- Công tác tuyển chọn, sử dụng CBQL các trườngTH huyện Minh Hoá còn
d) Các điều kiện đảm bảo để thực hiện giải pháp
3.3. Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
của các giải pháp
Để kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp, chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến của một số CBQL giáo dục đã nghỉ hưu, một số CBQL giáo dục đã chuyển công tác và đang đảm nhận chức vụ lãnh đạo ở địa phương; đồng thời lập phiếu trưng cầu ý kiến đối với 50 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục và CBQL trường tiểu học, trong đó 14 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục và 36 CBQL đương chức ở các trường tiểu học. Qua việc xin ý kiến cũng như việc trưng cầu, kết quả như sau:
- Về việc xin ý kiến: Hầu hết các đồng chí được xin ý kiến đều tán đồng với các giải pháp mà chúng tôi đề xuất có tính cấp thiết và khả thi, bởi vì các giải pháp đề xuất phù hợp với các quan điểm mà Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã xác định, hơn nữa nó phù hợp với yêu
cầu của địa phương về phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội trong đó công tác phát triển giáo dục được đặt lên hàng đầu. Mặt khác, hiện nay trước yêu cầu đổi mới của công tác giáo dục thì yếu tố đội ngũ cán bộ giáo viên mà nhất là đội ngũ CBQL cần phải được phát triển để đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên các đồng chí được xin ý kiến cũng cho rằng: Việc thực hiện các giải pháp đã đề xuất còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như về thực trạng đội ngũ CBQL, về kinh phí, về nhận thức,… Vì vậy cần vận dụng thực hiện phù hợp với điều kiện của ngành cũng như của địa phương.
- Về trưng cầu ý kiến:
Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp Giải pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Cấp thiết Ít cấp thiết không cấp thiết Khả thi Ít khả thi không khả thi
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ đội ngũ CBQL.
95 4 1 86 8 6
Thực hiện tốt việc tuyển chọn, sử dụng
đội ngũ CBQL. 92 6 2 85 8 7
Đổi mới nội dung, phương pháp, hình
thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL. 85 11 4 81 10 9 Tăng cường công tác thanh, kiểm tra,
đánh giá đội ngũ CBQL. 97 3 0 98 2 0
Đổi mới cơ chế chính sách cho đội ngũ
CBQL. 86 9 5 80 12 8
+ Về mức độ cấp thiết: Các giải pháp đề ra trong phiếu xin ý kiến đều được đánh giá là cấp thiết cho việc phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Minh Hoá, mức độ cấp thiết chiếm tỉ lệ cao( trên 80%), mức độ ít cấp thiết và không cấp thiết cũng được đề cập nhưng tỉ lệ thấp. Điều này cho thấy các giải
pháp là rất cần thiết đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá. Trong đó các giải pháp: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ đội ngũ CBQL; thực hiện tốt việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ CBQL; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL được xem là mang tính đột phá quyết định chất lượng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá. Vì công tác quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL ở huyện Minh Hoá chủ yếu làm theo kinh nghiệm, ý kiến chủ quan, thiếu chặt chẽ, khoa học,…nên dẫn đến chất lượng đội ngũ CBQL còn tồn tại nhiều yếu kém.
+ Về mức độ khả thi: Nhìn chung, các giải pháp đã đề xuất như: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ đội ngũ CBQL; thực hiện tốt việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ CBQL; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL; đổi mới cơ chế chính sách cho đội ngũ CBQL đều được các đối tượng lấy ý kiến đánh giá là khả thi, bởi vì các giải pháp này phần lớn phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân ngành Giáo dục, trong đó có hai bộ phận quan trọng là các trường tiểu học và bộ phận quản lý chuyên môn, tham mưu cho UBND huyện là Phòng GD-ĐT. Ngoài ra, các bộ phận như Phòng Nội vụ, lãnh đạo UBND, Hội đồng nhân dân các cấp, Huyện uỷ, Sở GD-ĐT,… cũng là yếu tố góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công các giải pháp. Việc đánh giá của một số CBQL về mức độ ít cấp thiết và không cấp thiết, mức độ ít khả thi và không khả thi là do xuất phát từ thực trạng của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL ở địa phương còn tồn tại nhiều bất cập trong thời gian qua.
3.4. Kết luận chương 3
Từ những cơ sở lý luận của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói chung, đội ngũ CBQL các trường học nói riêng và thực trạng đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Minh Hoá, chúng tôi nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Minh Hoá trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp chúng tôi đề xuất không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nhưng đối với huyện Minh Hoá là vấn đề lần đầu tiên được đề cập, góp phần cho việc nghiên cứu, vận dụng để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các
trường tiểu học trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, các giải pháp cũng chỉ mang tính chất lý luận, còn việc thực hiện các giải pháp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, điều kiện phát triển giáo dục của huyện là một huyện miền núi,… Điều quan trọng là sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý ngành và chính quyền địa phương, sự quan tâm đó không chỉ dừng lại ở các chủ trương, chính sách mà còn bằng hành động thực tiễn trong xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cũng như quan tâm đầu tư các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Minh Hoá.