MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới quản lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 58)

10 Cảnh cáo toàn trường Vô lễ với cán bộ coi thi 1 Cảnh cáo toàn trường

3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Các bước để xây dựng kế hoạch thực hiện các giảỉ pháp đổi mới công tác quản lý sinh viên và nội dung các giải pháp

a. Đặt vấn đề:

Mọi lĩnh vực bất kể tình huống nào, lĩnh vực công việc gì, khi triển khai cũng cần xây dựng một kế hoạch dù đó là kế hoạch chiến lược lâu dài, ngắn hạn, trung hạn, hay trước mắt. Mục đích của việc xây dựng kế hoạch giúp chúng ta nhìn thấy kết quả trong tương lai của sự việc chúng ta đang triển khai. Xây dựng kế hoạch để thực hiện các giải pháp đổi mới công tác quản lý sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Vinh cũng không nằm ngoài mục đích đó.

b. Nội dung và quy trình xây dựng kế hoạch:

Trước khi xây dựng kế hoạch để thực hiện các giải pháp chúng ta thực hiện các khâu sau:

+ Phân tích chiến lược:

Hoạt động này bao gồm các khâu như giám sát, khảo sát, kiểm tra các điều kiện liên quan như: môi trường, điều kiện, thời gian học tập, sinh hoạt, rèn luyện của sinh viên; điểm mạnh, điểm yếu; các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Vinh.

+ Định hướng chiến lược:

Để có kết quả tốt về công tác quản lý, giáo dục sinh viên chúng ta phải định hướng chiến lược một cách rõ ràng. Nhà trường cần phải xác được được sứ mạng của mình: “Đại học Vinh nơi tạo dựng tương lai cho tương lai cho tuổi trẻ”, xác định được chức năng, nhiệm vụ của những người làm công tác quản lý nói chung, công tác quản lý sinh viên nói riêng.

Kế hoạch hành động là việc thận trọng đề ra cách thực hiện những mục tiêu chiến lược sẽ được thực hiện. Kế họach hành động thường bao gồm các mục tiêu cụ thể, hay những kết quả cụ thể cho từng mục tiêu chiến lược. Vì vậy, để đạt được mục tiêu chiến lược thường phải thực hiện một chuỗi các mục tiêu - trong đó, mục tiêu vẫn là mục tiêu chiến lược nhưng quy mô nhỏ hơn.

Trong mỗi mục tiêu chúng ta cần chọn một hay một số biện pháp để thực hiện (hay giải pháp) để đạt mục tiêu đó.

Kế hoạch hành động cũng bao gồm việc xác định những trách nhiệm cụ thể cho từng tập thể, cá nhân được giao phó và thời gian cho mỗi mục tiêu, ai cần phải làm gì và làm khi nào. Nó bao gồm các phương pháp giám sátđánh giá kế hoạch, đó là cách mà tổ chức sẽ biết ai đã làm gì và làm khi nào.

Phổ biến triển khai một kế họach hàng năm (đôi khi gọi là kế hoạch họat động hay kế hoạch quản lý) bao gồm các mục tiêu chiến lược, các chiến lược, mục tiêu cụ thể, trách nhiệm và thời gian sẽ làm trong năm tới. Thông thường, Nhà trường sẽ triển khai kế hoạch cho từng bộ phận, phòng ban v.v. và được gọi là kế hoạch làm việc.

Dựa trên các nội dung công việc liên quan đến công tác quản lý sinh viên của nhà trường, các giải pháp đưa ra ở phần tiếp theo của đề tài này, chúng tôi xây dựng kế hoạch cho các giải pháp như sau:

 Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống,…, phải được tiến hành thường xuyên, chia làm nhiều đợt tùy thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế, ngoại giao trong nước và nước ngoài, như đầu khóa học, vào đầu các học kỳ, năm học khi sinh viên chưa bị áp lực về học tập, thi cử.

Phòng Công tác Học sinh, sinh viên là đơn vị đầu mối phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể, các khoa đào tạo, Trợ lý quản lý sinh viên các khoa, giảng viên, Hội sinh viên nhà trường.

 Kế hoạch đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động tập thể cho sinh viên.

Đối với các phong trào hoạt động bề nổi (văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao) phải tổ chức vào các dịp lễ hội, các sự kiện văn hóa, lịch sử, như: Liên hoan nghệ thuật tháng 5 chào mừng sinh nhật Bác; giải bóng đá chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11,...,

Hoạt động này giao cho Đoàn trường, Hội sinh viên, Liên chi đoàn các khoa tổ chức dưới sự giám sát của Hiệu trưởng và Phòng Công tác chính trị học sinh, sinh viên.

Đối với các hoạt động có lồng ghép nội dung học thuật, chuyên môn, tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài cần tổ chức tiến hành thường xuyên vào các ngày cuối tuần hoặc vào ban đêm.

Hoạt động này giao cho các lớp, các câu lạc bộ chuyên ngành, câu lạc bộ giúp bạn, nhóm sinh viên tình nguyện quốc tế,…

 Kế hoạch cho giải pháp quản lý sinh viên tự học

Để đạt mục đích và hiệu quả mong muốn, nhà trường nói chung, các tổ chức đoàn thể, cán bộ công chức nhà trường nói riêng cần làm cho sinh viên thấm nhuần tư tưởng học ở mọi lúc, mọi nơi; sinh viên là tự nghiên cứu, là tìm tòi, sáng tạo; mỗi sinh viên phải tự xây dựng cho riêng mình một kế hoạch, một phương pháp học thích hợp, một động cơ, thái độ học tập đúng đắn; học để ngày mai lập nghiệp; học để làm việc nuôi sống bản thân, phụng dưỡng công sinh thành của cha mẹ, người thân, xa hơn nữa là xây dựng quê hương, đất nước. trường đại học là nôi nuôi dưỡng nhân tài, nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ như sứ mệnh của nhiệm kỳ Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh 2010 -2015 đã xác định.

 Kế hoạch đổi mới công tác quản lý sinh viên ngoại trú.

Kế hoạch dài hạn: Ban hành các mẫu nhận xét ngoại trú: Các khoa phát cho sinh viên để lấy ý kiến đánh giá nhận xét của chủ trọ, địa phương nơi sinh viên tạm trú. Tham khảo thông tin đánh giá sinh viên của chủ trọ

và của ban cán sự khối nơi sinh viên cư trú để làm cơ sở cho tiêu chí đánh giá điểm hàng kỳ.

Kế hoạch đột xuất: Nhà trường cùng các khoa có biện pháp phối kết hợp với ban cán sự các khối và cảnh sát khu vực của các phường phụ cận kiểm tra đột xuất chỗ ở của sinh viên, qua đó nắm tình hình ăn sở, sinh hoạt, giá cả, đời sống và lối của sinh viên.

Kế hoạch tháng: Phân công cho Trợ lý quản lý sinh viên các khoa phụ trách và theo dõi tình hình sinh viên tạm trú các địa bàn dân cư trong thành phố; mỗi tháng ít nhất có một lần họp để trao đổi thông tin giữa Trợ lý quản lý sinh viên khối, phường với sinh viên.

 Kế hoạch tăng cường phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý và giáo dục sinh viên.

Kế hoạch trung hạn: Sau khi có kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, nhà trường và các khoa gửi kết quả học tập về cho phụ huynh.

Ngoài ra đối với những sinh viên cá biệt, nhà trường và khoa thường xuyên có trao đổi thông tin với gia đình, ngược lại gia đình cũng phải liên hệ và cung cấp thông tin phản hồi về con, em mình cho nhà trường và khoa biết để có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, thích hợp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới quản lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 58)