Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn tư tưởng hồ chí minh ở trường đại học hùng vương thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 80 - 81)

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

7. Kiến thức môn học này ra sao? (nếu dạy như thế này)

3.1.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. Đánh giá thường nằm ở khâu cuối của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành điểm khởi đầu của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới và tốt hơn trong cả một quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu học tập của sinh viên, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giảng viên và nhà trường, cho bản thân sinh viên để sinh viên học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên có ý nghĩa quan trọng, giúp giảng viên thu được những thông tin ngược về sinh viên, nắm được thực trạng kết quả học tập và nguyên nhân của thực trạng đó. Qua đó, giảng viên điều chỉnh hoạt động của sinh viên, hướng dẫn sinh viên tự hoạt động, tự học, tự nghiên cứu có hiệu quả hơn.

Việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của người học, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của sinh viên trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia

đình và cộng đồng xã hội. Chừng nào việc kiểm tra, đánh giá chưa thoát khỏi tính thụ động học tập của sinh viên thì chưa mang lại một hiệu quả cần thiết cho người. Do đó, khâu kiểm tra đánh giá giữ vai trò rất quan trọng và là một trong những điều kiện không thể thiếu được để nâng cao chất lượng dạy và học đối với môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng và các môn Lý luận chính trị nói chung.

Ngoài ra, khâu kiểm tra đánh giá này muốn phát huy hết tác dụng của nó thì đòi hỏi phải có một sự công bằng, công tâm của người dạy đối với tất cả người học, tránh đại khái, qua loa, thiên vị. Vì vậy, trong giảng dạy người giảng viên phải hết sức chú ý đến vấn đề này, có như vậy người giảng viên mới xứng đáng là người Thầy cho lớp lớp đàn em noi theo.

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn tư tưởng hồ chí minh ở trường đại học hùng vương thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w