Những kết quả đạt được trong việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn tư tưởng hồ chí minh ở trường đại học hùng vương thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 40 - 41)

1. Phương pháp sử dụng chủ yếu trong giảng dạy

1.3.2.Những kết quả đạt được trong việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở

trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh

Ở Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh hiện nay hầu hết giảng viên đã nhận thức được sự cần thiết phải kết hợp các phương pháp trong quá trình dạy học nhất là sự kết hợp giữa phương pháp truyền thống và hiện đại, điều này được thể hiện rõ thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp Trường và liên trường, hầu hết các đề tài này đều xoay quanh nội dung: đổi mới phương pháp trong dạy học trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là đối với khoa Lý luận Chính trị mà tôi đã trình bày trong phần 1.3.1.

Trên thực tế đã kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy một số nội dung của các môn học. Cụ thể là đối với các Lý luận Chính trị như môn: Những nguyên lý Cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ví dụ đối với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin phần thứ nhất (Phần Triết học) khi bàn về vấn đề vật chất ,thứ nhất tôi trình bày các quan điểm của các nhà duy vật trước Mác, sau đó đưa ra nhận xét về các quan niệm này, tiếp đến bàn về vấn đề vật chất theo quan điểm của Lênin. Cuối

cùng, để củng cố sự nhận thức và giúp sinh viên hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa vật chất và một dạng vật thể cụ thể thì tôi sử dụng phương pháp nêu vấn đề: cái bàn; tiền bạc, ... có phải là vật chất không?

Với sự vận dụng kết hợp các phương pháp trong quá trình dạy học đã mang lại một kết quả bước đầu vô cùng khả quan. Từ chỗ, sinh viên rất ngán ngẩm, buồn ngủ, đi học không đều, làm việc iêng trong giờ học, kết quả điểm số thấp… ở các môn khoa học xã hội, đặc biệt là đối với các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh thì nay các em đã tìm thấy niềm hứng khởi trong học tập, chịu khó phát biểu, đặt câu hỏi trong lớp học và tranh thủ lúc nghỉ giải lao để hỏi giảng viên, thậm chí các em còn trao đổi nội dung học tập thông qua những phương tiện thông tin khác: điện thoại, email khi Thầy – Trò kông gặp nhau trên giảng đường… Điều này được chứng minh bởi một kết quả vô cùng khả quan khi khoa Lý luận chính trị triển khai trong học kỳ này và kết quả được tổng kết thông qua môn Tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn tư tưởng hồ chí minh ở trường đại học hùng vương thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 40 - 41)