Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 46 - 49)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản. Cụ thể:

- Nông, lâm, ngư nghiệp từ 25,7% năm 2005 còn 11% năm 2010. - Công nghiệp và xây dựng từ 47,1% năm 2005 lên 64,8% năm 2010. - Dịch vụ chiếm 24,2% năm 2010.

Kinh tế tăng trưởng cao, có chuyển biến về chất lượng và hiệu quả. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 đạt 4.500 tỷ đồng. Tổng sản phẩm (GDP) 2005 - 2010 tăng bình quân 15,1%/năm. Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 1802,1 USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 20,4 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng: Tỷ trọng công nghiệp tăng dần và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân được tăng thêm, có điều kiện chăm lo việc học tập của con em. Vì vậy tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban ở cấp học phổ thông ngày càng giảm, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Để đáp ứng với tình hình đó, công tác quản lý giáo dục cần được đổi mới, đội ngũ cán bộ QLGD cần phải được đào tạo và phát triển đạt trình độ cao để nâng cao trình độ quản lý. [17]

2.1.3.2. Các hoạt động xã hội.

Cùng với sự phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hoá, xã hội cũng có bước phát triển. Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, phát triển bền vững theo luật pháp.

Thực hiện chương trình đưa văn hoá về cơ sở. Mở rộng diện tích phủ sóng phát thanh đến 100% địa bàn dân cư. Phủ sóng truyền hình đến 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh.[17]

Các hoạt động văn hoá truyền thống hàng năm được tổ chức với quy mô rộng, mang tính quần chúng, nội dung và hình thức tổ chức được cải tiến hơn, góp phần bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống của quê hương và dân tộc.

Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông được hiện đại hoá, Bắc Ninh là tỉnh được xếp thứ 10/63 tỉnh, thành của cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin năm 2009. Toàn tỉnh ước tính có 35.000 máy vi tính, 52 mạng LAN, mạng diện rộng (WAN) được thiết lập kết nối các sở, ban, ngành, địa phương với trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. Mật độ điện

thoại đạt 92,4 máy/100dân; mật độ thuê bao Internet đạt 12,5 thuê bao/100dân. Các phòng GD&ĐT và các trường THPT đều được nối mạng Internet để phục vụ cho hoạt động dạy học và công tác quản lý. [17]

Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc được quan tâm phát huy và phát triển. Thông qua nghiên cứu khoa học, khảo sát, sưu tầm tư liệu, lập hồ sơ; theo kết quả kiểm kê cho thấy, toàn tỉnh có trên 400 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có khoảng 300 di tích tiêu biểu đã được lập hồ sơ khoa học đề nghị nhà nước công nhận và cấp bằng di tích lịch sử văn hoá. Các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu như: Văn miếu Bắc Ninh, Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, Đền Đô...

Ngoài ra, nói đến Kinh Bắc người ta nghĩ ngay đến vùng quê có làn điệu dân ca Quan họ thắm đượm tình người - được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, một vùng đất anh hùng, một vùng văn hoá nổi tiếng với truyền thống văn hiến của người Kinh Bắc là hiếu học và khoa bảng. Thời phong kiến, suốt hơn 800 năm khoa cử chữ Hán, Bắc Ninh là nơi sản sinh ra hơn 600 vị tiến sĩ trong đó có rất nhiều người trở thành nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá như: Lê Văn Thịnh, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Đăng Đạo,...

Hệ thống y tế được củng cố và phát triển. Xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị và đào tạo cán bộ, nâng cao y đức, góp phần nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Chương trình chống một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm triển khai có hiệu quả.

Các hoạt động thể dục, thể thao phát triển khá, giáo dục thể chất trong trường học được quan tâm. Thể thao thành tích cao đạt được những kết quả đáng khích lệ, một số vận động viên tham gia đấu trường khu vực và quốc tế đạt huy chương vàng.

Bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn bộc lộ một số yếu kém: Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,5%; lao động thiếu việc làm còn nhiều; y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội còn chưa đáp ứng được yêu cầu; các tệ nạn xã hội diễn biến phức

tạp và gia tăng đặc biệt là trong đối tượng thanh, thiếu niên. Đây là những khó khăn, trở ngại đòi hỏi Bắc Ninh phải sớm khắc phục để phát triển bền vững.

Từ những kết quả đã đạt được và những khó khăn trong hoạt động xã hội đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của giáo dục. Người cán bộ QLGD, quản lý trường THPT, nhất là các trường THPT ngoài công lập cần phải biết vận dụng, tranh thủ những thành tựu, khắc phục những khó khăn đó vào hoạt động giáo dục, hoạt động quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Xã hội càng phát triển, yêu cầu năng lực người cán bộ QLGD càng cao. Vì vậy đối với cán bộ quản lý giáo dục nói chung và cán bộ QLGD trường THPT nói riêng, ngoài các phẩm chất yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn, cần phải quan tâm đến năng lực hoạt động xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 46 - 49)