Cán bộ quản lý cấp dưới và giáo viên tự đánh giá việc họ thực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 77 - 81)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3.4. Cán bộ quản lý cấp dưới và giáo viên tự đánh giá việc họ thực

hiện các nội dung quản lý HĐGD của Hiệu trưởng.

Để có thêm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với HĐGD, chúng tôi tiến hành khảo sát điều tra kết quả tác động của các nội dung quản lý của Hiệu trưởng thông qua việc tự đánh giá mức độ thực hiện các nội dung trong quản lý HĐGD ở đội ngũ tham gia giảng dạy trực tiếp tại các khối lớp, gồm 55 giáo viên.

Bảng 2.10: Cán bộ quản lý cấp dưới và giáo viên tự đánh giá việc họ thực hiện các nội dung quản lý HĐGD của Hiệu trưởng.

Mức độ đánh giá được định lượng bằng điểm số: Làm tốt: 3 điểm, trung bình (TB): 2 điểm, chưa tốt: 1 điểm. Điểm trung bình: X ( 0 ≤ X ≤ 3 )

TT Nội dung Làm tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc

1 Nắm vững chương trình, không tuỳ tiện thay đổi, cắt xén

hoặc sai lệch nội dung chương trình. 55 0 0 3 1 2 Lập kế hoạch giảng dạy theo tuần, tháng, học kỳ, năm

học đúng tiến độ, đúng yêu cầu. 47 6 2 2.81 6 3 Chuẩn bị hồ sơ, giáo án duyệt trước khi lên lớp một tuần

thông qua tổ chuyên môn. 30 20 5 2.45 10 4 Tham gia hội giảng, thao giảng, dự giờ và thảo luận rút

kinh nghiệm giờ dạy. 35 12 8 2.49 9 5 Thực hiện kiểm tra, thi cử nghiêm túc; Đánh giá đúng

kết quả học tập của học sinh. 53 2 0 2.96 2 6 Tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo cho các đối tượng học sinh:

Giỏi, yếu và kém. 27 22 6 2.38 11

7 Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ. 45 5 5 2.72 8

8 Thực hiện nền nếp chuyên môn, hành chính, giảng dạy

và sinh hoạt tập thể. 45 7 3 2.76 7 9 Thường xuyên tìm tòi, sáng tạo và bổ sung các thiết bị

và đồ dùng giảng dạy. 28 20 7 2.01 12 10 Có biện pháp tham mưu cho Ban đại diện cha mẹ học

sinh hoạt động hiệu quả. 52 2 1 2.92 3 11 Xây dựng tập thể lớp đạt tiên tiến, vì ngày mai lập

nghiệp. 51 3 1 2.90 4.5

12 Tham gia các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, thay

sách do Sở GD&ĐT tổ chức. 50 5 0 2.90 4.5

Số liệu ở bảng 2.10 cho thấy:

- Những nội dung làm tốt:

+ ND 1: Nắm vững chương trình, không tuỳ tiện thay đổi, cắt xén hoặc

sai lệch nội dung chương trình. X = 3; xếp thứ bậc 1.

+ ND 5: Thực hiện kiểm tra, thi cử nghiêm túc; đánh giá đúng kết quả

học tập của học sinh. X = 2.96; xếp thứ bậc 2. - Những nội dung làm chưa tốt:

+ ND 6: Tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo cho các đối tượng học sinh: Giỏi,

yếu và kém. X = 2.38; xếp thứ bậc 11.

+ ND 9: Thường xuyên tìm tòi, sáng tạo, bổ sung các thiết bị và đồ

dùng giảng dạy. X = 2.01; xếp thứ bậc 12.

Phân tích kết quả ở bảng 2.10 cho thấy: Nhìn chung, giáo viên có nhận thức cao về sự cần thiết phải nắm vững chương trình giảng dạy của các môn học, tầm quan trọng của việc kiểm tra thi cử nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh; xây dựng nền nếp chuyên môn. Việc nhận thức đúng đắn đó giúp cho mỗi giáo viên có hành động phù hợp với yêu cầu của nhà trường để hoàn thành kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, các quy định đặt ra không phải bao giờ cũng được thực thi triệt để như: soạn giáo án trước một tuần hay việc bồi dưỡng học sinh yếu kém, do sự quan tâm chưa đúng mức của cán bộ quản lý và giáo viên.

* Khảo sát thực trạng giảng dạy các môn.

Số người được xin ý kiến gồm: 54; trong đó có các Hiệu trưởng, các cán bộ quản lý cấp dưới và một số giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp thuộc các trường được khảo sát.

Bảng 2.11:Thực trạng giảng dạy các môn ở trường THPT ngoài công lập.

TT Môn dạy Mức độ thực hiện

Dạy tốt % Dạy TB % Chưa tốt %

1 Toán 45 83 9 16 0 0 2 Lý 40 74 14 26 0 0 3 Hoá 42 78 12 22 0 0 4 Sinh 48 89 6 11 0 0 5 Văn 38 70 14 26 2 4 6 Sử 50 92 4 8 0 0 7 Địa 48 89 6 11 0 0 8 Ngoại ngữ 20 37 19 35 15 28

9 Tin học 18 33 20 37 16 30

10 Công nghệ 25 46 14 26 15 28

11 Thể dục 25 46 20 37 9 17

12 GDCD 35 65 10 18 9 17

13 GDQP 19 35 17 32 18 33

Từ kết quả khảo sát bảng 2.11, kết hợp với trao đổi và phỏng vấn trực tiếp giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trường THPT ngoài công lập thì thu được ý kiến cho rằng, muốn giảng dạy tốt các môn học ở THPT, người giáo viên cần chú trọng một số vấn đề sau:

Một là: Giáo viên phải nắm vững chương trình, nội dung, mục tiêu và

yêu cầu của môn mình giảng dạy.

Hai là: Mỗi bài dạy phải xác định đúng kiến thức cơ bản, trọng tâm.

Trên cơ sở đó giáo viên lựa chọn, phối hợp các phương pháp, phương tiện giảng dạy để có thể giảng dạy đạt chất lượng tốt.

Ba là: Trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên phải biết lựa chọn,

kết hợp các hình thức tổ chức giảng dạy và học tập sao cho vừa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng học sinh, vừa đảm bảo nhận thức chung cho toàn thể học sinh.

Bốn là: Phải kiểm soát và đánh giá đúng kết quả tiếp thu bài học của

từng học sinh, có hình thức động viên, khen thưởng cũng như trách phạt, uốn nắn thiếu sót kịp thời để các em học sinh tiến bộ.

Năm là: Cần phải tạo ra bầu không khí tập thể tin cậy, thân thiện, hợp

tác giữa thầy với trò; giữa trò với trò.

Ngoài ra, người giáo viên phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.

Từ kết quả khảo sát bảng 2.11 có thể thấy rằng: Đối với một số môn như Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, giáo viên dạy tốt, trình độ đào tạo chuẩn; một số môn như Văn, Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục thể chất, Giáo dục công dân, Giáo dục Quốc phòng, giáo viên giảng dạy còn có hạn chế về trình độ và kinh nghiệm giảng dạy, nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn. Trong quá trình quản lý

HĐGD ở trường THPT, đây là vấn đề người Hiệu trưởng cần phải quan tâm chỉ đạo công tác sử dụng và bồi dưỡng giáo viên để đạt hiệu quả giáo dục cao hơn.

Theo quan điểm của đa số giáo viên các trường, trong quản lý HĐGD người Hiệu trưởng nên thực hiện một số nội dung sau:

- Hiệu trưởng quy định về số lượng hồ sơ chuyên môn, yêu cầu với từng loại hồ sơ.

- Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp của giáo viên.

- Quy định việc sử dụng các phương tiện dạy học như: tài liệu, sách giáo khoa, đồ dùng giảng dạy.

- Theo dõi việc thực hiện nền nếp của giáo viên, dự giờ để góp ý phương pháp giảng dạy và thực hiện kế hoạch giảng dạy.

- Kiểm tra thường xuyên và định kỳ việc thực hiện nền nếp chuyên môn, kiểm tra đánh giá xếp loại thi đua giáo viên.

- Hiệu trưởng yêu cầu cán bộ quản lý cấp dưới và giáo viên báo cáo thống kê giảng dạy theo định kỳ từng tháng, từng quý, từng học kỳ và cả năm học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w