Nội dung và cách thực hiện giải pháp:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới quản lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 64 - 68)

- Phối hợp các lực lượng cùng tham gia công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.

b.Nội dung và cách thực hiện giải pháp:

Lồng ghép các nội dung học thuật, chuyên ngành, chuyên môn thông qua các hoạt động tổ chức phong trào.

Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, có nhiều nội dung rất mới liên quan đến hoạt động học tập của sinh viên, trong khi đội ngũ cố vấn học tập có hạn, các giáo viên và các phòng ban khác của nhà trường số lượng công việc rất nhiều nên chưa có quan tâm đúng mức đến việc trả lời, hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên, đặc biệt là sinh viên mới làm quen với phương thức đào tạo này. Do đó, Đoàn - Hội phải nắm lấy trách nhiệm để tuyên truyền, giải thích, giúp đỡ sinh viên kịp thời. Các hình thức hoạt động cần tổ chức như: giới thiệu về đào tạo theo hệ thống tín chỉ: ưu điểm, nhược điểm, chủ

trương, cách thức tổ chức, …, báo cáo kinh nghiệm của sinh viên khóa trước cho sinh viên khóa sau, tổ chức hội nghị học tốt, hội nghị trao đổi phương pháp học tập cho sinh viên năm thứ nhất. Ngoài ra, Đoàn, Hội cũng nên vận động các sinh viên khoá trước tích cực gặp gỡ, giúp đỡ, tư vấn cho sinh viên khoá mới cách tìm hiểu, chọn, đăng ký môn học, cách sắp xếp lịch học cho thật hợp lý và khoa học; vận động và mời học viên cao học tổ chức chữa bài tập các môn học cho sinh viên.

Các Liên chi đoàn, Liên chi hội sinh viên cần đi sâu tổ chức các câu lạc bộ học thật, các sân chơi mang đặc trưng của chuyên ngành nhằm thu hút nhiều sinh viên trong khoa (Câu lạc bộ Báo cáo viên của ngành Giáo dục chính trị, câu lạc bộ Toán học với tuổi trẻ của ngành Toán, câu lạc bộ

Văn học dân gian của ngành Ngữ văn, câu lạc bộ Bóng đá, Bóng chuyền của ngành Thể dục thể thao, CLB tiếng Việt của lưu học sinh nước ngoài, nhóm sinh viên tình nguyện quốc tế của khoa CNTT); Tổ chức các sân chơi phù hợp với ngành nghề cho một số sinh viên ngoài ngành sư phạm như tổ chức Hội chợ cho sinh viên khoa kinh tế, tổ chức câu lạc bộ Tư vấn pháp luật cho sinh viên khoa Luật, câu lạc bộ Mái ấm tình thương cho sinh viên ngành công tác xã hội…

Phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức các cuộc tiếp xúc, nói chuyện với sinh viên nhà trường, mở các hội chợ việc làm… nhằm tăng cơ hội về việc làm cho sinh viên, giúp sinh viên nghèo có điều kiện làm thêm ngoài giờ, sinh viên sắp tốt nghiệp có cơ hội định hướng việc làm, bổ sung những mặt thiếu trong hành trang của mình và tăng cơ hội tìm được việc.

Phối hợp với các cơ quan, cá nhân đến nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản vị thành niên, nói chuyện chuyên đề về bình đẳng giới, về hôn nhân, gia đình… cho sinh viên. Tổ chức nhiều hoạt động nhằm tăng cường các năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức công tác Đoàn - Hội - Đội cho sinh viên.

Tăng cường các công tác xã hội: như hoạt động đền ơn đáp nghĩa, cùng thanh niên địa phương, ban cán sự khối phố tham gia xây dựng phong trào khối phố văn minh, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, an ninh trật tự, bảo vệ an toàn khối phố…

Việc tổ chức các phong trào theo hướng này sẽ có rất nhiều tiện ích, có lợi cho nhiều phí tham gia:

- Đối với sinh viên: sinh viên được rèn luyện các kỹ năng về tổ chức sinh hoạt theo nhóm; tăng quan hệ thâm mật với chủ trọ, với địa phương; tạo ra được môi trường văn minh để học tập, rèn luyện; thể hiện được trách nhiệm của mình tới xã hội; được tham gia các phong trào nơi địa bàn tạm trú - nơi gắn bó gần 3/4 thời gian sinh viên của mình.

- Đối với địa phương, huy động được sức mạnh tổng hợp của sinh viên vào các hoạt động của khối phố (kèm cặp việc học tập cho con em dân phố, huy động sinh viên vào các hoạt động văn nghệ - thể thao, các hoạt động tuần tra, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa…).

- Mối quan hệ giưa nhà trường, địa phương được gắn bó khăng khít, nhà trường cũng huy động được địa phương cùng quản lý, giáo dục sinh viên, “xã hội hóa” công tác này.

Tăng cường công tác xã hội, các hoạt động tình nguyện thường xuyên, tại chỗ.

Lập các đội công tác tình nguyện tham gia các công tác như: hỗ trợ chăm sóc trẻ em ở làng trẻ S.O.S; vận động quyên góp quần áo, sánh vở cũ, tiền cho đồng bào nghèo ăn tết, cho bà con miền núi, đồng bào bị thiên tai; các đội công tác nhận chăm sóc thường xuyên người già neo đơn, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác. Tổ chức các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa" nhằm thăm hỏi, động viên các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, giúp đỡ người già cô đơn, nạn nhân của chất độc da cam và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Tích cực thăm hỏi, tặng quà các đơn vị bộ đội biên phòng đang bảo vệ các vùng trời, vùng biển xa xôi của đất nước.

Vận động đoàn viên thanh niên tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện tại chỗ như: kèm cặp các bạn học kém, khuyên giải các bạn sinh viên cá biệt, giúp đỡ các sinh viên hoàn cảnh khó khăn hoặc bị rủi ro, giúp đỡ lưu học sinh nước ngoài học tập…

Tổ chức các hoạt động sinh viên tình nguyện như: chương trình

“Tiếp sức mùa thi”, các hoạt động giúp sinh viên khóa mới nhập học, hoạt động “Hiến máu nhân đạo”… Duy trì hoạt động của "ngày Chủ nhật xanh"

gắn với các công trình đã đảm nhận của các liên chi đoàn, liên chi hội.

Tổ chức các đội truyền thông về dân số, an toàn giao thông, về nguy cơ của dịch cúm H1N1, về an toàn cháy nổ, về ma túy, mại dâm và các TNXH khác…

Thường xuyên tổ chức và duy trì các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí cho sinh viên.

Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên tham gia sau các giờ học căng thẳng. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao thường kỳ, thường niên nhằm chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, thu hút nhiều sinh viên tham gia.

Duy trì hoạt động của các CLB, các nhóm về văn nghệ, thể thao như: Đội tuyên truyền ca khúc cách mạng, Đội văn nghệ, Đội tuyển bóng đá (nam, nữ), Đội tuyển bóng chuyền (nam, nữ)…

Kiện toàn Đội Thanh niên xung kích, đội cờ đỏ, đội tự quản nhằm thực hiện các nhiệm vụ chung của nhà trường như: góp phần bảo vệ an ninh, an toàn trong khu vực trường; tổ chức kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn hóa trong các ngày lễ, ngày thi, ngày đầu tuần; tham gia phối hợp thực hiện các nhiệm vụ trong các ngày lễ, ngày hội, các chương trình văn hóa, thể thao lớn của nhà trường.

3.2.3. Đổi mới quản lý sinh viên trong hoạt động tự học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới quản lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 64 - 68)