I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
7. Kiến thức môn học này ra sao? (nếu dạy như thế này)
3.1.4. Sử dụng các phương tiện, thiết bị trong quá trình dạy học
Để thực hiện việc kết hợp giữa các phương pháp trong quá trình dạy học. Đặc biệt là sự kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh yêu cầu phải có những ph- ương tiện, thiết bị dạy học thuận tiện cho người học thực hiện các công việc độc lập, hoặc các hoạt động nhóm. Hình thức tổ chức lớp học phải dễ dàng thay đổi linh hoạt phù hợp với sự kết hợp các phương pháp dạy học trong tiết học cho người học.
Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình, giáo trình và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của sinh viên. Đáp ứng yêu cầu này phương tiện thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên và sinh viên thực hiện kết hợp các phương pháp dạy học.
Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác, kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp dạy học khác nhau.
Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp khi kết hợp giữa các phương pháp giảng dạy cần chú ý lựa chọn các phương pháp phù hợp với hình thức đào tạo
theo hệ thống tín chỉ. Kết hợp nhiều phương pháp trong một giờ học nhằm lấy ưu điểm của phương pháp này khắc phục nhược điểm của phương pháp khác và tạo ra sự linh hoạt đa dạng trong một giờ học.
Trong quy trình lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp, giảng viên cần kết hợp yếu tố kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong suốt quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên là một phương pháp bổ trợ rất hiệu quả cho các phương pháp dạy học, được áp dụng như một sự "thư giãn" sau 20 – 25 phút thuyết giảng hay thảo luận sẽ làm cho giờ học sinh động hơn, đồng thời cung cấp các thông tin phản hồi kịp thời cho giảng viên điều chỉnh cách dạy của mình.