả cụ thể:
* Tổng hợp chung về đánh giá mức độ nhận thức tầm quan trọng của
Bảng 2.12: Tổng hợp chung về đánh giá mức độ nhận thức tầm quan trọng của các nội dung quản lý HĐGD của Hiệu trưởng trường THPT.
Điểm TB: X ( 1 ≤ X ≤ 3 )
TT Nội dung Hiệu trưởng
CBQL cấp dưới và GV Tổng hợp chung Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứbậc Điểm TB Thứ bậc 1 Quản lý việc thực hiện chương trình 3 1.5 3.00 1 3 1
2 Quản lý việc soạn bài chuẩn bị lên lớp 2 5.5 2.81 3 2.40 5
3 Quản lý giờ lên lớp của giáo viên 3 1.5 2.91 2 2.95 2
4 Quản lý việc dự giờ và phân tích sư
phạm 2 5.5 2.44 7 2.22 6
5 Quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá
kết quả học tập của học sinh 2.5 3.5 2.67 4 2.59 3
6 Quản lý hồ sơ giảng dạy của giáo viên 1.5 7 2.45 6 1.98 7
7 Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng
giáo viên 2.5 3.5 2.60 5 2.55 4
Kết quả tổng hợp ở bảng 2.12 cho thấy:
- Nhóm khách thể đánh giá nội dung 1: Quản lý việc thực hiện chương trình quan trọng số 1.
- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên (ND 3) quan trọng số 2.
- Các nội dung 2; 4; 7 đánh giá tương đương nhau, điều này chưa phản ánh đúng tính chất và tầm quan trọng của từng nội dung quản lý cụ thể ở các nhà trường THPT hiện nay.
Như vậy, sự đánh giá của 2 nhóm khách thể đối với vấn đề nhận thức tầm quan trọng của các nội dung quản lý HĐGD khá đồng đều và phù hợp. Họ đều cho rằng các nội dung quản lý HĐGD là những vấn đề quan trọng, thiết thực đối với sự tồn tại và phát triển của các nhà trường.
Phân tích kết quả thu được: Các Hiệu trưởng nhận thức được để quản lý
HĐGD phải dựa vào nội dung chương trình; nắm vững nội dung chương trình của từng khối lớp là yếu tố quyết định bảo đảm quản lý chất lượng HĐGD. Chương trình là pháp lệnh của Nhà nước, mọi giáo viên đều phải nghiêm túc
thực hiện. Để đánh giá chính xác năng lực giảng dạy của mỗi giáo viên, Hiệu trưởng cần trực tiếp dự giờ lên lớp của giáo viên, giờ trên lớp có vai trò quyết định chất lượng dạy học trong nhà trường. Quản lý dự giờ và phân tích sư phạm là giải pháp giúp Hiệu trưởng có những thông tin về phẩm chất, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên, đồng thời biết được thông tin về lĩnh hội tri thức của học sinh. Hiệu trưởng đã quan tâm đến việc tổ chức một số chuyên đề liên quan đến HĐGD như thảo luận về đổi mới phương pháp giảng dạy, hoạt động hội giảng, song công việc này thường được giao cho Phó Hiệu trưởng quản lý. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được Hiệu trưởng quan tâm hơn nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng đối với học sinh trong học tập. Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên giúp Hiệu trưởng nắm được tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường; tuy nhiên trong thực tế việc này thường được giao phó cho cán bộ quản lý cấp dưới. Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng giáo viên, đây là một nội dung quản lý rất quan trọng song chưa được quan tâm đúng mức ở các nhà trường hiện nay.
* Tổng hợp kết quả đánh giá của Hiệu trưởng, cán bộ quản lý cấp dưới
và giáo viên về mức độ thực hiện các nội dung quản lý HĐGD của Hiệu trưởng trường THPT ngoài công lập.
Bảng 2.12.1: Đánh giá mức độ thực hiện việc quản lý của Hiệu trưởng đối với nội dung quản lý chương trình giảng dạy.
Điểm trung bình (TB): X ( 1 ≤ X ≤ 3 ) TT Nội dung Hiệu trưởng CBQL cấp dưới và GV Tổng hợp chung Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc 1
Quán triệt giáo viên nắm vững chương trình; không được thay đổi, cắt xén hoặc làm sai lệch nội dung chương trình.
3 1 2.86 1 2.93 1
2 Yêu cầu giáo viên làm kế hoạch giảng dạy
môn học và duyệt kế hoạch của giáo viên. 1.5 4.5 2.77 2 2.13 3 3 Thường xuyên theo dõi việc thực hiện
chương trình giảng dạy, có biện pháp sử lý đối với giáo viên không dạy đúng, không
dạy đủ chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT
4
Đánh giá việc thực hiện chương trình qua dự giờ, vở soạn bài giảng và qua việc thực hiện thời khoá biểu, sổ báo giảng, nền nếp giảng dạy của giáo viên.
1.5 4.5 2.70 3 2.10 4
5
Nắm việc thực hiện chương trình qua kiểm tra tra vở học sinh, qua thực hiện thời khoá biểu, sổ ghi đầu bài với phân phối chương trình.
2 3 2.55 5 2.27 2
6
Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua biên bản các tổ chuyên môn và qua phản ánh của hội đồng giáo dục.
1 6 2.49 6 1.74 6
Từ kết quả thu được ở bảng 2.12.1 cho thấy:
- Các Hiệu trưởng làm tốt các nội dung sau:
+ ND 1: Quán triệt giáo viên nắm vững chương trình, không tuỳ tiện thay đổi, cắt xén hoặc làm sai lệch nội dung chương trình; xếp loại thứ bậc 1.
+ ND 5: Nắm việc thực hiện chương trình qua kiểm tra vở học sinh, qua thực hiện thời khoá biểu, sổ ghi đầu bài với phân phối chương trình; xếp loại thứ bậc 2.
- Nội dung các Hiệu trưởng thực hiện ở mức trung bình hoặc hạn chế: Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua biên bản các tổ chuyên môn và qua phản ánh của hội đồng giáo dục (ND 6); xếp thứ bậc 6.
Như vậy, việc thực hiện các nội dung quản lý đạt kết quả nào, phụ thuộc vào công sức, thời gian của Hiệu trưởng, của cán bộ quản lý cấp dưới và tinh thần trách nhiệm trong công việc của giáo viên. Thực tế cho thấy, trong nội dung quản lý thực hiện chương trình vẫn có hiện tượng dạy dồn, dạy ép chương trình do cán bộ quản lý cấp dưới còn lỏng lẻo khi thực hiện sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nên đã ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy.
Bảng 2.12.2: Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện việc quản lý của Hiệu trưởng đối với nội dung quản lý soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên.
Điểm trung bình (TB): X ( 1 ≤ X ≤ 3 ) TT Nội dung Hiệu trưởng CBQL cấp dưới và GV Tổng hợp chung
Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc 7
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên về phương pháp tiến hành và cách soạn bài (với giáo viên cơ hữu)
1.5 3.5 2.82 4 2.16 3.5
8 Quy định cụ thể và thống nhất về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên.
3 1 2.96 1 2.98 1
9 Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc soạn
bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên. 2 2 2.86 2 2.43 2 10 Kiểm tra việc soạn bài và lên lớp của giáo
viên. 1.5 3.5 2.83 3 2.16 3.5
11 Góp ý về phương pháp, nội dung bài soạn, việc
lựa chọn và sử dụng các phương tiện giảng dạy 1 5 2.64 5 1.82 5
Phân tích kết quả từ bảng 2.12.2 ta thấy: Các nhóm khách thể đều
thống nhất cao trong việc đánh giá nội dung 8 (Quy định cụ thể và thống nhất về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên) có thứ bậc 1. Điều đó chứng tỏ các Hiệu trưởng rất chú trọng đến việc quy định cụ thể, thống nhất việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên, bởi chất lượng giảng dạy phụ thuộc chính vào sự chuẩn bị của giáo viên có chu đáo hay không.
Tuy nhiên các trường mới chỉ quan tâm đến hình thức của giáo án, chứ chưa quan tâm thực sự tới chất lượng của nó; khâu bồi dưỡng về nghiệp vụ cho giáo viên phương pháp tiến hành và cách soạn bài; góp ý về phương pháp, nội dung bài soạn, việc lựa chọn các phương tiện giảng dạy của Hiệu trưởng còn hạn chế. Nguyên nhân là Hiệu trưởng chưa đôn đốc, kiểm tra kịp thời các nội dung công việc này khi giao quyền cho cán bộ quản lý cấp dưới.
Bảng 2.12.3: Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện quản lý của Hiệu trưởng đối với nội dung quản lý việc thực hiện giờ lên lớp, nền nếp giảng dạy, dự giờ.
Điểm trung bình (TB): X ( 1 ≤ X ≤ 3 )
TT Nội dung Hiệu
trưởng CBQL cấp dưới và GV Tổng hợp chung Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc
12 Quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp của giáo viên, về quản lý tổ chức và điều
khiển học sinh
13 Kiểm tra việc thực hiện báo giảng, đối chiếu
lịch báo giảng với sổ đầu bài. 1.5 6.5 2.67 7 2.08 7 14 Tổ chức dạy thay, dạy bù kịp thời. 3 1.5 2.93 1 2.96 1
15
Kiểm tra đánh giá, xếp loại thi đua việc thực hiện nền nếp giảng dạy của giáo viên (đối với giáo viên cơ hữu) và kiểm tra đánh giá của giáo viên thỉnh giảng)
2.5 3.5 2.85 3 2.67 3
16 Tổ chức dự giờ thường xuyên và thao giảng
rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn. 1 8 2.59 8 1.78 8 17 Dự giờ để kiểm tra toàn diện giáo viên, dự
giờ báo trước, dự giờ đột xuất. 1.5 6.5 2.71 6 2.10 6 18 Quy định chế độ dự giờ cho các thành viên
trong hội đồng sư phạm 2.5 3.5 2.82 4 2.66 4 19 Dự giờ khi có đổi mới phương pháp giảng
dạy. 2 5 2.76 5 2.38 5
Phân tích kết quả từ bảng 2.12.3 ta thấy: Hiệu trưởng đã quan tâm chỉ
đạo việc thực hiện nền nếp giảng dạy, trong đó quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp của giáo viên, về tổ chức điều khiển học sinh. Yêu cầu giáo viên lên lớp đúng giờ, dạy đủ giờ, đủ tiết, quản lý tốt học sinh trong giờ học.
Tuy nhiên việc quản lý chất lượng giờ trên lớp không được quan tâm đúng mức, quan tâm hình thức việc giáo viên lên lớp đúng giờ vẫn chưa đủ, cần phải thường xuyên kiểm tra việc dạy trên lớp thông qua dự giờ, thăm lớp là rất quan trọng và mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Khâu dự giờ, rút kinh nghiệm cũng chỉ mang ý nghĩa hình thức, việc này không được thực hiện thường xuyên mà chỉ khi nào có đoàn thanh tra của Sở GD&ĐT về thì mới thực thi đầy đủ, nên hiệu quả không cao trong việc nâng chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Bảng 2.12.4: Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện quản lý của Hiệu trưởng đối với việc quản lý kiểm tra, thi cử.
Điểm trung bình (TB): X ( 1 ≤ X ≤ 3 )
TT Nội dung Hiệu trưởng CBQL cấp dưới và GV Tổng hợp chung Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc
20 Qua sổ đầu bài. 1.5 8 2.67 9 2.09 9
21 Qua bài soạn của giáo viên. 1 10.5 2.55 10 1.78 10
22 Qua sổ báo giảng. 1 10.5 2.54 11 1.77 11
23 Qua dự giờ của giáo viên. 1.5 8 2.73 7 2.11 7
24 Qua kiểm tra vở của học sinh. 2 5 2.75 6 2.37 6
25 Qua biên bản họp tổ nhóm chuyên môn. 1.5 8 2.71 8 2.10 8
26 Qua báo cáo của Phó Hiệu trưởng, Tổ
trưởng chuyên môn. 3 1.5 2.95 1 2.87 1 27 Chỉ đạo thanh tra chuyên môn theo định kỳ. 2 5 2.84 5 2.42 5
28 Tổ chức thường xuyên cho giáo viên học
tập quy chế thi cử. 2 5 2.85 4 2.43 4 29 Phân công giáo viên ra đề, coi, chấm thi nghiêm
túc. 2.5 3 2.89 3 2.69 3
30 Tổ chức thi khách quan, công bằng. 3 1.5 2.91 2 2.85 2
Phân tích kết quả từ bảng 2.12.4 ta thấy: Các nhóm khách thể đánh giá
thống nhất về mức độ thực hiện các nội dung quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh, phản ánh việc chỉ đạo đúng hướng và có hiệu quả của Hiệu trưởng khi bám sát yêu cầu (năng lực tiếp thu kiến thức bộ môn, năng lực phân tích, tổng hợp, sáng tạo) và các nguyên tắc (công bằng, khách quan trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh). Tuy nhiên việc chỉ đạo thực hiện các nội dung này chưa đều tay như: Tổ chức thường xuyên cho giáo viên học tập quy chế kiểm tra, thi cử; chỉ đạo thanh tra theo kế hoạch. Hoạt động kiểm tra, đánh giá mang tính hình thức, ít đi sâu vào chất lượng, do đó hiệu quả của kiểm tra còn thấp.
Bảng 2.12.5: Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện việc quản lý của Hiệu trưởng đối với nội dung quản lý sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Điểm trung bình (TB):X ( 1 ≤ X ≤ 3 )
TT Nội dung Hiệu trưởng CBQL cấp dưới và GV Tổng hợp chung Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc
năng lực cá nhân
32 Phân công theo năng lực, trình độ đào tạo
kết hợp với nguyện vọng cá nhân. 2.5 2.5 2.90 2 2.70 2
33
Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và yêu cầu giáo viên phải tham gia đầy đủ các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ, hàng năm theo quy định của Sở GD&ĐT ( đối với giáo viên thỉnh giảng)
2.5 2.5 2.82 3 2.66 3
34
Giới thiệu và cung cấp đầy đủ tài liệu cho giáo viên và kiểm tra việc bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên (cả giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng)
2 4 2.76 4 2.38 4
35
Tạo điều kiện cho giáo viên đi học, đào tạo trên chuẩn, cử giáo viên đi học theo kế hoạch.
1,5 5 2.67 5 2.08 5
Phân tích kết quả từ bảng 2.12.5 ta thấy: Hiệu trưởng chỉ đạo hiệu quả
thực hiện các nội dung quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng giáo viên: Phân công công việc theo năng lực, trình độ đào tạo kết hợp với nguyện vọng của cá nhân. Hiệu trưởng lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu của cấp trên, Hiệu trưởng đã coi trọng việc sử dụng và bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên vừa là yêu cầu, vừa là tiêu chuẩn và là động lực cho sự phát triển nhà trường. Tuy nhiên, các Hiệu trưởng còn thiếu giải pháp tích cực để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhất là việc tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ trên chuẩn, điều này cần các Hiệu trưởng quan tâm hơn
2.3.5.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGD.
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGD của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập và căn cứ vào cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi đã rút ra kết quả và đánh giá kết quả nghiên cứu quản lý HĐGD của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập như sau:
Nhận thức của Hiệu trưởng về ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lý HĐGD trong nhà trường THPT: Các Hiệu trưởng đã nhận thức được vai trò quan trọng của các nội dung quản lý HĐGD ở trường THPT. Hiệu trưởng đã
thấy rằng nhận thức của con người được hình thành từ nhiều con đường, song con đường ngắn nhất tối ưu và hiệu quả nhất là thông qua HĐGD trong nhà trường. Nói cách khác, họ đã nhận thức được HĐGD là hoạt động trung tâm của nhà trường, hoạt động này là tiền đề để tổ chức các hoạt động giáo dục khác.
Từ nhận thức đó, Hiệu trưởng đã xây dựng được một hệ thống các giải pháp quản lý và tập trung chỉ đạo thành công ở một số khâu của từng nội dung quản lý HĐGD trên cơ sở điều kiện của nhà trường bằng kinh nghiệm,