Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho giảng viên

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn tư tưởng hồ chí minh ở trường đại học hùng vương thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 81 - 84)

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

7. Kiến thức môn học này ra sao? (nếu dạy như thế này)

3.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho giảng viên

cho giảng viên

Người giảng viên phải được đào tạo chu đáo, phù hợp với chuyên ngành. Ở trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh hiện nay hầu hết giảng viên giảng dạy các môn Lý luận chính trị đều được đào tạo rất nghiêm túc, hầu như các giảng viên đều được đào tạo từ Học Viện Nguyễn Ái Quốc, nhưng phần lớn tuổi đã cao nên việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng còn rất hạn chế, Vì vậy, rất khó khăn trong quá trình dạy học và đổi mới phương pháp dạy học. Yêu cầu đặt ra đối với giáo viên giảng dạy các môn Lý luận Chính trị nói chung phải thực sự yêu nghề, yêu thích dạy học bộ môn, nắm vững các tri thức về triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các kiến thức về pháp luật và các vấn đề chính trị - xã hội trong thực tiễn xây dựng đất nước. Phải hết sức nghiêm túc trong giảng dạy, thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng đòi hòi, nhu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội.

Người giảng viên vừa phải có tri thức sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử khéo léo, tinh tế, biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin vào giảng dạy bỡi ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin đã góp phần rất lớn vào sự thành công của công tác dạy – học, góp phần định hướng sự phát triển cho sinh viên theo mục tiêu, yêu cầu của giáo dục nước nhà nhưng cũng phải đảm bảo sự sáng tạo của người học "Muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải biết kế thừa những tinh hoa của truyền thống giáo dục dân tộc, phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục có đạo đức, có tay nghề cao, đó là những người biết kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn" [8; 21].

Cần đổi mới phong cách giảng dạy: Trước hết là phải xóa bỏ cách giảng độc thoại một chiều bằng việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thích hợp trong một bài giảng (ít nhất cũng phải áp dụng 2 phương pháp, khi dùng phương pháp độc thoại diễn giảng không được quá 10 phút/ lần). Phá bỏ sự cách bức dường như đối lập giữa người dạy và người học. Tình trạng coi bục giảng là “vương quốc” của người Thầy, nơi ban phát những thông tin, kiến thức đến người học như một sự cưỡng chế đơn phương mà buộc người học phải tiếp nhận, học thuộc, không có quyền lựa chọn nào khác... đã triệt tiêu tính chủ động là trái với khoa học giáo dục hiện đại. Nay phải kiên quyết đổi mới theo hướng “dân chủ hóa khoa học” các bài giảng, được thực hiện dưới nhiều hình thức linh hoạt, thích hợp và sáng tạo với ý thức phát huy cao độ tính chủ động, say mê tìm hiểu, tiếp thu thông tin, kiến thức của sinh viên.

Chẳng hạn thay vì độc giảng như lâu nay, giảng viên chú trọng nêu vấn đề, khêu gợi hướng tư duy và yêu cầu sinh viên nêu quan điểm, nhận thức hướng giải quyết của mình, giảng viên bình luận, kiểm tra kiến thức của sinh viên..., sinh viên chất vấn giảng viên về các vấn đề thuộc nội dung bài giảng đặt ra..., giảng viên khẳng định những nội dung cơ bản của bài giảng bằng những luận cứ khoa học vững vàng, có sức thuyết phục. Đồng thời gợi mở những vấn đề sinh viên cần tiếp tục nghiên cứu, liên hệ, vận dụng thực tiễn...

Để đạt được hiệu quả cao trong công cuộc trồng người, người giảng viên bên cạnh có một trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và một lòng yêu nghề sâu sắc thì vấn đề thường xuyên cập nhật, đổi mới phương pháp giảng dạy cũng mang một tầm vóc không nhỏ trong sự nghiệp trồng người của mình. Vì vậy, nếu người giảng viên biết khéo léo phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học bằng sự kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau: Phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học hiện đại, tích cực hóa phương pháp truyền thống, kết hợp phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại... thì người học đang chịu sự tác động của giáo dục sẽ trở thành chủ thể của giáo dục, họ sẽ chịu trách nhiệm về sự phát triển của bản thân đối với tập thể, xã hội và xu thế thời đại.

Để trở thành một người Thầy giáo nói chung và Thầy giáo giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng thành công trên bục giảng ngoài việc được đào tạo, trang bị chuyên môn vững vàng và biết linh hoạt sử dụng kết hợp các phương pháp trong quá trình dạy học thì đòi hỏi người Thầy ấy phải có một phong cách cho riêng mình. Nhà giáo nổi tiếng Peter flence cho rằng, muốn trở thành nhà giáo thành công phải trả lời được một câu hỏi cốt yếu nữa: “ Đâu là mẫu hình người giảng viên mà bạn muốn trở thành” [21;27]

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ: “ Người thầy giáo tốt – Thầy giáo xứng đáng là thầy giáo là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được hưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh” [34;331]

Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và vẻ vang. Cô giáo, thầy giáo cần phải có chí khí cao thượng. Có tài có đức, trong đó đạo đức là gốc. Cái gốc đạo đức tốt làm nên những thầy giáo tốt. Họ là những người giúp học viên học tập thành công, để lại dấu ấn, ảnh hưởng lâu dài trong tâm trí nhiều thế hệ học viên. Giảng dạy Hồ Chí Minh là trực tiếp góp phần vào sự nghiệp trồng người, nên chữ Tâm, chữ Đức cực kỳ quan trọng. Có Tâm, có Đức thầy giáo tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự đóng góp một cách thiết thực cho cuộc đời bằng

việc giáo hóa đạo đức và sự bình an nội tâm cho các cán bộ, Đảng viên và nhân dân.

Để đạt được điều đó, chúng ta phải tu dưỡng và học rất nhiều trong suốt cả cuộc đời mình. Muốn phát huy tác dụng những đạo lý Hồ Chí Minh mà ta thuyết giảng, trước hết chúng ta cần bắt đầu từ chính tâm của mình, chúng ta không nên sốt ruột khi thấy trong dư luận xã hội có ý kiến cho rằng, họccc thì dễ nhưng làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì khó. Nhiều ngày tháng tu dưỡng đạo đức và tài năng, đến một ngày có nội lực thuyết phục rất cao với những người học chân chính. Khi đó mỗi lời Hồ Chí Minh ta truyền đạt sẽ có năng lực rất lớn khiến mọi người sẽ thức tỉnh và làm theo. Phong cách một người thầy chân chính theo Tư tưởng Hồ Chí Minh thường chân thành, khiêm hạ, tự nhiên, ít tự đề cao mình, dù có trí tuệ sâu sắc cũng cẩn thận không chê bai người mà chỉ như người anh hùng vô danh giữa đời thường sôi động.

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn tư tưởng hồ chí minh ở trường đại học hùng vương thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w