- Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) đã nêu: “Mở rộng diễn đào tạo, bồ
2.3.1. Thực trạng về số lượng, cơ cấu đội ngũ
Để có thông tin về thực trạng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình trong điều kiện thời gian hạn chế, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra, thu thập và xử lý thông tin, trưng cầu ý kiến bằng phiếu với 423 người bao gồm: 20 Hiệu trưởng, 28 Phó hiệu trưởng, 375 giáo viên trường TH. Kết quả khảo sát sau khi đã xử lý cho chúng tôi xác định được thực trạng về đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá và được thể hiện ở số liệu sau:
Bảng 2. 5: Chất lượng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá.
Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 Tổng số 46 48 48 Nữ 13(28,2%) 14(29,2%) 14(29,2%) Tuổi bình quân 45 46 46 Đảng viên 46(100%) 48(100%) 48(100%) Dân tộc 0 0 0 Trình độ chuyên môn Sơ cấp 0 0 0 Trung cấp 8(17,4%) 6(12,5%) 2(4,2%) Cao đẳng 16(34,8%) 12(25%) 12(25%) Đại học 22(47,8%) 30(62,5%) 34(70,8%) Trên Đại học 0 0 0 Trình độ quản lý Sơ cấp 40(87%) 36(75%) 36(75%) Trung cấp 6(13%) 12(25%) 12(25%) Cao đẳng 0 0 0 Đại học 0 0 0 Trên Đại học 0 0 0 Trình độ Lý luận chính trị Sơ cấp 28(60,9%) 19(39,6%) 12(25%) Trung cấp 18(39,1%) 29(60,4%) 36(75%) Cao đẳng 0 0 0 Đại học 0 0 0 Trên Đại học 0 0 0 Xếp loại CBQL Xuất sắc 3(6,5%) 5(10,4%) 8(16,7%) Khá 37(80,5%) 41(85,4%) 40(83,3%) Trung bình 6(13%) 2(4,2%) 0
Kém 0 0 0
(Nguồn: Phòng GD-ĐT Minh Hoá) 2.3.1.1. Về số lượng đội ngũ
Số lượng CBQL tăng từ 46 đến 48 người, gồm có 20 Hiệu trưởng, 28 Phó hiệu trưởng TH, số lượng này cơ bản đã đảm bảo yêu cầu của định biên, yêu cầu quản lý các trường TH.
2.3.1.2. Về cơ cấu đội ngũ
a) Cơ cấu giới tính: Trong tổng số 48 CBQL trường TH của huyện có: 34 nam chiếm 70,8%, 14 nữ chiếm 29,2%. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên: nữ là 297 chiếm 72,08%, nam là 115 chiếm 27,02%. Điều đó chứng tỏ cơ cấu giới tính nam và nữ trong đội ngũ CBQL chưa phù hợp, chênh lệch giữa nam và nữ là quá lớn so với tỷ lệ nam nữ trong đội ngũ giáo viên. Cơ cấu như thế có thể ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBQL, là vấn đề liên quan đến phân biệt nam nữ trong quy hoạch, tuyển dụng CBQL.
b) Cơ cấu độ tuổi: Độ tuổi bình quân là 46 tuổi, trong đó người trẻ nhất là 33 tuổi, người lớn nhất là 59 tuổi, cán bộ trẻ nhất khi được bổ nhiệm là là 28 tuổi. Độ tuổi: dưới 35 có 7 người chiếm 14,58%; 35 – 45 có 23 người chiếm 47,92%; 46 – 50 có 8 người chiếm 16,67%; 51 – 59 có 10 người chiếm 20,83%.
Qua cơ cấu độ tuổi trên ta thấy CBQL là người trẻ tuổi (dưới 35) tương đối ít, là bộ phận kinh nghiệm quản lý còn thiếu cần học tập, bồi dưỡng và nâng cao. Độ tuổi 35-45 chiếm khá đông, đây là bộ phận đang trong giai đoạn hoàn thiện về mọi mặt, từ tầm nhìn, hiểu biết, khả năng thích ứng, dám làm dám chịu, dám đương đầu, dám tạo ra bước đột phá trong quản lý. Độ tuổi từ 46-59 có 18 người, bộ phận này nhìn chung là chín chắn, có kinh nghiệm, song tinh thần học tập, nâng cao trình độ rất yếu. Thậm chí đa số những người tuổi trên 50 tìm mọi lý do để từ chối việc học, họ thường mong muốn sự ổn định, sợ thay đổi, thường mang tư tưởng bảo thủ, áp đặt, máy móc. Bộ phận này khó tạo ra bước đột phá trong quản lý trường học.
c) Cơ cấu trình độ: Trình độ chuyên môn: Trung cấp là 4,2%, cao đẳng là 25%, đại học là 70,8%. Phần lớn trình độ chuyên môn trên chuẩn, có khả năng đáp ứng các yêu cầu về công tác chuyên môn trong trường TH. Trình độ quản lý:
Sơ cấp là 75%, trung cấp là 25%, chủ yếu bồi dưỡng ngắn hạn sau khi đã bổ nhiệm nên thời gian, chương trình, quy trình đào tạo chưa đảm bảo dẫn đến chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu quản lý trường học. Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp là 25%, trung cấp là 75%, về cơ bản đáp ứng các yêu cầu quản lý trường học trong giai đoạn hiện nay. Xếp loại CBQL: Xuất sắc là 16,7%, khá là 83,3%, như vậy tỷ lệ xuất sắc đạt được còn rất ít thường tập trung vào bộ phận đội ngũ CBQL các trường vùng thuận lợi.
Cán bộ khi được bổ nhiệm có 35,0% được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý. Điều này chứng tỏ rằng công tác quy hoạch, tuyển dụng, bồi dưỡng CBQL của các cấp QLGD còn mang tính chất bị động, chưa có tầm nhìn chiến lược.
d) Cơ cấu theo kinh nghiệm quản lý: Dưới 5 năm là 10 người chiếm 20,8%, từ 5 – 10 năm là 14 người chiếm 29,2%, từ 11 – 20 năm là 18 người chiếm 37,5%, trên 20 năm là 6 người chiếm 12,5%. Người có thâm niên quản lý lâu nhất là 24 năm, tỷ lệ Đảng viên là 100%. Đội ngũ này phần lớn đã đảm nhiệm công tác quản lý từ 5 đến 20 năm nên về cơ bản có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác quản lý, có thể đáp ứng được các yêu cầu về công tác quản lý trường học.