hành đòi hỏi đội ngũ giáo viên, CBQL phải nâng cao chất lượng đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn. CBQL nhà trường TH trước hết phải đáp ứng và vượt các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH, ngoài ra, họ còn phải đáp ứng và vược các yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng trường TH.
- Các chế độ chính sách đối với CBQL. Muốn phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung, CBQL trường Tiểu học nói riêng cần phải có chính sách đãi ngộ thích đáng cho CBQL. Đội ngũ CBQL, giáo viên đảm bảo được định mức lao động theo quy định của ngành cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, quản lý phải đầy đủ, hiện đại mới tạo thuận lợi cho CBQL thực hiện tốt nhiệm vụ. Phải có nguồn kinh phí cho hoạt động của nhà trường, trong đó cần có kinh phí để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, giáo viên.
1.5.3.2. Các yếu tố chủ quan
- Nhận thức của CBQL giáo dục các cấp. Quan điểm, tầm nhìn của CBQL giáo dục các cấp như thế nào cũng là vấn đề ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng CBQL giáo dục nói chung và CBQL trường TH nói riêng. Đối tượng muốn nói đến ở đây là lãnh đạo Phòng giáo dục, Phòng nội vụ, UBND huyện,… Nếu đội ngũ này nhận thức được tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng CBQL (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường TH) có tầm nhìn chiến lược cũng là điều kiện để xây dựng chiến lược phát triển CBQL đúng đắn, hiệu quả. Không quan tâm, nhận thức lạc hậu là hòn đá tảng ngăn cản sự phát triển đội ngũ CBQL giáo dục.
- Trình độ, năng lực làm công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục. Nhận thức đúng, hành động đúng mới phát huy tối đa hiệu quả hoạt động. Cách thức, biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục thể hiện trình độ, năng lực của các cấp quản lý. Nếu chỉ chú trọng đến phát triển chiều rộng, không chú trọng đến phát triển chiều sâu hoặc ngược lại, hay chỉ chú ý đến năng lực, số lượng đội ngũ CBQL chứ không quan tâm đến cơ cấu để đưa ra những dự báo trong tương lai thì đến một lúc nào đó, đội ngũ CBQL sẽ chỉ đáp ứng được một phần, một mặt nào đó theo chuẩn. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng toàn diện, cơ cấu nói chung của đội ngũ CBQL giáo dục.
- Các tổ chức, cá nhân bên trong và bên ngoài nhà trường đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Sự quan tâm, ủng hộ về vật lực, tài lực của các tổ chức cá nhân được xem như là vấn đề xã hội hoá công tác nâng cao chất
lượng đội ngũ CBQL giáo dục. Nếu xã hội hoá một cách triệt để sẽ góp phần thực hiện hiệu quả việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục.
- Ngoài ra, các yếu tố như: nội dung, chương trình, mục tiêu đào tạo; CSVC phục vụ dạy học; chất lượng và sự tâm huyết của đội ngũ giảng viên; nhận thức và năng lực của bản thân người học cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng đội gũ CBQL giáo dục.
1.6. Cơ sở pháp lý của đề tài
1.6.1. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tácnâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói chung và CBQL các trường TH nói nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói chung và CBQL các trường TH nói riêng