I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
7. Kiến thức môn học này ra sao? (nếu dạy như thế này)
QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY MÔN TƯ TƯỞNG HỒ
VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY MÔN TƯ TƯỞNG HỒ
VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY MÔN TƯ TƯỞNG HỒ với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Xác định mục tiêu bài học
Đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của người giảng viên trước khi muốn chuyển tải nội dung bài học đến người học. Nó giúp cho người giảng viên nhìn thấy kết quả mà mình muốn sinh viên đạt được. Phải xác định cụ thể là học xong bài này, chương này sinh viên sẽ nắm được những nội dung cơ bản nào? Người học sẽ đạt được gì sau khi lĩnh hội được kiến thức phần này? Nghĩa là sản phẩm mà sinh viên có được sau bài học. Muốn vậy, người giảng viên phải đọc kỹ giáo trình kết hợp với các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học và cái đích mà mình muốn sinh viên đạt đến trong từng mục, từng tiết học. Mục tiêu dạy học được xác định là đạt yêu cầu khi đảm bảo hai chức năng: chỉ đạo việc tổ chức dạy học và tiêu chuẩn để đánh giá khách quan kết quả dạy học. Do đó, mục tiêu bài học phải đảm bảo yêu cầu chính xác, logic để có thể thực hiện và đánh giả hiệu quả được.
Cần xác định cụ thể từng mục tiêu để có thể đạt được như : Mục tiêu nhận thức thuộc về kiến thức, kỹ năng về môn học ngoài ra còn rèn luyện các kỹ năng tư duy logic và tích cực (phân tích,tổng hợp, giải quyết vấn đề, các kỷ năng kiến thức cơ bản (nghe, nói, đọc, viết,…) thường thì những kỹ năng này được thiết kế lồng ghép vào đề cương môn học và cách thức kiểm tra – đánh giá sau mỗi bài học.