KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện minh hóa tỉnh quảng bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 93 - 94)

- Công tác tuyển chọn, sử dụng CBQL các trườngTH huyện Minh Hoá còn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

d) Các điều kiện đảm bảo để thực hiện giải pháp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

Phát triển GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt đội ngũ CBQL nhà trường là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH, nhất là trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đội ngũ này còn những hạn chế, bất cập, yếu kém. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đòi hỏi phải tăng cường công tác nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Qua khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học và công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá, chúng tôi nhận thấy:

Cán bộ quản lý trường Tiểu học trên địa bàn huyện Minh Hoá còn nhiều bất cập, yếu kém như: Chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị còn thấp, chưa đồng đều. Cơ cấu bất hợp lý, đặc biệt là về giới tính. Việc quy hoạch thiếu khoa học, thiếu đồng bộ. Công tác bồi dưỡng, đào tạo còn ngắt quảng, diễn ra tự phát. Trong khi đó yêu cầu quản lý các trường TH ngày càng cao đòi hỏi đội ngũ CBQL phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,

lý luận chính trị để đáp ứng sự thay đổi của nhà trường. Do đó, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Minh Hoá đang là một đòi hỏi khách quan.

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Minh Hoá chính là làm cho đội ngũ CBQL trường Tiểu đảm bảo về số lượng, nâng cao về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng bộ về cơ cấu tạo điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục bậc Tiểu học, góp phần đưa sự nghiệp GD-ĐT của huyện Minh Hoá phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Từ kết hợp kết quả nghiên cứu lý luận với kết quả khảo sát thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học chúng tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Minh Hoá, đó là: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ đội ngũ CBQL; thực hiện tốt việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ CBQL; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL; Đổi mới cơ chế chính sách cho đội ngũ CBQL.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy 05 giải pháp đề xuất trong đề tài nhìn chung đều rất hợp lý và có tính khả thi đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá. Nếu thực hiện tốt và hiệu quả các giải pháp đó chắc hẳn rằng chất lượng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Minh Hoá sẽ được nâng cao, những tồn tại yếu kém sẽ từng bước được xoá bỏ. Từ đó, sẽ góp phần vào việc quản lý tốt các nhà trường TH, trong đó chất lượng giáo dục TH huyện nhà sẽ được nâng lên đáp ứng mục tiêu bậc học, góp phần đắc lực vào việc đào tạo nhân lực cho địa phương.

Như vậy, mục đích và các nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết. Giả thuyết khoa học được chứng minh. Đề tài đã hoàn thành.

2. KIẾN NGHỊ

Chúng tôi xin kiến nghị với các cấp một số vấn đề như sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện minh hóa tỉnh quảng bình luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 93 - 94)