- Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) đã nêu: “Mở rộng diễn đào tạo, bồ
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
QUẢNG BÌNH
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa, tỉnhQuảng Bình Quảng Bình
Minh Hoá là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Bình, có toạ độ địa lý từ 170 28’30” đến 180 02’13” vĩ độ Bắc; 105o 06’25” đến 1060 20’30” kinh độ Đông. Phía Tây Bắc và Đông Bắc giáp huyện Tuyên Hoá, phía Nam tiếp giáp huyện Bố Trạch, phía Tây giáp các huyện Bua-La-Pha và Nhôm-Ma-Lạt của
tỉnh Khăm Muộn của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào với chiều dài biên giới 79 km. Toàn huyện là vùng núi có độ cao trung bình từ 500-1000m, nghiêng dần từ Tây sang Đông. Phía Tây Nam bị chia cắt bởi núi đá vôi và sông suối trong hệ thống núi đá vôi khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, phần còn lại chủ yếu là núi đất. Trung tâm huyện có hai thung lũng hẹp kéo dài giữa các dãy núi đá vôi và núi đất. Huyện Minh Hoá nằm trong khu vực khí hậu duyên hải miền Trung, là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Huyện có một đường giao thông huyết mạch đi qua là đường mòn Hồ Chí Minh, có cửa khấu quốc tế Cha Lo, có đường xuyên Á. Với vị trí này rất thuận tiện cho việc giao lưu, mở rộng thương mại song nó cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc quản lý về công tác an ninh quốc phòng, biên giới Quốc gia.
Dân số toàn huyện Minh Hóa là 49.217 người, với 10.943 hộ gia đình. Mật độ dân số bình quân chung toàn huyện là 34 người/ km2, thấp nhất trong 7 huyện và thành phố trong toàn tỉnh Quảng Bình và chỉ bằng 30% mật độ dân số bình quân của cả tỉnh. Có sự chênh lệch lớn về dân số và mật độ dân số giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trên địa bàn huyện Minh Hóa hiện có 11 tộc người thuộc 4 nhóm dân tộc chủ yếu, bao gồm: Kinh, Bru-Vân Kiều, Chứt và dân tộc khác. Trong tổng số 80,8% đồng bào dân tộc kinh thì có 80% là nhóm người Nguồn có tiếng nói riêng, phong tục tập quán riêng. Toàn huyện có 9.059 người dân tộc thiểu số, chiếm 18,4% tổng dân số, đồng bào chủ yếu sống ở các xã vùng cao biên giới giáp Lào. Dân số đa dân tộc ở huyện Minh Hóa với nhiều bản sắc về văn hóa truyền thống, là vốn quý và hiện đang được quan tâm bảo tồn, lưu giữ.
Đời sống nhân dân của huyện gặp nhiều khó khăn và đang mang tính tự cung tự cấp. Một bộ phận lớn dân cư phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên như sản xuất nông nghiệp chủ yếu là làm nương rẫy, thu gom lâm sản; chăn nuôi kém phát triển. Lương thực bình quân đầu người 250kg/1năm, thu nhập bình quân 3.850.000đ/1người/1năm. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện đang còn lạc hậu: Mạng lưới giao thông đi đến các bản làng còn khó khăn, hệ thống điện sinh hoạt chỉ đáp ứng được vùng thị trấn và 1 số xã trên trục đường mòn, xuyên Á, thông tin bưu điện đã có các điểm bưu điện văn hóa và phủ sóng các vùng lân cận còn các vùng sâu như Lòm, Ra Mai thuộc xã Trọng Hoá chưa có.
Một vài năm gần đây thì huyện đã được sự quan tâm của chính phủ đã đầu tư các chương trình dự án chư chương trình 134, 135, 30a CP,… chương trình kiên cố hoá trường lớp, các dự án vùng khó, …. nên cơ sở hạ tầng như trạm xá, trường học ngày càng được thay da đổi thịt, giao thông chuyển biến nhiều đã có đường ô tô đi đến trung tâm các xã. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, về tình hình kinh tế xã hội của huyện trên đây có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện.