Nội dung và cách thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới quản lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 59 - 62)

Nội dung công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên phải đúng đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, với truyền thống, vă hóa dân tộc

Nội dung công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống cho sinh viên là giáo dục cho sinh viên các phẩm chất đạo đức của nhân cách con người như lòng yêu nước, tinh thần quốc tế, thái độ đối với lao động, lòng nhân ái bao dung và tinh thần cộng đồng. Nét tính cách đạo đức quan trọng nhất của con người đó là tính trung thực, đức khiêm tốn và lòng nhân ái vị tha. Con người có thể trở thành tài giỏi, nhưng chỉ thực sự được xem là thành đạt, hạnh phúc nếu có đạo đức, nhân cách và một lối sống lành mạnh.

Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho người học là một việc làm cần phải thực hiện đầu tiên và mang tính quyết định trong mục tiêu phát triển con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Do đó, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống trong sinh viên cần phải được đẩy mạnh, phải có các giải pháp đồng bộ, kịp thời và liên tục mới đạt được hiệu quả cao.

Lồng ghép nội dung bằng cách tổ chức các đợt học chính trị, tuần sinh hoạt công dân

- Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên thông qua các hoạt động của nhà trường như tuyên truyền, vận động, học tập chủ trương, chính sách dưới nhiều dạng như: tổ chức sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên; nói chuyện chuyên đề; báo cáo chính trị, qua nêu gương điển hình người tốt việc tốt, tổ chức các cuộc vận động lớn như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”…

- Giáo dục đạo đức thông qua con đường giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên. Đây là con đường rất thuận lợi giúp sinh viên có thể nhận thức được một hệ thống tri thức và kỹ năng hành động, chuyển thành phẩm chất và năng lực trí tuệ của bản thân. Thông qua các hoạt động học tập, chất lượng học tập ngày càng được nâng cao, sinh viên không những tiếp thu các hệ thống giá trị mà còn góp phần sáng tạo ra giá trị mới. Song song với việc tiếp nhận tri thức, hình thành kỹ năng kỷ xảo thì sinh viên cũng nhận thức được các giá trị của cuộc sống, hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình. Vai trò của người giáo viên ở đây rất quan trọng, vừa là tấm gương, vừa định hướng để sinh viên vươn tới những giá trị đạo đức, lối sống chuẩn mức của xã hội.

- Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua các hoạt động xã hội: Đây là những hoạt động giúp sinh viên mở rộng quan hệ với người khác, hiểu được những chuẩn mực xã hội để thích nghi với các chuẩn mực ấy và chuyển những giá trị ấy thành những giá trị của chính bản thân mình.

- Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua hoạt động tập thể như sinh hoạt lớp, đoàn, hội; các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; các sinh hoạt công đồng như hoạt động tình nguyện, vệ sinh môi trường… nhằm nâng cao ý thức cộng đồng, tính tập thể cho sinh viên, tạo nên nếp sống vui tươi, sôi nổi, tình đoàn kết nhân ái bao dung, lòng vị tha, yêu thương và giúp đỡ người khác.

- Giáo dục đạo đức thông qua sự gương mẫu của người thầy. Mỗi người thầy phải là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học để sinh viên noi theo. Đó cũng là nội dung cuộc vận động mà toàn ngành giáo dục đang thực hiện. Người thầy có chuẩn mực, có trong sáng, vô tư, có lòng tự trọng, đức khiêm tốn… thì mới trở thành tấm gương cho người học noi theo. Do đó, người thầy cũng phải tự hoàn thiện bản thân mình, ngoài việc trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cũng phải thường xuyên trau dồi đạo đức, lối sống, tư cách, tác phong và các ứng xử với xã hội.

Xây dựng bộ mặt Nhà trường đối với các đội ngũ cán bộ ( cán bộ giảng dạy, cán bộ hành chính, cán bộ làm công tác sinh viên):

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ công chức trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho mọi người, trước hết là cho đội ngũ làm công tác quản lý sinh viên, cán bộ giảng dạy và cán bộ hành chính của nhà trường là yếu tố tiền đề vô cùng quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên. Trong điều kiện hiện nay, học sinh, sinh viên đứng trước nhiều sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, của các giá trị thực dụng thì rất dễ có sự lung lay về tư tưởng, dẫn đến nhiều hành vi đạo đức, lối sống không phù hợp. Do đó, cán bộ công chức nhà trường cần thường xuyên quan tâm, động viên, uốn nắn kịp thời sinh viên, đặc biệt là vai trò của cán bộ trực tiếp giảng dạy sinh viên - thường xuyên tiếp xúc với sinh viên và thông qua bài giảng để định hướng cho sinh viên về đạo đức, lối sống, tư tưởng, tác phong trong học tập, sinh hoạt và ý thức cộng đồng. Nhà trường không nên xem việc giáo dục đạo đức, lối sống là trách nhiệm chỉ riêng phòng CTCT - HSSV, trợ lý quản lý sinh viên, mà là trách nhiệm chung của những người làm công tác giáo dục. Nhà trường cần củng cố và phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên trong việc nâng cao lập trường tư tưởng và giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên.

- Xây dựng, tổ chức bộ máy thống nhất trong toàn trường để giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.

Đây là biện pháp then chốt, là đòn bẩy quyết định hiệu quả chất lượng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho sinh viên. Bộ máy quản lý sẽ tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất các bộ phận liên quan đáp ứng mục tiêu giáo dục và yêu cầu xã hội trong giai đoạn mới.

Phòng Công tác chính trị học sinh, sinh viên phải là đơn vị đầu mối trong công tác này, đồng thời phối kết hợp với mọi cơ quan đoàn thể khác

như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các phòng ban liên quan, quản lý sinh viên các khoa để xây dựng cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý để tổ chức hoạt động thống nhất trong toàn trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới quản lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 59 - 62)