1. Phương pháp sử dụng chủ yếu trong giảng dạy
1.3.3. Những vấn đề đặt ra trong việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh tạ
với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh
Bên cạnh những kết quả thu được, việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh có những hạn chế, khó khăn nhất định.
Hiện nay hầu hết ở các trường đại học ngoài công lập, trong đó có Trường Hùng Vương, thực sự khó khăn khi vận dụng các phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Bỡi lẽ, sĩ số lớp quá đông, ngồi học chen chúc nhau trong một không gian nhỏ hẹp, mặc dù Trường chúng tôi cũng đã cố gắng rất nhiều để giảm tải sĩ số lớp (khoảng 120 sinh viên/ lớp), nhưng một sĩ số lớp như thế này cũng đã vô cùng vất quả khi triển khai phương pháp học mới. Cụ thể: khi giảng dạy những môn Lý luận chính trị ở trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh số lượng sinh viên mà tôi thường xuyên đảm nhận là từ: 180 - 240 sinh viên/ lớp; trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng số lượng sinh viên trên một lớp học là từ 200 – 300 sinh viên; trường Cao đẳng Công nghệ Sài Gòn số lượng sinh viên từ 250 – 300 sinh viên/ lớp... hơn nữa phần lớn giảng viên giảng dạy chủ yếu là giảng viên thỉnh giảng từ các trường khác và lớn tuổi
nên họ cũng rất ngại đổi cách thức giảng dạy vốn đã quá quen thuộc với họ xưa nay (Thầy đọc – Trò ghi).
Cụ thể ở trường Hùng Vương của chúng tôi mỗi năm tuyển khoảng 3000 sinh viên chia ra từ 25 – 30 lớp học nhưng chỉ có 5 giảng viên cơ hữu, trong khi phải vừa đảm nhận số lượng sinh viên năm thứ nhất vừa tuyển vào vừa phải tiếp tục giảng những học phần còn lại cho sinh viên các năm: 2,3,4. Do vậy, không còn cách nào khác đành phải mời giảng viên thỉnh giảng mà chủ yếu là những giảng viên đã lớn tuổi mới đầy đủ những yêu cầu mà giáo dục Đại học đặt ra. Hoặc ở các trường ngoài công lập khác như : Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Kỹ thuật Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Hồng Bàng, Đại học Văn Lang... cũng chung tình trạng như vậy. Ngoài ra,sinh viên cũng chưa “mặn mà” với môn học vì cho rằng đây là môn học phụ, không giúp ích gì cho chuyên ngành …Vì vậy, để khắc phục những hạn chế, khó khăn trước mắt của Thầy và Trò trường Đại học Hùng Vương, chúng ta cần xác định những nguyên nhân của nó. Hạn chế của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều nguyên nhân như:
Thứ nhất, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên còn có những hạn chế nhất định. Đó là khó khăn chung của hầu hết các Trường ngoài công lập: hiện tượng Thầy thuê, Trường mướn; chưa tìm được nhà đầu tư có tâm huyết, lương giảng viên còn thấp nên họ phải “chạy sô” để kiếm tiền lo cho gia đình. Do đó, không có thời gian quan tâm đến chất lượng giảng dạy.
Thứ hai, tâm lý sinh viên cho rằng đây là môn học phụ, vì thế cần cố gắng, không cần đầu tư về phương pháp, học theo kiểu miễn qua là được...
Đó là những nguyên nhân khiến cho việc việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh có những hạn chế nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy – học.
Để truyền đạt nội dung bài học đến sinh viên một cách hiệu quả, cần phải có phương pháp tốt. Tuy nhiên, cho đến ngày nay vẫn chưa có một phương pháp giảng dạy nào được cho là hiệu quả nhất, tối ưu nhất để có thể thay thế tất cả phương pháp khác. Mỗi một phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy chúng ta nên kết hợp nhiều phương pháp với nhau, có thể nhược điểm của phương pháp này lại được khác phục bỡi phương pháp khác. Qua khảo sát thực tiễn cho thấy nhược điểm của phương pháp thuyết trình lại được khắc phục rất tốt bởi phương pháp nêu vấn đề cả hai cùng gắn bó chặt chẽ với nhau và mang lại những thành công nhất định. Để kiểm chứng phần lý luận và thực tiễn dạy học về sự kết hợp các phương pháp trong dạy học nói chung và trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng. Do vậy, chúng ta cần tiến hành thực nghiệm sư phạm về sự kết hợp này.
Chương 2