Thực trạng về công tác tuyển chọn, sử dụng (đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển ) CBQL các trường TH huyện Minh Hoá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện minh hóa tỉnh quảng bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 59)

- Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) đã nêu: “Mở rộng diễn đào tạo, bồ

9 Gắn bó, có uy tín với quần chúng

2.4.2. Thực trạng về công tác tuyển chọn, sử dụng (đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển ) CBQL các trường TH huyện Minh Hoá

a) Các tiêu chí khi tuyển chọn, sử dụng CBQL

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về các tiêu chí khi tuyển chọn, sử dụng CBQL

TT Các tiêu chí đánh giá CBQL cấp trên đánh giá CBQL TH tự đánh giá Giáo viên đánh giá TBC Xếp hạng

1

38 Sức khoẻ 4 4 4 4 1

2 39

Phẩm chất chính trị, đạo đức,

lối sống, kỷ luật, kỷ cương 4 4 4 4 1

3

40 Thâm niên giảng dạy 3.2 3.4 2.5 3 6

4 41 Trình độ, năng lực chuyên môn 3.6 3.4 3.9 3.6 4 5 42 Trình độ, năng lực quản lý 3.8 3.8 3.4 3.7 3 6 43 Trình độ, năng lực lý luận chính trị 3.4 3.0 2.6 3 6 7 44 Trình độ tin học 3.4 2.6 3.0 3 6 8 45 Trình độ ngoại ngữ 3.2 2.5 2.7 2.8 7 9 Tầm nhìn chiến lược. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng 3.6 3.5 3.3 3.5 5 10 Năng lực tổ chức, tập hợp quần chúng 3.8 3.9 3.7 3.8 2

Chú thích: Rất quan trọng: 4 điểm; Quan trọng: 3 điểm; Bình thường:2 điểm; Không quan trọng: 1 điểm

Cả 3 nhóm đối tượng được hỏi ý kiến đều tuyệt đối hoá sự quan trọng của sức khoẻ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kỷ luật kỷ cương, điều này cho thấy rằng sức khoẻ và phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống là rất cần thiết đối với CBQL trường TH. Thứ hai là các tiêu chí: Năng lực tập hợp quần chúng, năng lực trình độ chuyên môn, quản lý cũng được đại đa số các đối tượng cho là quan trọng. Trong đó, CB, GV, NV rất đề cao năng lực chuyên môn, họ cho rằng làm một người quản lý trước hết phải giỏi về chuyên môn, giỏi về năng lực giảng dạy, vì suy cho cùng mọi hoạt động của người CBQL đều nhằm một mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Còn các CBQL cấp trên và CBQL đương chức thì cho rằng là người CBQL phải đạt được trình độ, năng lực chuyên môn ở một

mức độ nhất định chứ không cần thiết là phải xuất sắc, điều quan trọng là người CBQL phải có năng lực quản lý, năng lực tập hợp quần chúng để biết nhìn người, sử dụng đúng con người và tạo được sự thống nhất cao trong tổ chức.

Về các tiêu chí: Trình độ tin học, lý luận chính trị, thâm niên giảng dạy hầu hết các nhóm đối tượng cho rằng cũng quan trọng nhưng mức độ ít hơn. Đặc biệt có một bộ phận CBQL cho rằng việc thu thập thông tin, xử lý số liệu, tập hợp, báo cáo, … đã có cán bộ văn phòng thực hiện. Lý luận chính trị chỉ cần thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước. Thâm niên giảng dạy không cần chú trọng nhiều mà cần xem xét đối tượng là người trẻ tuổi thực sự có năng lực, có ý chí phấn đấu. Riêng tiêu chí ngoại ngữ thì ít được coi trọng vì ít sử dụng.

Từ những quan điểm và ý kiến trên ta thấy rằng khi tuyển chọn, sử dụng CBQL trường TH cần phải xem xét trên nhiều tiêu chí, trong đó các tiêu chí cần được đặt lên hàng đầu là sức khoẻ; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kỷ cương, kỷ luật; năng lực tập hợp quần chúng. Vì nếu người CBQL dù có giỏi đến bao nhiêu nhưng anh ta luôn ốm yếu thì cũng chẳng làm được gì, hoặc nếu không trung thành với đường lối của Đảng, xuyên tạc nội dung giáo dục, tha hoá đạo đức, rượu chè, cờ bạc thì làm sao có thể trở thành người đứng đầu trong đơn vị. Là CBQL phải biết tập hợp quần chúng tạo thành khối thống nhất phát huy sức mạnh tập thể, tăng cường dân chủ hoá trường học. Mặt khác, là người CBQL trường TH cần có năng lực quản lý, nhìn xa trông rộng, dự báo được các chiều hướng phát triển của nhà trường trong tương lai, thực hiện tốt các chức năng quản lý. Năng lực chuyên môn cũng cần được chú ý vì hoạt động chỉ đạo chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học luôn diễn ra trong nhà trường, người CBQL có năng lực chuyên môn vững vàng chính là chỗ dựa về chuyên môn cho CB, GV trong trường trong việc nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp, đồng thời nâng cao uy tín đối với đồng nghiệp. Ngoài ra, các tiêu chí như tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị cũng phải đạt được một trình độ nhất định để có thể đáp ứng các yêu cầu về công nghệ thông tin, yêu cầu về chỉ đạo dạy ngoại ngữ và việc giác ngộ tư tưởng chính trị trong nhà trường.

Bảng 2.14: Kết quả đánh giá về công tác tuyển chọn, sử dụng CBQL các trường TH huyện Minh Hoá.

TT Các tiêu chí đánh giá CBQL cấp trên đánh giá CBQL TH tự đánh giá Giáo viên đánh giá TBC Xếp hạng 1 Tuyển chọn CBQL 3.4 3.2 2.6 3.1 2 2 Bố trí sử dụng CBQL 3.3 2.8 2.5 2.9 3 3 Đề bạt CBQL 3.6 3.2 2.7 3.2 1 4 Bổ nhiệm CBQL 3.2 2.8 2.4 2.8 4 5 Miễn nhiệm CBQL 3.1 2.4 2.8 2.8 4 6 Thuyên chuyển CBQL 2.7 2.3 2.1 2.4 5

Chú thích: Tốt: 4 điểm; khá tốt: 3 điểm; TB: 2 điểm; Còn hạn chế: 1 điểm

Công tác tuyển chọn, sử dụng CBQL trường TH huyện Minh Hoá nhìn chung là chưa tốt. Có đến khoảng 1/3 đối tượng được hỏi đánh giá việc tuyển chọn, bố trí, đề bạt làm CBQL có vấn đề. Đặc biệt việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển CBQL còn mang tính cục bộ cá nhân. Phần lớn CBQL cấp trên thì đánh giá là khá tốt, còn CBQL các trường TH đánh giá là bình thường. Riêng một bộ phận lớn đội ngũ giáo viên khá bất bình về công tác này của CBQL cấp trên, họ cho rằng nhiều cá nhân điển hình không được lựa chọn bổ nhiệm, việc bổ nhiệm, thuyên chuyển bừa bãi không theo các thông tư, hướng dẫn mà chủ yếu thực hiện theo cơ chế xin-cho, cơ chế dòng họ,…

Thực tế đây là vấn đề nhức nhối nhất của huyện Minh Hoá, một huyện nổi tiếng về việc cục bộ địa phương. Nhiều cán bộ đứng đầu các cấp, các ngành luân chuyển từ địa phương khác về thường xuyên phải chịu áp lực trên mọi phương diện, khiến nhiều cán bộ phải chuyển đi khi chưa hết nhiệm kì. Đội ngũ cán bộ các cấp thường xuyên đấu đá lẫn nhau, chia bè, kéo phái, thậm chí trước các kì đại hội Đảng bộ huyện việc rải truyền đơn, đơn từ,…diễn ra thường xuyên để tranh giành quyền lực. Chính từ việc cục bộ, bè phái, xin-cho đã dẫn đến công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, thuyên chuyển cán bộ các cấp, các ngành, trong đó có giáo dục thường xuyên đứng trước nguy cơ bị xáo trộn. Đây cũng là vấn đề đòi hỏi đội ngũ

giáo viên, CBQL các trường học phải tích cực đấu tranh dân chủ, đặc biệt là đội ngũ CBQL các cấp phải nghiêm túc nhìn nhận một cách khách quan, để xây dựng lòng tin, động cơ phấn đấu đối với đội ngũ CBQL, CB, GV, NV các trường học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện minh hóa tỉnh quảng bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w