Tăng cường sự chỉ đạo, quản lý của Nhà trường và khoa Lý luận Chính trị

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn tư tưởng hồ chí minh ở trường đại học hùng vương thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 96)

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

7. Kiến thức môn học này ra sao? (nếu dạy như thế này)

3.2.3. Tăng cường sự chỉ đạo, quản lý của Nhà trường và khoa Lý luận Chính trị

Chính trị

- Tăng cường sự chỉ đạo, quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy

Sự thành công hay thất bại trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy diễn ra ở Nhà trường, nên Nhà trường và Khoa Lý luận chính trị phải đầu tư

thỏa đáng cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy bằng những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực:

Đối với Nhà trường: Hiệu trưởng và Phòng nghiên cứu khoa học trực tiếp chịu trách nhiệm về việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy ở Trường. Đây là một trong những công tác trọng tâm, cần thiết của một trường Đại học, Cao đẳng. Vì vậy, Hiệu trưởng cần trân trọng, khuyến khích, ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần cho hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy nói riêng, phải tạo sự hứng khởi và sức lan tỏa lớn trong hoạt động nghiên cứu khoa học này. Khó khăn lớn nhất hiện nay có lẽ là vấn đề kinh phí trong hoạt động nghiên cứu khoa học, mặc dù Nhà trường luôn khuyến khích, động viên tạo điều kiện để các Khoa, cá nhân, sinh viên nghiên cứu khoa học nhưng hoạt động này dường như chưa phát triển mạnh mẽ vì nguồn kinh phí giành cho hoạt động này còn khá hạn hẹp nên không kích thích, lôi cuốn được lực lượng tham gia Do vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học còn gặp rất nhiều khó khăn.

Đối với Khoa Lý luận Chính trị: Đây là đơn vị chuyên môn giữ vị trí quan trọng nhất trong việc triển khai hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy. Là cầu nối để thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng; là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, trao đổi kinh nghiệm và chuyên môn với nhau, mặc dù chúng tôi cũng hết khó khăn trong vấn đề kinh phí nhưng các giảng viên trong Khoa thường bảo nhau việc nghiên cứu khoa học không những là trách nhiệm, nghĩa vụ của một người giảng viên mà thong qua đó hoạt động này còn góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi người, do đó mỗi cá nhân phải tự biết hoàn thiện bản thân và hàng năm chúng tôi đều cho ra đời “những đứa con tinh thần” rất khả dụng trong việc góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy. Đồng thời, hưởng ứng quyết định hàng năm của Bộ giáo dục và Đào tạo, cử giảng viên Lý luận chính trị tham gia các lớp tập huấn chuyên môn nhằm cập nhật những vấn đề mới về giáo trình, về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà

nước vì đây là môn học mang tính thời sự rất cao, đòi hỏi phải có sự nắm bắt kịp thời.

- Tăng cường sinh hoạt chuyên môn nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy

Đây được xem là công việc thường xuyên, định kỳ được ghi vào lịch công tác của Khoa hàng năm. Thông thường vào đầu mỗi học kỳ mới thì khoa Lý luận chính trị tổ chức gặp gỡ tất cả các giảng viên trong chuyên môn, kể cả giảng viên mời về thỉnh giảng để trao đổi kế hoạch giảng dạy của học kỳ tới đồng thời thảo luận, thống nhất nội dung giảng dạy, ôn tập, kiểm tra, cách thức đánh giá môn học, trao đổi chuyên môn, thảo luận những vấn đề mới, tham khảo cách thức tổ chức, đánh giá của các trường bạn để học tập những cái hay, phù hợp vối trường mình. Đồng thời, cung cấp tất cả những biểu mẫu, thông tin liên quan để tạo một sự đồng thuận, thống nhất cho tất cả các giảng viên. Đây cũng là một trong những việc làm cũng hết sức quan trọng hứa hẹn một kết quả tốt, công bằng dành cho người học.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học

Vai trò của cơ sở vật chất và trang thiết bị phục cho công tác giảng dạy và học tập cũng có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Với một lớp học đông (khoảng 150 sinh viên) thì vấn đề âm thanh là hết sức cần thiết, cả người dạy và người học sẽ không thể thoải mái khi chất lượng âm thanh kém. Phòng học chật chội, nóng bức sẽ không thể mang lại một tâm lý tốt cho cả người dạy lẫn người học. Sẽ không làm tăng hiệu quả bài học nếu máy tính và máy chiếu của bạn thường xuyên gặp trục trặc… vì vậy cần đầu tư thoải đáng về cơ sở vật chất : phòng học thoáng mát, sạch sẽ, đủ rộng, âm thanh tốt, máy chiếu và máy tính ổn định, bàn ghế, bảng viết sạch sẽ, bút mực đầy đủ … để đảm bảo cho người dạy và người học một tâm thế tốt nhất khi bước vào công tác chuyên môn của mình.

Ngoài ra, hằng năm không phải tự nhiên mà Bộ giáo dục tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất của các trường, vì dù cho thầy giáo, cô giáo giảng hay thế nào, tâm huyết thế nào mà môi trường học tập không thuận lợi thì kết quả học tập cũng sẽ

không cao, Vì thế muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì vấn đề tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là việc làm thường xuyên ở tất cả các trường.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng giảng viên Lý luận chính trị

Các môn Lý luận chính trị vừa mang tính kinh điển đồng thời mang tính thời sự rất cao, khi giảng dạy phải đảm bảo đúng theo quan điểm, đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Xã hội thì luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng vì thế những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước cũng không ngừng đổi mới để đảm bảo yêu cầu phát triển của xã hội. Vì vậy, người giảng viên, đặc biệt là giảng viên Lý luận chính trị cũng không ngừng cập nhật, bổ sung những vấn đề đó để kịp thời truyền đạt đến người học, để người học có thể nắm bắt được những chủ trường, đường lối mới nhất của Đảng và Nhà nước ban hành. Do đó, hàng năm Bộ giáo dục và đào tạo đã tổ chức những lớp tập huấn nhằm bồi dưỡng cho giảng viên Lý luận chính trị ở tất cả các trường Cao đảng và Đại học trong cả nước.

- Quan tâm tới chế độ chính sách đối với giảng viên

Bên cạnh sự động viên, khích lệ, tuyên truyền, giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp của người giảng, sự quan tâm đến chế độ chính sáchđối với giảng viên góp phần không nhỏ vào việc ổn định đời sống vật chất, giúp học yên tâm gắn bó với nghề, ra sức phấn đấu, học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đây cũng là một trong những việc làm thiết thực, hiệu quả nhất góp phần vào công tác nghiên cứu khoa học. Bởi chúng ta không thể để bụng đó mà lao vào nghiên cứu khoa học một cách say mê, làm việc hết mình, người xưa thật đúng khi nói: “ có thực mới vực được đạo”

- Tổ chức các hoạt động mang tính phong trào (tổ chức cuộc thi Olimpic các môn Khoa học Mác- Lênin hàng năm cho sinh viên; cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh …), bỡi thông qua cuộc thi đó giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm, hiểu sâu sắc hơn những vấn đề mình được học trong giảng đường và nhất là các em có thể đặt mình vào trong nhiều hoàn cảnh (các em có thể hóa thân vào nhân vật, hùng biện…) Thông qua chương

trình với những thông điệp hay sẽ tạo ra một sức lan tỏa lớn, từ đó các em có thể tự rèn luyện kỹ năng sống cho mình, làm hành trang bước vào cuộc sống sau khi rời khỏi ghế nhà trường, có thể trang bị cho sinh viên một bản lĩnh chính trị nhất định với mong muốn các em có thể làm chủ mình trước những tình huống cuộc sống xảy ra. Ở trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm chúng tôi đều tổ chức nhưng cuộc thi về tìm hiểu các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh được sinh viên từ tất cả các khoa từ khoa học xã hội đến tự nhiên đều hưởng ứng, hầu hết các em đều tỏ ra rất thích thú cho những lần thi và mong muốn nhà trường và khoa tạo diều kiện và tổ chức thêm nhiều cuộc thi như thế để các em có cơ hội được trải nghiệm mình.

Kết luận chương 3

Sự kết hợp giữa các phương pháp dạy học thuyết trình với phương pháp dạy học nêu vấn đề không những được lý luận và thực tiễn dạy học khẳng định, mà còn được thực nghiệm sư phạm về việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định tính khả thi của việc kết hợp các phương pháp đó. Trong quá trình thực nghiệm đòi hỏi phải có những quy trình và giải pháp nhất định. Đó là, phải tuân thủ quy trình kết hợp các phương pháp dạy học trong thiết kế bài giảng; thực hiện tiến trình dạy học trên lớp và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên khi kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh thực hiện quy trình của sự kết hợp các phương pháp dạy họccần phải có một số giải pháp nhất định đối với giảng viên; sinh viên; chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học; trách nhiệm quản lý của nhà trường, khoa và bộ môn..., trong đó quan trọng nhất là giảng viên và sinh viên. Thực tiễn bước đầu cho thấy tính khả thi của việc kết hợp các phương pháp trong quá trình dạy học, cụ thể là sự kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.

C. KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn và thực nghiệm sư phạm về việc "kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh", Chúng tôi rút ra một số kết luận:

1. Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên, là yêu cầu cấp thiết trong công cuộc đổi mới của toàn ngành Giáo dục và Đào tạo nhằm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập về giáo dục và đào tạo.

Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ định, loại bỏ cả những mặt tích cực đã có của phương pháp dạy học truyền thống và chỉ vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. Qua phân tích lý luận và thực tiễn của việc kết hợp các phương pháp dạy học nói trên đã cho thấy, để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu của sinh viên chúng ta có thể sử dụng nhiều hình thức kết hợp các phương pháp nhằm mang lại hiệu quả thiết thực trong dạy học.

2. Từ thực trạng dạy học và kết quả thực nghiệm sư phạm về việc "kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh " đã khẳng định tính khả thi của việc kết hợp các phương pháp dạy học

không chỉ đối với môn học này, mà còn có khả năng áp dụng cho các môn Lý luận chính trị cũng như các môn khoa học xã hội nói chung.

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học được thực hiện bằng nhiều con đường, cách thức khác nhau. Kết hợp phương pháp truyền thống với phương pháp tích cực là một trong những con đường, cách thức đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng và các môn Lý luận chính trị nói chung trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên; đào tạo được một đội ngũ những người lao động mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thời đại văn minh trí tuệ.

3. Vận dụng, kết hợp các phương pháp dạy học đã được lý luận, thực tiễn và thực nghiệm sư phạm về việc kết hợp phương pháp truyền thống với phương pháp tích cực trong giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định tính khả thi của nó. Để thực hiện việc kết hợp các phương pháp dạy học nói trên một cách có hiệu quả, phải tuân theo những quy trình và bảo đảm những giải pháp nhất định. Khi vận dụng, lựa chọn việc kết hợp các phương pháp dạy học cần phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung và điều kiện dạy học; căn cứ vào nhu cầu, hứng thú, năng lực, trình độ của giảng viên và sinh viên. Kết hợp các phương pháp dạy học nhằm mục đích khai thác mặt tích cực và hạn chế mặt nhược điểm của mỗi một phương pháp, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, là duy nhất vì mỗi phương pháp dạy học đều có ưu điểm, hạn chế và khó khăn nhất định trong quá trình dạy học. Cho nên, cần lựa chọn và kết hợp khéo léo, nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học. Việc nghiên cứu kỹ từng bài, đặc điểm của từng bộ môn và đối tượng tiếp thu môn học để có sự phối kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học là việc làm cần thiết, thường xuyên của mỗi giảng viên để nâng cao chất lượng dạy học.

4. Để thực hiện việc kết hợp giữa các phương pháp trong quá trình day học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng và các môn Lý luận chính trị nói

chung, chúng ta cần chú ý đến đầy đủ cả hai yếu tố cơ bản (nội dung dạy học và phương pháp dạy học). Phải lựa chọn được nội dung dạy học khoa học, hợp lý, vừa sức với người học; phải lựa chọn những tri thức cơ bản nhất, trọng tâm nhất để hướng dẫn sinh viên học tập, nghiên cứu. Phải có được phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng sinh viên, phù hợp với từng môn học, từng phần, từng chương, từng mục. Phải phối kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học tích cực và tăng cường khai thác, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm đưa ra những hình thức, những phương pháp dạy học phù hợp nhất giúp cho sinh viên nắm vững nội dung chương trình môn học có hệ thống và biết cách tự học, tự nghiên cứu.

Vì vậy, kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học là một yêu cầu cấp bách, đúng hướng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn Lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo nước nhà trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn tư tưởng hồ chí minh ở trường đại học hùng vương thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w