Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện minh hóa tỉnh quảng bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 76 - 81)

- Công tác tuyển chọn, sử dụng CBQL các trườngTH huyện Minh Hoá còn

3.2.3.Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá

d) Các điều kiện đảm bảo để thực hiện giải pháp

3.2.3.Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá

a) Mục đích của giải pháp

Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá là một công việc rất cần thiết và được tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị, đạo đức lối sống đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục tiểu học của huyện trong giai đoạn mới.

b) Nội dung của giải pháp

- Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá.

+ Về chuyên môn, nghiệp vụ:

Để đáp ứng yêu cầu cho công tác quản lý, người CBQL cần được đào tạo kiến thức khoa học cơ bản của các môn học; kiến thức về nghiệp vụ như Tâm lý học, giáo dục học, về đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện, đổi mới kiểm tra, đánh giá.

Đội ngũ CBQL là những người được tuyển chọn, bổ nhiệm từ đội ngũ giáo viên có năng lực, đảm bảo các tiêu chuẩn quy định, trong đó có trình độ chuyên môn được đào tạo chuẩn. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu phát triển của xã hội trong sự nghiệp đổi mới, ngành giáo dục thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, những kiến thức không phù hợp cần phải đào thải, những kiến thức mới cần được cập nhật. Hơn nữa, một bộ phận CBQL thoát ly công tác giảng dạy, chuyên môn có sự hạn chế. Vì vậy, đội ngũ CBQL cần được được bồi dưỡng

những kiến thức cập nhật, nghiệp vụ sư phạm nhất là về đổi mới phương pháp, để đáp ứng được yêu cầu giáo dục tiểu học trong thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

+ Về quản lý:

Trong thực trạng hiện nay, đội ngũ CBQL trường tiểu học của huyện Minh Hoá đã cơ bản đượctham dự các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về quản lý. Tuy nhiên trong thực tiễn nhiều CBQL chưa đáp ứng được yêu cầu. Như vậy hiệu quả công tác bồi dưỡng thấp. Để khắc phục vấn đề này, sực cần thiết CBQL phải được đào tạo cơ bản để đáp ứng được yêu cầu của nghề quản lý. Người CBQL trường tiểu học cần phải được trang bị lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, nội dung về công nghệ thông tin cần thiết để ứng dụng trong quản lý, kể cả những kinh nghiệm tiên tiến trong quản lý giáo dục… nhằm nâng cao năng lực cho CBQL, phát huy được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người CBQL trong các hoạt động của nhà trường. Mặt khác, do điều kiện đặc thù của địa phương, để phục vụ cho công tác quản lý có hiệu quả, người CBQL trường tiểu học trên địa bàn huyện Minh Hoá cần được bồi dưỡng về ngôn ngữ của đồng bào tộc người như Khùa, Sách thuộc nhóm Bru-Vân kiều.

+ Về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá.

Để nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL nói chung, CBQL trường tiểu học nói riêng, người CBQL cần được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chính trị, bồi dưỡng rèn luyện về phẩm chất đạo đức lối sống. Để đáp ứng yêu cầu này người CBQL trường tiểu học cần được trang bị những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục và đào tạo. Qua đó hình thành cho đội ngũ CBQL về thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng; có hiểu biết nhất định về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước của địa phương; có phẩm chất nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp để vận dụng tốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình.

Thứ nhất là căn cứ vào quy hoạch đội ngũ CBQL để xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ quản lý.

- Đối với cán bộ đương chức:

Số CBQL lớn tuổi, nhiều năm làm công tác quản lý nếu không có điều kiện để nâng cao trình độ có thể cho bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngắn hạn, tham gia các lớp học chuyên đề và tự bồi dưỡng.

Số CBQL còn lại cần phân loại để đào tạo bồi dưỡng cho hợp lý, phù hợp với điều kiện, hướng quy hoạch số cán bộ đã đạt chuẩn về chuyên môn thì đào tạo để nâng cao trình độ. Số CBQL đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục thời kỳ phổ thông cơ sở thì nay cần được bồi dưỡng lại. Những người chưa bồi dưỡng nghiệp vụ thì cần có kế hoạch đào tạo hoặc bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Số CBQL có trình độ THSP, trong hướng quy hoạch lâu dài thì tạo điều kiện đi học để nâng chuẩn, CĐSP tiểu học hoặc ĐHSP tiểu học, cử nhân quản lý giáo dục, thạc sĩ quản lý giáo dục.

- Đối với cán bộ kế cận:

Một mặt có chính sách ưu tiên trong việc nâng cao trình độ cho những giáo viên nằm trong diện quy hoạch, những giáo viên giỏi và có nhiều thành tích cống hiến cho nhà trường. Mặt khác khi bổ nhiệm CBQL phải yêu cầu đạt trình độ tối thiểu về chuyên môn và quản lý theo tiêu chuẩn chức danh quy định. Do đó, những giáo viên có phẩm chất, năng lực trong diện quy hoạch đội ngũ kế cận phải được đào tạo, bồi dưỡng cả về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý trước khi bổ nhiệm.

Thứ hai là, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Thông qua các kênh đào tạo bồi dưỡng chính quy, tập trung, tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn, tập huấn, tham quan trao đổi kinh nghiệm, tự học tập rèn luyện, tự bồi dưỡng.

Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề về chuyên môn giúp đội ngũ CBQL nắm vững chương trình, phương pháp đặc trưng, phát huy khả năng giảng dạy, chỉ đạo tốt các môn học ở bậc tiểu học.

CBQL các trường phải tham gia giảng dạy theo quy định: Hiệu trưởng 2 tiết/tuần, phó hiệu trưởng 4 tiết/tuần, dành thời gian cho việc chỉ đạo chuyên môn, tăng cường dự giờ, thăm lớp đối với giáo viên, học sinh kiểm tra các hoạt động giáo dục.

Cần tổ chức thi CBQL giỏi, để đội ngũ CBQL có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và khẳng định được khả năng của mình.

Ngoài việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh quy định cho CBQL thì đội ngũ CBQL trường tiểu học trên địa bàn huyện Minh Hoá tỉnh Quảng Bình cần được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị ngôn ngữ nói của đồng bào các tộc người Khùa, Sách thuộc nhóm Bru-Vân Kiều. Vì vốn ngôn ngữ phổ thông của các đồng bào dân tộc còn hạn chế. Do vậy CBQL và cả giáo viên cần được trang bị ngôn ngữ nói nhằm phục vụ cho công tác chỉ đạo, giảng dạy con em đồng bào dân tộc và phục vụ cho công tác quản lý, xây dựng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục ở địa phương. Để thực hiện vấn đề này trước hết cần có sự quan tâm chỉ đạo của các quản lý cả trong ngành và địa phương. Việc tổ chức bồi dưỡng có thể tổ chức học tập theo từng trường cho cả đội ngũ giáo viên, mời những cán bộ giáo viên hay những cán bộ ở địa phương có khả năng để giảng dạy. Hoặc cũng có thể tổ chức theo cụm trường cho CBQL. Vấn đề quan trọng là phải có yêu cầu và khuyến khích việc tự học, tự bồi dưỡng.

- Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường tiểu học trên địa bàn huyện thì các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và ngành giáo dục cần có sự quan tâm và xây dựng kế hoạch để đội ngũ CBQL được theo học các lớp chính trị sơ cấp hoặc trung cấp tổ chức tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở địa phương.

Vì đội ngũ đông, hơn nữa với công việc đặc thù do vậy có thể phối hợp tổ chức riêng cho đội ngũ CBQL giáo dục trong thời gian hè hàng năm.

Giáo dục ý thức đạo đức cho đội ngũ CBQL cần phải được đặt ra thường xuyên và thực hiện có hệ thống. Không nên quan niệm rằng, đã là CBQL thì ai cũng có đạo đức phát triển ở trình độ cao có lối sống tốt đẹp. Hơn nữa, trong điều

kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, ý thức đạo đức đang có sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, giữa thủ cựu và tiến bộ, thậm chí cả giữa yếu tố ý thức mang tính tự giác và yếu tố bản năng ngay trong con người đang tham gia xây dựng xã hội mới. Giáo dục ý thức đạo đức chính là tạo ra khả năng hoạt động của con người theo một định hướng tích cực, cho phép họ vượt lên trước những thực tế của đời sống tầm thường và vươn lên tiếp cận những giá trị đích thực của chân - thiện - mỹ.

Kịp thời phát hiện và xử lý những hiện tượng sai lệch trong những hành vi đạo đức, lối sống của CBQL nhằm nâng cao ý thức tự giác trong hành vi của họ là rất quan trọng. Trong thực tế, con người không ai toàn thiện, toàn mỹ, nhất là trong điều kiện con người cùng một lúc phải chịu sự tác động nhiều chiều đến ý thức, thói quen và cả yếu tố bản năng bởi những hiện tượng xã hội đang diễn ra vốn rất phức tạp, trong đó có những hiện tượng “ngẫu nhiên”, “bất ngờ”, những hiện tượng trước đây vốn “không bình thường” đã trở nên bình thường hoá.

Đã có những trường hợp không tự chủ, thậm chí không kiểm soát được hành vi của chính mình trong những mối quan hệ tế nhị. Cũng đã xuất hiện những thái độ thờ ơ với công việc nhưng lại rất quan tâm đến lợi ích của chính mình… nhưng đều bị tư tưởng dĩ hoà vi quý và thái độ vô trách nhiệm làm cho quên lãng. Trong khi đó việc kiểm tra, đánh giá thì với những lời nhận xét chung chung, những đánh giá hời hợt, không cụ thể, không đích danh, thêm vào đó chế độ khuyến khích, biểu dương khen thưởng và kỷ luật chưa thật sự công minh đã làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực. Vì thế, trong khi rất coi trọng việc giáo dục ý thức đạo đức cho CBQL, các tổ chức và cá nhân cần có biện pháp đúng, kịp thời để xử lý những hiện tượng tiêu cực, kể cả những hiện tượng trong đời sống thường ngày, đừng để những hiện tượng ấy làm ảnh hưởng đến gương mặt đạo đức của xã hội mà chính mình phải là người tiêu biểu.

Đề cao tính tổ chức, kỷ luật của đội ngũ CBQL, tăng cường vai trò của các tổ chức, thực hiện nghiêm minh những quy chế, quy định, khắc phục có hiệu quả tình trạng buông lõng, đồng thời tạo mọi điều kiện cần thiết cho cán bộ tu dưỡng rèn luyện, hình thành ý thức và thói quen đạo đức mới, xây dựng quan hệ đạo đức mới, lối sống tốt đẹp, trên cơ sở tự giác, hạn chế tính tự do tản mạn, coi thường kỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cương hoặc thiếu lương tâm nghề nghiệp cũng là những vấn đề không thể không quan tâm.

d) Các điều kiện đảm bảo để thực hiện giải pháp

- Những chủ trương, chính sách đào tạo, bồi dưỡng như hỗ trợ kinh phí học tập, bồi dưỡng; chính sách sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng; lương và các ưu đãi khác sau khi đào tạo, bồi dưỡng, …. sẽ là động lực để khuyến khích đội ngũ CBQL tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

- Chương trình, nội dung, thời gian, đơn vị đào tạo, bồi dưỡng nếu thích hợp, có chất lượng cũng là điều kiện để đội ngũ CBQL tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

- Nhận thức và động cơ của đội ngũ CBQLGD cấp trên là yếu tố góp phần vào sự thành công của giải pháp. Nếu CBQLGD cấp trên nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường TH thì sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBQL tham gia học tập, bồi dưỡng. Động cơ cử đi học tập, bồi dưỡng là vì mục tiêu chất lượng của bậc học hay vì quan hệ họ hàng thân thích, …

3.2.4. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL cáctrường TH huyện Minh Hoá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện minh hóa tỉnh quảng bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 76 - 81)