Tổ chức thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện minh hóa tỉnh quảng bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 71 - 73)

- Công tác tuyển chọn, sử dụng CBQL các trườngTH huyện Minh Hoá còn

c)Tổ chức thực hiện giải pháp

+ Sau khi dự báo quy mô, mạng lưới trường lớp những năm tiếp theo, số lượng CBQL nghỉ hưu, chuyển công tác hay nghỉ vì lý do khác, từ đó có dự báo số lượng CBQL cần bổ sung. Để làm được điều này, phòng GD-ĐT phải tổ chức cho các trường xây dựng kế hoạch 5 năm, 10 năm, …Tập hợp và đưa ra dự báo chính xác về số lượng CBQL trong những năm tới để tham mưu cho UBND huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch.

+ Tiếp theo tiến hành đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá. Phòng GD-ĐT cần quán triệt việc đánh giá, xếp loại đội ngũ CBQL các trường TH đảm bảo tính khách quan, công bằng. Đối với đánh giá hiệu trưởng thì giao cho chủ tịch công đoàn chủ trì và tiến hành đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng trường TH. Đối với phó hiệu trưởng thì hiệu trưởng chủ trì đánh giá. Trong quá trình xem xét đánh giá phải dựa trên cơ sở ý kiến tự đánh giá và tập hợp các ý kiến CB, GV, NV trong trường, đặc biệt quan tâm đến phẩm chất, đạo đức, lối sống cũng như kết quả đạt được. Trên cơ sở các báo cáo đánh giá, xếp loại CBQL các trường TH cùng với kết quả thanh kiểm tra, phòng GD- ĐT rà soát, rút ra được những mặt mạnh, mặt hạn chế của đội ngũ CBQL, tiến hành phân loại làm cơ sở để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL.

Một số điểm cần lưu ý khi đánh giá:

- Đánh giá đội ngũ CBQL phải dựa vào nhiều nguồn thông tin: tự đánh giá, đánh giá của CB, GV, NV, địa phương, dư luận xã hội, kết quả thanh, kiểm tra... Khi đánh giá, hồ sơ phải được lưu trữ đầy đủ để làm cơ sở cho việc thực hiện công tác quy hoạch.

- Khi đánh giá phải dựa vào tiêu chuẩn, chức danh, công việc được phân công, môi trường của từng địa phương, dựa vào trình độ được đào tạo, năng lực thực tiễn trong công tác và lấy hiệu quả công việc để đánh giá. Có cơ chế đánh giá mang tính khách quan, trung thực, tránh trường hợp chủ quan hoặc còn có yếu tố phụ thuộc vào các mối quan hệ thân thế, họ hàng… Đánh giá phải mang tính giáo

dục động viên kết hợp các biện pháp hành chính giúp cho đội ngũ phát triển tốt hơn.

+ Tiến hành phân loại đội ngũ CBQL các trường TH, đây là việc làm thường xuyên hàng năm của phòng GD-ĐT. Qua công việc này phòng GD-ĐT sẽ xác định bộ phận CBQL nào cần thay thế, bộ phận CBQL đáp ứng được yêu cầu cần tiếp tục bố trí và bộ phận CBQL cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng. Trên cơ sở đó phòng GD-ĐT sẽ làm tốt công tác tham mưu trong việc tuyển chọn, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng ... đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học sát đúng với nhu cầu phát triển giáo dục bậc tiểu học của địa phương.

+ Xây dựng kế hoạch nhu cầu dài hạn về đội ngũ cán bộ quản lý.

Việc xây dựng kế hoạch nhu cầu dài hạn về đội ngũ CBQL giáo dục ở địa phương chính là công tác quy hoạch đội ngũ CBQL. Quy hoạch CBQL phải xuất phát từ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Muốn làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL, trước hết phải dựa trên cơ sở nghiên cứu dự báo về công tác phát triển giáo dục của địa phương. Quy hoạch CBQL còn phải xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của ngành và những vấn đề cần quan tâm để phát triển giáo dục ở địa phương.

Hiện nay, những vấn đề cần quan tâm chỉ đạo để phát triển giáo dục tiểu học của huyện Minh Hoá là:

- Duy trì, củng cố nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Phấn đấu đến năm 2014 có 100% các xã đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng văn hoá và hạnh kiểm, chú trọng trên cả lĩnh vực dạy chữ đi đôi với dạy người; chú trọng nâng cao chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà.

- Ưu tiên đầu tư cho các trường thuộc các xã đặc biệt khó khăn, cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giáo viên, CBQL có trình độ năng lực. Vì thực trạng trong nhiều năm qua chất lượng giáo dục bậc tiểu học ở những trường thuộc các xã đặc biệt khó khăn luôn bị đánh giá là còn nhiều yếu kém.

- Phấn đấu tăng dần số trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015 là 8 trường, năm 2020 là 16 trường.

- Xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Trong quy hoạch cần phân thành các nhóm:

- Nhóm đội ngũ cán bộ kế cận gồm những giáo viên có triển vọng làm tốt công tác quản lý.

- Nhóm cán bộ làm tốt công việc hiện nay cần tiếp tục bố trí.

- Nhóm cán bộ có triển vọng nhưng còn hạn chế về một số mặt cần tiếp tục đào tạo bồi dưỡng.

- Nhóm cán bộ hạn chế về phẩm chất, năng lực, cần phải được thay thế. - Nhóm cán bộ sẽ về hưu, chuyển công tác cần bổ sung.

Việc phân loại như trên sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng kế họach đào tạo, bồi dưỡng sát, đúng và bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL, đáp ứng cho nhu cầu phát triển đội ngũ CBQL của giáo dục tiểu học ở địa phương. Một điều cần lưu ý là khi đã dự kiến được đối tượng sẽ đưa vào quy hoạch phòng GD-ĐT có thể tham mưu cho phòng nội vụ tiến hành bỏ phiếu thăm dò tại cơ sở để khẳng định lần cuối cùng về uy tín, năng lực đối tượng quy hoạch.

+ Tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL, đây là khâu hiện thực hoá sau khi đã xử lý các thông tin thu thập được. Quy hoạch, kế hoạch phải đảm bảo tính phù hợp, tính khả thi, tính hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện minh hóa tỉnh quảng bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 71 - 73)