0
Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Thực hiện tiến trình dạy học

Một phần của tài liệu KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 75 -78 )

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

7. Kiến thức môn học này ra sao? (nếu dạy như thế này)

3.1.2. Thực hiện tiến trình dạy học

Quá trình dạy học ở mỗi thời kỳ, giai đoạn, bối cảnh, điều kiện, tính chất môn học, đối tượng người học,... khác nhau sẽ có những bước, tiến trình khác,

cách thức tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, dù có khác nhau thế nào thì chúng ta cũng cần đảm bảo các bước cơ bản:

- Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ

Trước khi vào tiết học thì giảng viên cần ổn định tình hình lớp học, có thể điểm danh hoặc nhờ lớp trưởng điểm danh nhanh để nắm được tình hình học tập, đồng thời có thể kịp thời nhắc nhở, giúp đỡ sinh viên trong những tình huống cần thiết. Ngoài ra, đây còn là cơ sở để đánh giá thái độ chuyên cần của sinh viên. Tác giả cho rằng đây là một khâu rất quan trọng, có người cho rằng sinh viên đã lớn thì hãy để các em tự ý thức chứ không cần điểm danh, tôi đồng ý nhưng theo kinh nghiệm hơn mười năm giảng dạy của mình thì sinh viên Việt Nam sự tự giác này còn rất kém hơn nữa đây là một môn học đặc thù nên sinh viên không có tâm thế chờ đợi để được học như các môn chuyên ngành khác, vì vậy các em sẽ lơ là, mà lơ là một vài buổi thì sẽ tạo cảm giác lười biến và không hiểu bài bỡi giữa các tiết học, bài học diễn ra theo giống như một câu chuyện, đòi hỏi bạn phải nghe, phải xem thì mới hết được cái hay của nó.

Tiếp đến, giảng viên nên kiểm tra bài cũ vào đầu giờ học hoặc đan xen kiểm tra trng quá trình dạy bài mới nhằm đánh giá kết quả học tập bài cũ, mức độ hiểu bài, từ đó giảng viên sẽ có những thông tin phản hồi cần thiết để kịp thời điều chỉnh cách giảng dạy của mình, đồng thời, chuẩn bị tâm thế chủ động và tạo hứng khởi cho sinh viên khi đầu bài học mới. Giảng viên có thể sử dụng nhiều hình thức để kiểm tra việc tự học của sinh viên: có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, vấn đáp hoặc câu hỏi mở,...

- Giới thiệu bài mới

Đây là hoạt động cần thiết nhằm tạo tâm thế định hướng tư duy, tập trung chú ý của người học vào chủ đề nội dung chính của bài học. Do đó, giới thiệu bài mới, mục mới cần đạt được các yêu cầu: Nhằm liên kết các kiến thức đã học với các tri thức mới sắp hình thành qua việc khái quát mục tiêu bài học. Có thể tạo mâu thuẫn và người học cảm thấy có nhu cầu cần phải giải quyết. Ví dụ, khi giảng về nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc

thống nhất thì giảng viên cần phải đặt vấn đề : Vì sao phải đoàn kết trên nền tảng liên minh công – nông – trí thức? Từ đó, tạo tâm lý mâu thuẫn và sinh viên muốn giải quyết mâu thuẫn đó. Hoặc khi giảng về môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong chương số 4 nói về giá trị của hàng hóa: chúng ta có thể đặt vấn đề: vì sao hai hàng hóa khác nhau, giá trị sử dụng không giống nhau lại có thể trao đổi được với nhau? Vì chúng có cùng giá trị? Lấy gì để đo lượng giá trị đó?... Sinh viên sẽ rất muốn biết thực ra vì sao giũa hai hàng hóa ấy lại có thể trao đổi với nhau. Ở đây chúng ta đã tạo ra những mâu thuẫn, những vấn đề mà sinh viên sẽ rất muốn biết, muốn chiếm lĩnh những tri thức đó, muốn vậy sinh viên phải đọc, phải suy nghĩ, phải liên kết các kiến thức trước đây lại với nhau để giải quyết vấn đề.

- Dạy bài mới

Việc thiết kế một cách đầy đủ, rõ ràng, chi tiết các hoạt động của Thầy và Trò cũng như dự kiến một số tình huống có thể xảy ra và hướng giải quyết xử lý các tình huống đó theo phương pháp sư phạm sẽ là một thành tố giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của một tiết giảng. Do đó, tùy vào nội dung của từng bài học, tiết học chúng ta phải xác định hết sức cụ thể rõ ràng các yếu tố cần thiết như: Thời gian, phương pháp, phương tiện, hoạt động của Thầy, hoạt động của trò...Ở bước này, giảng viên giúp sinh viên nắm vững nội dung bài học một cách tốt nhất, nếu bước này được triển khai tốt, hiệu quả thì quá trình dạy – học coi như đã thành công hơn một nửa. Nếu chúng ta lựa chọn và sử dụng không đúng phương pháp, thời gian quá nhiều hoặc quá ít, phương tiên không phù hợp thì bài giảng sẽ vô cùng chán ngắt, nhạt nhẽo, sinh viên sẽ không thể hứng khởi với bài của mình. Vì vậy, người giảng viên phải chuẩn bị một cách chu đáo, cẩn thận trong từng trang giáo án của mình. Nhưng để biết một cách chính xác là phương pháp giảng dạy của mình có hiệu quả không thì bước kế tiếp chúng ta phải kiểm tra lại bằng bước kế tiếp.

Sau khi hướng dẫn sinh viên tìm hiểu bài học, giảng viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi nâng cao, câu hỏi mở để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức, hoặc kiểm tra vấn đáp để đánh giá kỹ năng nhận thức và trình bày của sinh viên. Đây là hoạt động quan trọng nối tiếp sau hoạt động phát triển chủ đề. Toàn bộ nội dung kiến thức bài học cũng như các đơn vị kiến thức trong bài học được kết nối lại trong mối quan hệ lôgíc, biện chứng của chủ đề, trong đó kiến thức trọng tâm được nhấn mạnh. Tùy theo nội dung kiến thức bài học và đối tượng lĩnh hội tri thức môn học, việc củng cố kiến thức có thể được thực hiện hoàn toàn do người dạy hay do người học, hoặc kết hợp cả người dạy và người học. Khi củng cố kiến thức bài học giảng viên cần chú ý liên hệ thực tiễn, rút ra ý nghĩa của việc học tập môn học và tầm ảnh hưởng của môn học tới công việc, chuyên môn cũng như trong cuộc sống của các em. Đồng thời, giảng viên phải đưa ra các tình huống, câu hỏi để sinh viên tìm cách liên hệ vận dụng kiến thức, rèn luyện kỷ năng cho sinh viên, góp phần chuẩn bị hành trang cho sinh viên sau khi rời khỏi ghế nhà trường.

- Hướng dẫn sinh viên tự học ở nhà

Đây là một công việc hết sức cần thiết của người giảng viên. Thứ nhất, sinh viên có thể tự học và nghiên cứu bài học ở nhà trước khi lên lớp. Điều này sẽ giúp cho người giảng viên đỡ mất thời gian về những vấn đề đã được trình bày trong giáo trình, người dạy có thể truyền đạt thêm nhiều thông tin khác hoặc có thời gian làm rõ vấn đề cũng như liên hệ thực tế nhiều hơn, Thứ hai, với việc tự học ở nhà giúp sinh viên chủ động được kiến thức mình sẽ học là gì, đồng thời giúp cho người học có thể điều chỉnh hướng tư duy của mình nếu người học hiểu chưa chính xác vấn đề, ngoài ra việc tự học của sinh viên sẽ giúp cho họ tự mình chiếm lĩnh được tri thức ấy và giúp họ sẽ nhớ lâu hơn. Đây cũng là bước đầu tập cho sinh viên biết tự mình nghiên cứu khoa học, tập dượt làm việc độc lập.

Một phần của tài liệu KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 75 -78 )

×