Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện minh hóa tỉnh quảng bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 61 - 63)

- Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) đã nêu: “Mở rộng diễn đào tạo, bồ

9 Gắn bó, có uy tín với quần chúng

2.4.4. Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá

được đẩy mạnh, từ việc đào tạo dài hạn, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn cũng như nghiệp vụ quản lý. Ý thức tham gia đào tạo, bồi dưỡng của CBQL khá nghiêm túc. Các khâu kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được thực hiện đúng thời gian, quy trình chặt chẽ hơn.

Song một bộ phận lớn các nhóm đối tượng được hỏi vẫn cho rằng hình thức đào tạo dài hạn chưa được chú trọng, chủ yếu vẫn là bồi dưỡng thường xuyên. Ý thức tham gia của nhiều CBQL chưa cao, công tác đánh giá vẫn còn hời hợt, chung chung, cào bằng. Đáng chú ý là chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức. Việc đào tạo, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ, CNTT cũng như các nội dung khác…chưa hiệu quả. Việc học tin học, ngoại ngữ chủ yếu là tự học nên công tác tổ chức, đánh giá không được các CBQL giáo dục giám sát. 100% CBQL có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trình độ B nhưng kỹ năng thực hành tin học rất yếu, vốn ngoại ngữ hầu như không có. Điều này đặt ra câu hỏi cho các cấp QLGD về việc quản lý các trung tâm đào tạo, tin học, ngoại ngữ như thế nào để đảm bảo chất lượng đầu ra. Mặt khác các CBQL có các văn bằng, chứng chỉ tương ứng cũng phải xem lại cách học của mình như thế nào cho hiệu quả.

2.4.4. Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũCBQL các trường TH huyện Minh Hoá CBQL các trường TH huyện Minh Hoá

Công tác thanh, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL các trường TH là việc làm rất quan trọng. Chúng tôi đã tiến hành điều tra, hỏi ý kiến về số lượng, kết quả thanh, kiểm tra và đánh giá về công tác thanh, kiểm tra của CBQLGD các cấp, CBQL trường TH và đội ngũ GV, NV các trường TH huyện Minh Hoá. Kết quả thu được như sau:

a) Số lượng CBQL được cấp trên thanh, kiểm tra và kết quả thanh, kiểm tra, xếp loại CBQL

Bảng 2.17. Số lượng CBQL được cấp trên thanh, kiểm tra và kết quả thanh, kiểm tra Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 SL % SL % SL % Tổng số 46 48 48 CBQL được

thanh, kiểm tra 18 39.1 24 50 29 60.4

Kết quả xếp loại Xuất sắc 2 11.1 4 16.7 6 20.7 Khá 6 33.3 10 41.7 15 51.7 Trung bình 10 55.6 10 41.7 8 27.6 Kém

Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng CBQL trường TH được cấp trên thanh, kiểm tra, đánh giá tăng dần qua từng năm, từ 39,1% năm học 2008-2009 lên 60,4% năm học 2010-2011. Chứng tỏ rằng công tác thanh, kiểm tra, đánh giá đã được quan tâm. Kết quả thanh, kiểm tra, xếp loại xuất sắc, khá có xu hướng tăng với một tỷ lệ ổn định. Xếp loại trung bình giảm mạnh qua từng năm, 55,6% năm học 2008-2009 giảm xuống 27,6% năm học 2010-2011. Như vậy có thể thấy rằng chất lượng CBQL trường TH huyện Minh Hoá đã được nâng lên qua từng năm học.

Bảng 2.18. Kết quả xếp loại CBQL cuối năm

Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 SL % SL % SL % CBQL được xếp loại 46 100 48 100 48 100 Kết quả xếp loại Xuất sắc 3 6.5 5 10.4 8 16.7 Khá 37 80.5 41 85.4 40 83.3 Trung bình 6 13 2 4.2 0 Kém 0 0 0

Việc đánh giá, xếp loại CBQL trường TH được thực hiện vào cuối năm học nên 100% CBQL được đánh giá. Việc đánh giá được thực hiện từ các đơn vị trường học, sau đó tập hợp lên phòng GD-ĐT xem xét và ra quyết định cuối cùng dựa trên các thành tích đạt được của cá nhân và đơn vị. Vì vậy, tỷ lệ xuất sắc đạt được là rất ít thường rơi vào đội ngũ CBQL các trường đạt chuẩn, năm học 2008-

2009 đạt 6,5%, năm học 2010-2011 đạt 16,7%. Tỷ lệ xếp loại khá rất lớn, năm học 2008-2009 chiếm 80,5%, năm học 2010-2011 chiếm 83,3%. Tỷ lệ trung bình giảm, năm học 2010-2011 là 0%. Điều này cho thấy chất lượng CBQL các trường TH huyện Minh Hoá đã được nâng lên đáng kể.

Nếu so sánh giữa đánh giá, xếp loại của các đợt thanh, kiểm tra với xếp loại cuối năm học ta thấy tỷ lệ xuất sắc tương đối cân bằng, còn tỷ lệ khá, trung bình vẫn có độ lệch nhau khá lớn. Điều này cho thấy cách đánh giá của các cấp QLGD qua cá đợt thanh, kiểm tra chặt chẽ hơn đánh giá, xếp loại cuối năm học.

b) Các hình thức thanh, kiểm tra CBQL

Để có thêm cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Minh Hoá, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các ý kiến về việc nên sử dụng hay không nên sử dụng các hình thức thanh, kiểm tra

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện minh hóa tỉnh quảng bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w