hiện nay.
1.3. Thực trạng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương phápnêu vấn đề trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học nêu vấn đề trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Khái quát về Trường Đại học Hùng Vương thànhphố Hồ Chí Minh phố Hồ Chí Minh
- Quá trình xây dựng và phát triển của Trường
Ngày 14/08/1995, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành quyết định số 470/TTg thành lập Trường Đại học Dân lập Hùng Vương.
Ngày 19/05/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 703/QĐ - TTg chuyển Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh từ loại hình dân lập sang loại hình trường Đại học tư thục với tôn chỉ: KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN – ĐẠO ĐỨC và phương châm “ Bất vụ lợi cá nhân”, lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu hàng đầu; phát huy; phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên; kết hợp lý thuyết với thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chương trình đào tạo chú trọng “Cơ bản, hện đại, Việt Nam”. Sau đây là một số kết quả hoạt động của Trường:
• Mở rộng các ngành đào tạo: từ 4 ngành đạo lúc đầu, đến nay đã có 44 chuyên ngành từ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
• Tuyển sinh: Trường tuyển sinh hơn 24000 sinh viên, trong đó chủ yếu là trình độ Đại học hệ chính qui (74,66%) còn lại là Cao đẳng và Trung cấp.
• Luôn đổi mới chương trình, biên soạn giáo trình và đề cương chi tiết cho các ngành học cũng như tích cực chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập – đây là nội dung cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời, công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế ngày càng được chú trọng.
• Xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển của Trường: năm học 1995 – 1996, Trường có 31 cán bộ, nhân viên, giảng viên cơ hữu đến nay sau hơn 15 năm, Trường đã có 600 giảng viên, trong đó có 220 giảng viên cơ hữu và 380 giảng viên thình giảng bậc Đại học, Cao đẳng hệ chính qui. (chưa kể hệ trung cấp chuyên nghiệp và các hệ đào tạo khác).
• Xây dựng Đảng và các tồ chức đoàn thể trong sạch, vững mạnh: từ chi bộ với 4 đảng viên (10/1996) nay đã phát triển thành Đảng bộ cơ sở với 79 đảng viên (trong đó có 17 là cán bộ, giáo viên và 47 là sinh viên. Tổ chức Công đoàn cũng ngày càng lớn mạnh: từ 21công đoàn viên (12/1996) đến nay đã có 150 công đoàn viên). Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban đầu với 90 đoàn viên nay đã có hơn 7000 đoàn viên…
• Ngoài ra, Ban giám hiệu nhà trường rất chú trọng đến cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, tăng cường công tác học sinh, sinh viên. Trong đó, đổi mới công tác quản lý với phương châm là “Tình thương, Trách nhiệm”.
Đặc biệt, hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy ở Trường Đại học Hùng Vương trong thời gian qua cho thấy, cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở các chuyên ngành đào tạo mới, đổi mới phương pháp giảng dạy đã được đa số giảng viên hưởng ứng tích cực. Nhiều hội thảo khoa học đã được tổ chức ở cấp khoa, trường như : năm 2007 Khoa tổ chức Hội thảo khoa học “ Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ngoài các Hội thảo do Khoa tổ chức hoặc phối hợp tổ chức, giảng viên trong khoa còn tích cực tham gia các Hội thảo của một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Đại học Ngoại ngữ - Tin học, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Kỹ thuật Công nghệ,…)
Khoa cũng đã tiến hành nghiên cứu thành công đề tài “Xác định nội dung, phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh” – Mã số NCKH: 0907. Đề tài đã tập hợp
đội ngũ giảng viên cơ hữu, kiêm chức và một số giảng viên thỉnh giảng tham gia.
Năm 2011 Khoa tiếp tục nghiên cứu thành công về phương pháp kiểm tra trắc nghiệm đối với các môn Lý luận chính trị tại trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh.
- Tình hình đội ngũ giảng viên
Hiện tại, đội ngũ giảng viên của Trường có 220 giảng viên.Trong đó, ở khoa Lý luận Chính trị có 5 giảng viên cơ hữu, 4 giảng viên kiêm chức và 5 giảng viên hợp đồng dài hạn và có khoảng 10 giảng viên thình giảng.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên được thực hiện theo xu hướng chuyển dần từ giáo án truyền thống sang giáo án điện tử, một số giảng viên không chỉ sử dụng thành thạo phần mềm POWERPOINT, mà còn có khả năng sử dụng phối kết hợp thành thạo nhiều phần mềm, kết hợp với khai thác thông tin từ mạng internet làm cho bài giảng trở nên hấp dẫn, sinh động, chất lượng bài giảng được nâng cao. Năn 2009 giảng viên trong khoa Lý luận chính trị cũng tiến hành ngiên cứu đề tài cấp “làm giáo án điện tử” cho các môn học của Khoa.
Tuy nhiên, việc đổi mới và vận dụng phương pháp dạy học của giảng viên trong những năm qua vẫn còn không ít hạn chế: Một số giảng viên chưa tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy, giảng viên trẻ thì năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế, giảng viên lớn tuổi còn có nhiều hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học. Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, nhiều giảng viên còn sử dụng phương pháp dạy học cổ truyền, lạc hậu; một số giảng viên thay việc “đọc chép” bằng việc "chiếu chép" hoặc nêu câu hỏi quá nhiều mà phần nhiều các câu hỏi ấy lại không tạo được “tình huống có vấn đề”.
Vai trò chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động đổi mới của lãnh đạo trường, các khoa, tổ chuyên môn, phòng đào tạo chưa đều, chưa liên tục. Các điều kiện về cơ sở vật chất, phòng học, phương tiện chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động đổi mới. Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh được triển khai giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng bắt đầu từ năm học 2003 - 2004 đối với sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong cả nước.
Trong thực tế giảng dạy các môn Lý luận Chính trị nói chung và môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy, việc truyền thụ kiến thức đến người học là không mấy dễ dàng, vì môn học mang tính lý thuyết, khái quát cao, vì vậy không thể giảng giải một cách bình thường như các môn học khác mà phải lồng ghép những tri thức đó vào những tình huống tích cực để sinh viên tự mình chiếm lĩnh tri thức thông qua hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên. Như vậy, để đưa những tri thức đó vào những tình huống tích cực thì người giảng viên cần vận dụng linh hoạt sự kết hợp các phương pháp giảng để phát huy hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học.
Bảng 1.1: Tổng hợp ý kiến của giảng viên về thực trạng giảng dạy môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
Qua thăm dò, khảo sát 15 giảng viên trong khoa Lý luận Chính trị của Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh , số phiếu khảo sát 15 phiếu; kết quả tổng hợp như sau:
TT Nội dung thăm dò Tổng
hợp Tỉ lệ % I. Ý kiến của Thầy/ Cô về những vấn đề sau: