Đổi mới cơ chế, chính sách cho đội ngũ CBQL các trườngTH huyện Minh Hoá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện minh hóa tỉnh quảng bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 90)

- Công tác tuyển chọn, sử dụng CBQL các trườngTH huyện Minh Hoá còn

3.2.5.Đổi mới cơ chế, chính sách cho đội ngũ CBQL các trườngTH huyện Minh Hoá

d) Các điều kiện đảm bảo để thực hiện giải pháp

3.2.5.Đổi mới cơ chế, chính sách cho đội ngũ CBQL các trườngTH huyện Minh Hoá

phạm mà kết luận đề nghị phải điều chỉnh vẫn tồn tại không được khắc phục.

- Qua kiểm tra đánh giá, kiên quyết xử lý những sai phạm, có hình thức kỷ luật và bãi nhiệm những CBQL không còn uy tín, thoái hoá, biến chất ra khỏi cương vị lãnh đạo quản lý.

-Thực hiện miễn nhiệm và mạnh dạn thay thế những CBQL không hội đủ các điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ, số CBQL này không thực hiện bổ nhiệm lại trong nhiệm kỳ tiếp theo.

- Không nhất thiết phải chờ đến thời hạn hết nhiệm kỳ mới rà soát, đánh giá đội ngũ CBQL để thực hiện miễn nhiệm, bổ nhiệm lại, mà hàng năm phòng giáo dục cần có kế hoạch rà soát, đánh giá CBQL, lấy phiếu tín nhiệm CBQL từ đội ngũ giáo viên của nhà trường. Trường hợp CBQL có sai phạm, phiếu tín nhiệm thấp, không đủ uy tín lãnh đạo thì có sự điều chỉnh phù hợp hoặc thực hiện thuyên chuyển hoặc thực hiện miễn nhiệm và có kế hoạch đề bạt, bổ nhiệm thay thế để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị.

d) Các điều kiện đảm bảo để thực hiện giải pháp

Xây dựng được kế hoạch thanh, kiểm tra đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá phù hợp, khả thi. Phải xây dựng được các nội dung, các chuẩn để thanh, kiểm tra, đánh giá. Trình độ, năng lực của đội ngũ làm công tác thanh, kiểm tra phải đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thanh, kiểm tra, đánh giá. Công bằng, khách quan trong kiểm tra, đánh giá cũng là điều kiện để thực giai pháp có hiệu quả.

3.2.5. Đổi mới cơ chế, chính sách cho đội ngũ CBQL các trường TH huyện MinhHoá Hoá

a) Mục đích của giải pháp

Cơ chế, chính sách về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nếu phù hợp, thoả đáng đối với đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá là động lực giúp cho đội ngũ CBQL không ngừng học tập, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, trình độ lý luận chính trị,… nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý các nhà trường tiểu học.

b) Nội dung của giải pháp

- Đổi mới chính sách đãi ngộ đối với CBQL.

Để tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Minh Hoá phát huy năng lực, giúp họ toàn tâm, toàn lực với sự nghiệp GD-ĐT, các cấp quản lý cần bảo đảm cho họ những điều kiện về vật chất, tinh thần như nhà công vụ, phòng làm việc, phương tiện đi lại, các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý,… Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, trong công tác thi đua khen thưởng cần thực hiện công khai, dân chủ, công bằng, tránh hình thức, cả nể; khen thưởng phải đúng người, đúng thành tích và có tác dụng giáo dục, động viên.

Quan tâm đến công tác phát triển Đảng trong trường học, đặc biệt trong đội ngũ giáo viên được quy hoạch CBQL.

- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng:

Thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh phí, khuyến khích đối với CBQL (kể cả đương chức và trong quy hoạch) trong việc học tập, nghiên cứu, tạo điều kiện về thời gian trong việc đào tạo, bồi dưỡng. Đối với bậc học đại học có thể hỗ trợ 50% kinh phí và học phí đào tạo, bậc học cao học có thể khuyến khích hỗ trợ 100% kinh phí và học phí đào tạo. Ưu tiên bồi dưỡng, đào tạo cán bộ là nữ, là người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó cần ban hành những chế tài cho người được tham gia đào tạo, bồi dưỡng như việc phải công tác phục vụ tại huyện ít nhất 10 năm sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Chính sách sử dụng:

Chú ý cơ cấu đội ngũ CBQL nhằm đảm bảo sự cân đối giữa độ tuổi, giới tính, vùng miền. Ưu tiên bổ nhiệm đối với CBQL là nữ, là dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt, công bằng việc luân chuyển đội ngũ CBQL giữa các đơn vị vùng biên

giới với vùng thuận lợi 5 năm một lần. Tối đa một hiệu trưởng không ở quá hai nhiệm kỳ tại một đơn vị. Thực hiện nhiệm kỳ 5 năm phải bổ nhiệm lại.

c) Tổ chức thực hiện giải pháp

Phòng GD-ĐT tổ chức lấy ý kiến đội ngũ CBQL các trường TH, tổng hợp tham mưu cho Phòng nội vụ, trình Uỷ ban phê duyệt về chính sách phát triển đội ngũ CBQL các trường TH gồm chính sách đãi ngộ, chính sách đào tạo bồi dưỡng và chính sách sử dụng đội ngũ CBQL các trườngTH huyện Minh Hoá.

Sau khi chính sách được thông qua cần phổ biến rộng rãi cho các CBQL, giáo viên các đơn vị trường học. Chính sách phải được thực hiện kịp thời, đồng bộ, công khai, công bằng.

d) Các điều kiện đảm bảo để thực hiện giải pháp

Năng lực, trình độ của những người xây dựng các chính sách. Nếu những người làm công tác này đề xuất, xây dựng được những chính sách hợp lý sẽ là một trong những điều kiện để giải pháp được khả thi.

Nguồn kinh phí thực hiện giải pháp. Chính sách đã hợp lý nhưng kinh phí để thực hiện chính sách lại là yếu tố then chốt quyết định tính hiệu quả của chính sách.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện minh hóa tỉnh quảng bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 90)