Nội dung và các giải pháp thực hiện:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới quản lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 74 - 77)

- Phối hợp các lực lượng cùng tham gia công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.

b.Nội dung và các giải pháp thực hiện:

Tăng cường hoạt động tự quản của sinh viên.

Việc đầu tiên là xây dựng phong trào “3 tự chủ” trong sinh viên tạm trú, gồm có các mặt: tự quản lý, tự giáo dục, tự phục vụ. Tạo cho sinh viên

tính chủ động, độc lập, ý thức tự quản, tự chịu trách nhiệm đối với bản thân mình.

Từng bước xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng mô hình hoạt động của Tổ tự quản ra các khối phố có sinh viên tạm trú.

Tổ tự quản được xây dựng trên cơ sở tập hợp các sinh viên có cùng địa bàn tạm trú, mỗi tổ khoảng 50 đến 100 sinh viên nhằm tổ chức các hoạt động tự quản ở khối phố. Mỗi tổ tự quản có 1 sinh viên làm trưởng, 2 đến 5 sinh viên làm tổ phó (tùy vào số lượng sinh viên trong tổ). Tổ tự quản hoạt động trên các nội dung sau:

- Định kỳ hàng tháng tổ chức sinh hoạt, gặp gỡ nhau để cùng trao đổi, động viên, giúp đỡ lẫn nhau.

- Tổ chức thực hiện thống nhất mọi phong trào sinh viên tại khối phố. - Phối hợp với ban cán sự khối, cảnh sát khu vực, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh, bảo vệ sự bình yên cho khối phố.

- Huy động toàn thể sinh viên tham gia các hoạt động của khối phố như: hoạt động văn nghệ, thể thao, phát động các phong trào tự học, tổ chức vệ sinh phong quang khối phố, xây dựng môi trường ngoại trú văn hóa…

Tổ tự quản là hình thức tổ chức của sinh viên, nhưng phải đặt dưới sự giám sát, chỉ đạo và điều hành của khối trưởng các khối. Khối trưởng làm việc thông qua tổ trưởng và các tổ phó, thống nhất các công việc để triển khai thực hiện. Hàng tháng, dưới sự chủ trì của khối trưởng và tổ trưởng tự quản, các tổ tự quản tiến hành họp để sơ kết việc thực hiện các nội dung trong tháng, triển khai các hoạt động mới.

Nhà trường chủ động phối hợp với công an, chính quyền các cấp

(phường, khối, khối phố) và các tổ chức đoàn thể tại khối phố nhằm tăng cường kiểm tra, đôn đốc nề nếp tự học, sinh hoạt của sinh viên, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm của sinh viên, các sai phạm của chủ hộ kinh doanh phòng trọ.

Tích cực tuyên truyền để nhân dân địa phương thấy hết lợi ích khi có nhiều sinh viên đến trọ học tại khối phố nhằm tăng cường hơn nưa mối quan hệ đoàn kết giữa sinh viên và nhân dân địa phương, tăng cường trách nhiệm của chủ trọ với sinh viên.

Quán triệt để khối trưởng các khối lập danh sách, thống kê số lượng, cập nhật mọi biến động liên quan sinh viên tạm trú để quản lý tốt.

Định kỳ tổ chức giao ban công tác quản lý sinh viên, trong đó có sự tham gia của các thành phần trên nhằm đánh giá tình hình, tổng kết rút kinh nghiệm và đưa ra các cách làm mới; tăng cường sự phối hợp, chế độ thông tin qua lại của các bộ phận liên quan nêu trên.

Tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao giữa các tổ tự quản, các khối phố với nhau và giữa nhà trường với các khối phố. Việc làm này một mặt tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường và địa phương, giữa các tổ tự quản với nhau, giữa sinh viên và thanh niên địa phương, mặt khác rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng hoạt động nhóm, tăng ý thức cộng đồng, trách nhiệm với xã hội cho sinh viên.

3.2.5. Tăng cường phối kết hợp giữa nhà trường – gia đình - xã hội trong công tác quản lý, giáo dục sinh viên trong công tác quản lý, giáo dục sinh viên

a. Mục đích giải pháp:

Nhằm xã hội hóa việc giáo dục cần kếp hợp với gia đình, xã hội trong việc quản lý, giáo dục, định hướng cho sinh viên nhằm thực hiện nhiệm vụ cao cả của Nhà trường trong việc đào tạo những công dân có ích cho xã hội, người con ngoan của gia đình, chủ nhân tương lai của đất nước.

Để làm tốt công tác quản lý sinh viên cần phải có sự phối hợp hợp tác giữa ba lực lượng trên. Nếu chỉ có các giải pháp từ phía nhà trường, sinh viên chỉ được quản lý giáo dục chưa đến 1/3 thời gian sinh hoạt hàng ngày của mình; nếu chỉ có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, tối đa hiệu quả cũng chỉ mới đạt 2/3. Do đó, phối hợp nhịp nhàng giữa ba yếu tố nhà trường

- gia đình - xã hội sẽ tạo nên sự quản lý toàn diện đối với sinh viên, đạt được hiệu quả quản lý con người cao nhất.

+ Giáo dục gia đình là hạt nhân cơ bản hình thành tính cách của người học ngay từ thời thơ ấu. Hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, đời sống văn hoá, thói quen, nếp sống của gia đình, mối quan hệ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, tính mẫu mực về phương pháp giáo, ảnh hưởng đến việc hình thành động cơ, thái độ và kết quả của quá trình học tập nói chung và tự học nói riêng.

+ Nhà trường là môi trường để sinh viên học tập, giao tiếp hàng ngày. Những điều kiện thuận lợi của nhà trường sẽ kích thích sự say mê, tính tự giác chủ động trong học tập của người học; Đó chính là những điều kiện về phòng học, về thư viện, về phòng thí nghiệm, phòng thực hành, về thời gian, về ánh sáng, về âm thanh, phương pháp truyền thụ của giáo viên,…

Ba thành phần trên: gia đình - nhà trường - xã hội có tác động đồng thời vào mỗi cá nhân sinh viên tạo ra sự giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi. Xây dựng được cộng đồng trách nhiệm của toàn thể quần chúng nhân dân, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội đối với phát triển giáo dục. Điều này sẽ tạo ra được môi trường xã hội cần thiết cho công tác giáo dục trong và ngoài nhà trường. Làm được như vậy là đưa công tác giáo dục vào từng cộng đồng, do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích cộng đồng.

Để tăng cường sự phối hợp giữa ba lực lượng trên, cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới quản lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 74 - 77)