Mục đích, yêu cầu, nội dung môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự cần thiết kết hợp các phương pháp trong dạy học

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn tư tưởng hồ chí minh ở trường đại học hùng vương thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 27 - 30)

cần thiết kết hợp các phương pháp trong dạy học

Sự cần thiết kết hợp các phương pháp trong giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ mục đích, yêu cầu và nội dung môn học.

- Mục đích, yêu cầu môn học

Bất kỳ một môn học nào cũng có mục đích, việc dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt đầu từ xác định mục đích dạy học. Xác định mục đích sai sẽ dẫn đến thất bại không tránh khỏi của hoạt động dạy học. Ngược lại, xác định đúng và nắm vững mục đích dạy học sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động dạy, học của Thầy và Trò, qua đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Mục đích dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu theo nhiều cấp độ khác nhau, từ rộng đến hẹp, tùy vào từng chương, từng bài, từng tiết học chúng ta sẽ có những mục đích khác nhau. Tuy vậy, mục đích cốt lỗi là giúp cho người học thấm nhuần, sâu sắc hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng, để làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho chúng ta trong cuộc sống và sự nghiệp của mình.

Để nội dung bài giảng được rõ ràng, mạch lạc, lôi cuốn người học thì môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh có một số yêu cầu:

• Nắm vững tiểu sử, hoạt động với các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến việc hình thành các nguyên lý lý luận

• Không nên chỉ nắm gọn, mà cần hiểu rõ các nguồn gốc lý luận trực tiếp dẫn tới hình thành luận điểm cách mạng Hồ Chí Minh.

• Hiểu rõ những vấn đề khoa học, lý luận cơ bản mà Tư tưởng Hồ Chí Minh đề cập, có phương pháp liên ngành.

• Kế thừa những nhận định, đánh giá của Đảng ta, của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước về Hồ Chí Minh. Thừa kế các nghiên cứu của các học giả lớn về Hồ Chí Minh.

- Nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh được chia thành ba phần chủ yếu như sau:

Phần thứ nhất: Nhập môn, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Những vấn đề chung về quan niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất và đặc điểm, nguồn gốc và các giai đoạn hình thành tư tưởng của Người, ý nghĩa của việc nghiên cứu môn học.

Phần thứ hai: Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là phần chủ yếu, có thời lượng giảng dạy nhiều nhất và dung lượng lớn nhất trong chương trình, giáo trình. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh được sắp xếp theo một hệ thống các vấn đề theo một trật tự logic nhất định, đảm bảo tính thống nhất giữa tính lịch sử với tính logic.

Phần thứ ba: Vận dụng và phát triển sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay

- Xuất phát từ đối tượng người học

Đối tượng tiếp thu môn học này ở Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là sinh viên cả Cao đẳng lẫn Đại học, phần lớn họ đang còn trẻ, ham hiểu biết, tích cực hoạt động trong học tập và nghiên cứu

khoa học. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu tri thức môn học. Tuy nhiên, với tâm lý là môn học phụ, khô khan, lý thuyết thiếu thực tế... tạo tâm lý chán, buồn tẻ cho người học. Vì vậy, để tạo ra sự hấp dẫn, sức thuyết phục và cuốn hút sinh viên khi học tập, nghiên cứu môn học đòi hỏi người dạy phải chú ý đến đối tượng tiếp thu môn học mà lựa chọn và kết hợp các phương pháp dạy học cho phù hợp, tránh sử dụng những khái niệm trừu tượng để giải thích những tri thức trừu tượng, mà phải sử dụng những tri thức, khái niệm cụ thể, dễ hiểu có được từ trong thực tiễn để phân tích, chứng minh những tri thức trừu tượng, làm cho người học phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo vừa sức với sinh viên trong học tập, nghiên cứu môn học.

Khi bàn về giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn". Giáo dục phải thường xuyên đổi mới, nhưng phải có những bước đi vững chắc phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh, sinh viên. Hồ Chí Minh nói: "Kháng chiến phải mấy năm, vội không được. Giáo dục cũng phải theo hoàn cảnh, điều kiện. Phải ra sức làm nhưng làm vội không được. Từ đây ra cửa thứ nhất là bước thứ nhất, thứ hai mới đến bước thứ hai, rồi thứ ba mới đến bước thứ ba. Vội thì ngã. Làm phải có kế hoạch, có từng bước" [31; 184]

Vấn đề đặt ra là phải căn cứ vào từng đối tượng học tập, nghiên cứu môn học và nội dung tri thức trong từng chương, từng bài, từng mục mà lựa chọn phương pháp dạy học cũng như kết hợp linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm mang lại hiệu quả dạy học thiết thực nhất. Đây là điều không dễ, đòi hỏi giảng viên phải có kiến thức vững vàng, sâu sắc không chỉ về lý luận về môn học này mà cả về kiến thức thực tiễn. Giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật, nên phải biết phát huy tài nghệ của người giảng viên trong việc vận dụng và kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học thuyết trình truyền thống với phương pháp dạy học nêu vấn đề một cách tích cực.

Mặt khác, việc kết hợp các phương pháp dạy học trong giảng dạy môn học tư tưởng Hồ Chí Minh còn căn cứ vào thực trạng dạy và học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

1.3. Thực trạng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương phápnêu vấn đề trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn tư tưởng hồ chí minh ở trường đại học hùng vương thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 27 - 30)