I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
7. Kiến thức môn học này ra sao? (nếu dạy như thế này)
3.2.2. Nâng cao ý thức tự học, bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng học tập cho sinh viên
cho sinh viên
Để học tốt môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng và các môn Lý luận chính trị nói chung không chỉ có sự cố gắng tích cực đổi mới phương pháp trong giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, yêu nghề thì quá trình dạy học sẽ thành công mà cần phải có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ giữa Thầy và Trò và đặc biệt là tinh thần tự giác, tự tìm tòi nghiên cứu của người học sẽ giữ vai trò quyết định, vì vậy người học cần phải:
- Xác định được đối tượng, động cơ và mục đích học tập
Người học phải có động cơ học tập đúng đắn. Tâm lý chung của sinh viên là chỉ tập trung học những môn chuyên ngành, vì vậy các môn Lý luận chính trị được xem là môn học phụ vì chẳng giúp ích gì cho ngành nghề tương lai của mình sau này, học chỉ cần đủ điểm qua là được.Vậy nên, hơn ai hết giảng viên phải xây dựng, xác định cho sinh viên của mình tầm quan trọng, ý nghĩa của bộ môn ngay từ đầu năm học, từ khi mới bước chân vào giảng đường đại học với những buổi sinh hoạt đầu tiên của tuần lễ công dân sinh viên, làm cho
mỗi sinh viên phần nào nhận thức được vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của môn học đối với sự hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học và sự phát triển tư duy cũng như ý nghĩa của việc học tập môn Lý luận chính trị trong việc hình thành nhân cách của mỗi người. Đặc biệt, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị cho sinh viên trước những vấn đề xảy ra hằng ngày trong cuộc sống nhất là trong giai đoạn hiện nay.Từ đó tạo nên nhu cầu, mong muốn được học tập để trang bị cho mình hệ thống tri thức toàn diện. Khi sinh viên thực sự yêu thích môn học thì đây là một sức mạnh to lớn có sức lan tỏa sâu rộng, góp phần làm xóa nhòa đi tư tưởng ngại ngùng, chán nãn, buồn ngủ khi học tập các môn Lý luận chính trị nói chung và môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng.
Khi học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, đầu tiên chúng ta cần có sự khái quát chung, trả lời câu hỏi: học cái gì, học để làm gì? trước khi bàn tới học phương pháp học như thế nào?
Việc học tập, nghiên cứu môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tức là nghiên cứu trên phương diện lý luận, hoạt động lý luận, thế giới quan và tư tưởng của Người. Học về cách sống, cách đối nhân xử thế, học về cách làm người...Từ đó, người học hiểu và vận dụng vào giải quyết những công việc thực tế hàng ngày một cách có hiệu quả. Việc nắm vững nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở để học tập, nghiên cứu, vận dụng nó một cách sáng tạo trong hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong thực tiễn của đời sống.
Như vậy, rõ ràng việc học, nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết đối với mỗi người. Mỗi khi đã thấy rõ được tầm quan trọng, tính thiết thực của môn học thì cần phải xác định đúng động cơ, thái độ học tập ngay từ đầu. Học không chỉ với mục đích đủ điểm, mà cái chính yếu là để vận dụng nó vào giải quyết những công việc hàng ngày của cuộc sống, từ đó bản thân cần nêu cao quyết tâm, không ngại khó, ngại khổ, phải nổ lực, tích cực trong quá trình học tập để lĩnh hội tri thức.
Qua khảo sát, thực nghiệm và trao đổi với sinh viên, đặc biệt là tìm hiểu nguyên nhân đối với những sinh viên có kết quả học tập yếu kém, chúng tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên nguyên nhân là do không xây dựng được phương pháp học tập phù hợp. Những sinh viên này tiếp tục duy trì thói quen "học vẹt, học dồn, học tủ" từ các bậc học phổ thông. Nhiều em cố học thuộc lòng từng câu, từng chữ y nguyên như trong giáo trình, nhưng không nắm được nội dung cốt lõi của vấn đề học tập. Một số khác có thói quen chủ quan ỷ lại, quá tin vào sức mình, hoặc do lười nhác, một số cho rằng những môn học này thi đề mở nên chỉ việc mở sách ra chép là được, hoặc cũng có thể do không nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của môn học, hoặc cho rằng đây là môn học phụ, học đủ điểm là được nên không tập trung nổ lực học tập ngay từ đầu mà để đến ngày thi mới mở giáo trình ra vừa tìm vừa chép. Kết quả, vì không hiểu bài, không chuẩn bị bài trước nên không hiểu chính xác vấn đề mà đề bài yêu cầu do đó mặc dù mở giáo trình ra chép rất nhiều nhưng độ chính xác không cao, hơn nữa là đề thi mở do đó đòi hỏi tính thực tiễn cao, nhưng người học vì không theo dõi và học tập một cách nghiêm túc do đó phần liên hệ thường là làm chung chung, lạc đề, cuối cùng kết quả không như mong đợi.
Cần xác định rõ, khi bước lên bậc Cao đẳng, Đại học các em cần lực chọn cho mình một phương pháp học mới khác biệt với các phương pháp học tập ở phổ thông, ở đây vai trò chủ động lĩnh hội kiến thức hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự giác học tập của người học. Nhất là đối với các môn Lý luận chính trị, ngôn từ mang tính trừu tượng và khái quát cao trong khi đó phương pháp giảng dạy ở bậc này cũng có sự thay đổi rất lớn so với bậc phổ thông vì vậy nếu các em cứ ỷ lại, dựa dẫm hoặc quá tin tưởng vào phương pháp học tập thành công trước đây của mình ở bậc phổ thông sẽ không mang lại hiệu quả cao trong học tập.
Vì vậy việc lựa chọn và xây dựng cho minh một phương pháp học tập phù hợp với môn học và sở trường của mình, từ bỏ những thói quen học vẹt, học dồn, học tủ, chuyển sang phương pháp học tập mới, hình thành thói quen chủ
động nghiên cứu, tạo lập kỹ năng sưu tầm, tra cứu tài liệu, sử dụng các phương tiện học tập, tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề để lĩnh hội tri thức. Khi học trên lớp, không cần phải ghi chép nhiều, chỉ cần ghi tóm lược những ý chính và phải cố gắng lắng nghe để hiểu đúng tinh thần, thực chất của vấn đề. Khi về nhà cần đọc nhiều tài liệu, sách báo, tạp chí,... trước hết là đọc lại giáo trình để hiểu rõ các thuật ngữ, khái niệm, phạm trù, vấn đề...; tiếp đến là đọc các tài liệu tham khảo có liên quan; đối chiếu, liên hệ với thực tiễn để bổ sung kiến thức. Để có kiến thức sâu rộng và nhớ lâu, không những phải lắng nghe bài giảng của thầy, sử dụng các phương tiện học tập để tự học mà còn cần phải tích cực tham gia trao đổi, thảo luận, tranh luận cùng với bạn bè trong nhóm, trong lớp. Cụ thể: Nên tổ chức thực hiện cimena theo nhóm (mỗi nhóm học tập có khoảng 10 sinh viên) dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Sinh viên nên tập thói quen đọc trước tài liệu qui định trước khi đến lớp, chuẩn bị kỹ càng, suy ngẫm sâu sắc những vấn đề được yêu cầu thảo luận, có đề cương thể hiện nhận thức và quan điểm của mình về các vấn đề thuộc nội dung cimena nộp cho giảng viên, coi đó là là một khâu trong qui trình dạy – học bình thường, theo qui chế đào tạo của trường. Đồng thời có chế độ cho sinh viên được hoạt động tham quan thực tế, nghe báo cáo chuyên đề khoa học, thông tin thời sự chính sách... nhằm bổ sung và nâng cao nhận thức cả về lý luận và thực tiễn, để khi ra trường không bỡ ngỡ, lạc hậu với tình hình mà có thể nhập cuộc, phát huy trình độ, khả năng của mình vào mội trường công tác.
- Hình thành thói quen tự học, tự giác trong học tập
Học tập là công việc gắn bó suốt đời của mỗi con người chúng ta. Nó từ từ thẩm thấu thông qua từng lời giảng của Thầy, bài học của chúng ta chứ không phải học một sớm một chiều mà đủ và cũng không ai có thể học giùm cho chúng ta. Vì vậy, nếu bản thân chúng ta không tự giác học tập, tự xây dựng cho mình thói quen học tập thì dù cho dùng phương pháp, cách thức hoặc người Thầy có tận tâm và giỏi giang như thế nào thì cũng không thể mang lại cho người học một lượng kiến thức nhất định.
Do đó, việc hình thành thói quen tự học và tự giác trong học tập là một việc làm hết sức cần thiết đối với người học. Sinh viên phải tập làm sao cho mình một thói quen học tập cũng giống như thói quen được ăn cơm và uống nước hằng ngày, nếu mỗi ngày chúng ta không ăn cơm, uống nước thì ta không thể chịu được thì học tập cũng hình thành một thói quen như vậy, mỗi ngày chúng không được nạp vào trong đầu một lượng kiến thức nhất định thì coi như ta đã lạc hậu hơn chính bản thân ta một ngày. Khi chúng ta đã tạo ra được thói quen như thế thì trong lòng chúng ta cảm thấy rất vui, từ đó tạo động lực để chúng ta tiếp tục lĩnh hội những tri thức mới, như Lênin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”
- Rèn luyện kỹ năng sưu tầm tài liệu và sử dụng các phương tiện phục vụ học tập
V.I.Lênin đã từng nói: "Không có sách thì không có tri thức". Câu nói đó không những đã chỉ cho chúng ta nơi cất giữ một khối lượng tri thức khổng lồ, mà còn chỉ cho chúng ta con đường để đi tới tri thức của nhân loại. Không ở đâu có thể giúp chúng ta có nguồn tri thức dồi dào, phong phú bằng thư viện nếu ta biết khai thác và sử dụng tốt nó cho việc học tập của mình. Đây là một thuận lợi lớn, vì vậy người học cần nhanh chóng tiếp cận, tạo lập kỷ năng sưu tầm, tra cứu tài liệu, sử dụng các phương tiện hiện đại, khai thác tốt thư viện để phục vụ cho việc học tập của mình nhằm đạt kết quả cao nhất. Hiện nay, môn học Tư tưởng hồ Chí Minh có thể xem là một môn học với số lượng tài liệu vô cùng phong phú và được bán hầu như tất cả các nhà sách trong cả nước, do đó sinh viên sẽ có cơ hội lựa chọn cho mình những quyển sách hay, phù hợp với nội dung học tập của mình.