Sơ lược về lịch sử phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới quản lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 31 - 32)

Ngày 16 tháng 7 năm 1959 theo Nghị định số 375/NĐ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho phép thành lập phân hiệu Đại học sư phạm Vinh.

Ngày 28/8/1962, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ra Quyết định số 637/QĐ đổi tên Phân hiệu ĐHSP Vinh thành Trường ĐHSP Vinh.

Trong những năm đế quốc Mỹ thực hiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, cơ sở đầu tiên của Trường ở Thành phố Vinh bị máy bay địch ném bom hư hỏng nặng nề, Trường phải đi sơ tán nhiều nơi từ Vinh ra Nghi Lộc, lên Thanh Chương (Nghệ An), ra Hà Trung rồi lên Thạch Thành (Thanh Hoá), về Quỳnh Lưu và trở lên Yên Thành (Nghệ An). Sau Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết, tháng 5 năm 1973 trường trở về Thành phố Vinh. Trong những năm sơ tán, CBCC và HSSV nhà trường đã chịu muôn vàn gian khổ: lương thực, thực phẩm thiếu thốn, nhiều lúc ăn khoai, sắn thay cơm, nhiều bữa măng rừng chấm muối; văn phòng phẩm và thuốc men khan hiếm; phải vào rừng sâu đẵn gỗ, chặt luồng nứa về làm nhà ở và lán học, đêm đêm học dưới ánh đèn dầu hoặc dưới ánh trăng. Tuy gian khổ, khó khăn, vất vả nhưng CBCC và HSSV của nhà trường đã vượt qua tất cả. Trường đã lớn lên qua những năm chiến tranh, góp phần xứng đáng vào chiến thắng chung của dân tộc, của đất nước [19].

Ngày 25/4/2001, trường ĐHSP Vinh vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định đổi tên thành Trường Đại học Vinh.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nâng cao dân trí để phát triển kinh tế - xã hội,

trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình kinh tế, xã hội của đất nước và tỉnh Nghệ An, Đại hội đại biểu Đảng bộ trường Đại học Vinh lần thứ XXVIII (tháng 10/2003) đã khẳng định hướng phát triển của trường trong giai đoạn mới là: “Giữ vững chất lượng đào tạo các ngành sư phạm, tranh thủ mọi điều kiện đa dạng hoá loại hình đào tạo, quyết tâm đưa trường Đại học Vinh trở thành trung tâm văn hoá, khoa học của các tỉnh Bắc miền Trung và cả nước” [27].

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới quản lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 31 - 32)