Cái nhìn kĩ càng và tinh tế

Một phần của tài liệu Hà nội trong tùy bút của băng sơn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 34 - 42)

Trong những sáng tác của Băng Sơn người đọc dường như không chỉ cảm thấy yêu mến những trang viết đầy trữ tình mà còn cảm nhận tác giả có một cái nhìn hết sức tỉ mỉ, kĩ càng. Để có được cái nhìn ấy tác giả đã phải hiểu sâu sắc với cuộc đời, phải chắt lọc trong những con chữ. Trong

mỗi trang viết ta thấy tác giả cứ lặng lẽ ngắm nhìn, lặng lẽ suy tư và lặng lẽ tái hiện để rồi chính tác giả khuất lấp đi sau những hàng chữ.

Trước hết, chúng ta thấy bao giờ cũng vậy tác giả chọn điểm nhìn, góc nhìn kín đáo. Khi viết về Cây xanh nét riêng của Hà Nội tác giả đứng lặng ở một cuối phố lặng lẽ, trầm ngâm: “Hà Nội có những hàng cây đẹp lạ lùng, là nỗi nhớ của người đi xa, là niềm yêu của người ở gần, là bâng khuâng cho tình ái, là… nhiều lắm. Lò Đúc có sao đen thẳng vút. Nguyễn Du có hoa sữa, Trần Hưng Đạo có cả hoa sữa, cả sấu um tùm. Phan Đình Phùng có hàng lan. Ngô Quyền còn sót lại mươi cây me cổ thụ” (Cây xanh nét riêng Hà Nội). Khi tác giả viết về mưa xuân, nó đã làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc khoe sắc giữa đất trời, mưa xuân là màu nhiệm đối với cuộc sống: “Tết đến là lúc trời thả tấm màn dệt bằng mộng ảo cho đầy hồn người nơi xa thương nhớ, cho thắm thiết người được du xuân với khí hậu thiên nhiên giao cảm đắm say… Hình như mưa xuân đã khởi hành từ thiên vạn cổ, gần tết tạm dừng chân ở một bến hoang sơ, lấy thêm sức lực, rồi khi mảnh vườn quê hoa cải tóa vàng, bức tường bao sân đình được quét vôi trắng lốp, khi chợ hoa Hàng Lược của Hà Nội muôn hồng nghìn tía chen vai, là lúc mưa xuân có mặt, lây phây bụi phấn, bàng bạc màu tơ” (Mưa xuân).

Mặc dù là một con người sinh ra không phải ở Hà Nội nhưng ông đã từng lớn lên, gắn bó suốt đời và ngay cả khi về với thế giới vĩnh hằng thân xác cũng hòa vào phố phường Hà Nội, bởi vậy ông yêu tha thiết những con đường ngõ phố: “Hà Nội đẹp một phần chính vì cây xanh, cây làm thành phố mang ý vị của thành phố xinh xắn trầm mặc cổ kính, mát mẻ, đầy nhân tình lưu luyến, là nỗi khắc khoải của người xa thành phố quê hương, là niềm âu yếm của người hằng ngày phải có mặt trên đường phố” (Cây xanh nét riêng Hà Nội). Hàng ngày, Băng Sơn lặng lẽ đi trên những con đường quen thuộc tất cả mọi cảnh vật đã được ông thu vào tầm mắt, lưu vào trái tim để rồi trong những lúc khi thành phố đã chìm sâu vào giấc ngủ, đối mặt

với những trang giấy cảnh vật đã được hiện lên. Hà Nội với tất cả những vẻ đẹp trầm mặc vốn có đầy duyên dáng trữ tình nó là tình yêu, là niềm tự hào cũng là nơi hướng về của biết bao thế hệ con người đất Việt. Băng Sơn ghi lại chân thực tất cả những vẻ đẹp và tình cảm của ông nói hộ cho mọi người. Băng Sơn đã đi cùng với chúng ta đến từng ngõ ngách phố phường. Khi đến với ông, người đọc cảm thấy yêu mến cái nhìn tỉ mỉ chi tiết của nhà văn, nó đã trở thành cái duyên riêng khi mô tả về Hà Nội.

Không chỉ viết về phong cảnh hay phong tục tập quán mà trong tùy bút của Băng Sơn vẫn phảng phất hơi thở của cuộc sống hiện đại khi ông miêu tả về cuộc sống đời thường. Xa lông tác giả nhắc đến cuộc sống hiện đại với một đồ vật thật giản dị đó là bộ bàn ghế tiếp khách, tác giả liệt kê hàng loạt các bộ xa lông: “Ai chả muốn tiến lên giàu, tiến lên sang. Bộ xa lông là cái có thể khoe trước tiên. Ngồi vào cái ghế to tướng, ắt phải là áo dài nhung, là com lê, là quần bóng lộn, là nhiều thứ phụ tùng đi kèm theo mà toàn loại đắt tiền cả” (Xa lông). Tác giả không hề đánh giá bình luận mà chỉ đưa ra để người đọc ngẫm nghĩ tự bình xét và qua đó biết được thế nào là nên vui, thế nào là nên buồn, cũng từ đó từ đó rút ra một bài học cho chính bản thân mình. Có lúc từ hiện đại Băng Sơn lại dẫn người đọc đi về quá khứ đó là những cảnh làng quê những phong tục tập quán mà đứng trước cuộc sống hiện đại nó trở nên lạc lõng và cũng có lúc nó chỉ còn là ảo ảnh: “Những con đò ngang nhỏ bé, chậm chạp, trườn qua sông nhỏ bé lặng lờ, hầu như chẳng bao giờ có sự giàu sang kênh kiệu xuất hiện. Chỉ có những vai áo bạc, những bàn chân trần, những bàn tay thô ráp, những bờ vai khấp khểnh nhô xương, đôi quang gánh cũ kỹ, dăm thứ quà rẻ tiền: chiếc bánh đa vừng, quả chuối tây vàng xỉn, xâu táo màu lá mạ, cái mầu vừa chua vừa ngọt kèm thêm chút vị chát tê tê… cùng cái nón quơ lên nửa vòng tròn, lấy gió trời làm mát lòng cho đỡ chút mồ hôi” (Con đò). Những tình cảm ấy là một thời quá khứ nên nuối tiếc hay tự hào? Chúng ta không thể trả lời được có một chút gì ngậm ngùi thê thiết phảng phất đâu đây. Cái

nghèo của một thời, nỗi tủi nhục của bao thế hệ ông cha. Những dòng văn như khía vào tâm hồn người đọc một nỗi sâu lắng chạnh buồn. Con đò thời gian đã đi vào vô định, hình ảnh xưa cũ đã nhạt dần. Băng Sơn đã níu giữ hộ cho chúng ta một nét đan thanh của dĩ vãng, tác giả đã đánh thức một chút ngậm ngùi nhưng cũng đầy nhân văn cao cả. Góc nhìn của tác giả chúng ta không xác định được có thể tác giả đứng từ hiện tại nhìn về quá khứ nhưng cũng có thể cái nhìn đó xuất phát từ thực tế cuộc đời? Chỉ biết rằng khi đọc xong ta thấy yêu hơn những vẻ đẹp giản dị của đất nước quê mình ta thấy thương hơn cuộc sống của một thời lam lũ. Chỉ trong một khoảng khắc Băng Sơn đã làm sống lại trong chúng ta một chút tâm hồn đồng ruộng.

Trong cái nhìn thâm trầm kín đáo chúng ta thấy Băng Sơn không chỉ có điểm nhìn, góc nhìn độc đáo mà trong những trang tùy bút tất cả những sự vật hiện tượng được tác giả miêu tả tự nó toát lên đặc trưng riêng của nó. Băng Sơn cứ lặng lẽ miêu tả, lặng lẽ tái hiện sự vật hiện tượng lên trước mắt người đọc, còn phần bình luận đánh giá thuộc về độc giả, nhưng tác dụng thức tỉnh lại rất lớn. Bằng cứ là sau khi đọc những trang viết của Băng Sơn người đọc không chỉ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mà còn suy tư trăn trở và hơn thế nữa thấy yêu thêm quý thêm những sự vật hiện tượng bình dị thường ngày và trân trọng hơn những gì thuộc về văn hóa.

Khi viết về những món ăn dân dã tác giả giành tất cả tình yêu mến trân trọng những sản phẩm của quê hương. Những thứ hương đồng gió nội ấy có lúc bị xem chỉ là thứ quê mùa không có giá trị nhưng chỉ những người thực sự tinh tế mới thấy được giá trị của nó. Khi nói về Bún, tác giả miêu tả thật chi tiết: “Ở ngoại thành cũng như trên trục đường liên huyện liên xã, thường có những quán tranh, ghế đất, bán món quà rất rẻ mà lại rất dễ ăn này. Nồi riêu cua vàng ruộm, được ủ nóng, chan lên những sợ bún rối, đựng trong bát chiết yêu ăn cùng rau ghém (có thể là rau diếp thái chỉ, rau hoa chuối hoặc thân chuối thái mỏng tang, có khi là rau muống chẻ thái

vát cùng với nhiều thứ rau thơm như kinh giới, tía tô, rau mùi và chắc không thể thiếu rau ngổ). Bún riêu ăn kèm với muối ớt có lẽ ngon hơn, hợp hơn là nước nắm dù là nước mắm ngon” (Bún). Cái đẹp cái ngon tự nó đã được hiện bầy nhà văn chỉ có mỗi một nhiệm vụ là đưa nó vào trang giấy còn việc thưởng thức bằng thị giác, vị giác hay cả tâm giác là của người đọc. Băng Sơn không hề bình luận, tất cả hiện thực đã phơi bầy, tự bản thân sự vật đã đem lại linh hồn cho nó. Trong món bún chả tác giả miêu tả thật cụ thể: “Hình như chỉ có một thứ ô nhiễm môi trường dễ chịu. Đó là khói quạt chả cho món bún chả. Đầu phố quạt chả, cuối phố lơm lừng trong làn khói xanh” (Bún). Đến bây giờ người đọc dường như không thể làm ngơ bởi vì nó đã quá thơm, quá ngon, quá độc đáo hấp dẫn. Chính cái nhìn của tác giả đã thu lại hương vị độc đáo của món ăn. Có một cảm giác bị “đánh lừa” đó là độc giả chỉ đọc mà ngỡ mình đang thưởng thức.

Trong thế giới tâm linh cũng vậy, những lễ nghi phong tục được Băng Sơn chứng kiến, nó tái hiện một vẻ đẹp của văn hóa của người Việt: “Bàn thờ, còn gọi là ban thờ, giường thờ, bao giờ cũng được đặt tại nơi trang trọng nhất trong nhà. Dù là nhà ba gian hay năm gian, nhà tranh vách đất hay tường xây ngói lợp, cửa phên hay bức bàn lim… bàn thờ cũng đặt làm chính giữa sát sâu vào trong. Nhà tranh có khi chỉ có vài thanh gỗ gác vào hai bên cột nhà, trên rải giát tre, thế là thành bàn thờ. Nhà sang bàn thờ có thể là án thờ sơn son thếp vàng, khảm trai, có hoành phi câu đối, có y môn chân chỉ hạt bột. Nhà trung lưu bàn thờ còn là xích đông đóng vào tường, nhưng cũng là chỗ cao nhất, sạch nhất… Nhà nghèo, bàn thờ cũng được trang trí bằng tấm cuốn thư giấy, câu đối chỉ là giấy hồng điều, cành hoa trang kim ống hương cây đèn chân nến bằng gỗ tiền sơn hoặc để mộc còn vân thớ gỗ” (Bàn thờ). Qua cách miêu tả của tác giả chúng ta thấy một phong tục đẹp của người Việt Nam, đó là truyền thống thờ cúng tổ tiên. Nhưng đằng sau một sự tái hiện chúng ta đã hiểu được tấm lòng của tác giả đầy tự hào đối với một mỹ tục của đất nước quê mình.

Bên cạnh những tùy bút viết về phong cảnh thiên nhiên hay những phong tục tập quán tác giả còn tái hiện hiện thực với sự xô bồ ồn ào của cuộc sống hiện tại. Nói về uống, tác giả viết: “uống là được giải khát, vui lúc gặp nhau, để chuẩn bị tiễn biệt nhau, để hàn thuyên lúc ra về, để thổ lộ tâm sự… đó là điều nên làm. Chứ vào quán trà, hàng bia, tiệm cà phê… để bàn tán, để mối manh… thì thật là tai vạ. Và tính ra hàng ngàn quán nước hiện có ở khắp các phố phường Hà Nội này để suy ra sự khát của người dân thì thấy đây là hiện tượng lạ lùng. Ăn gì mà khát dữ vậy? Mà uống nhiều vậy? Chả lẽ cha ông chúng ta “ăn mặn” đến thế để bây giờ chúng ta khát nước thế này ư? Ấy là chưa kể đến các quá kia nhan nhản khắp các đường ngang ngõ tắt” (Tản mạn về ăn uống). Đó là thực trạng của cuộc sống hiện đại, con người của ngày hôm nay quá ư là bận rộn có lẽ là người ta không còn đủ thời gian để thưởng thức được sự hấp dẫn của văn hóa ăn uống. Qua đó chúng ta cũng hiểu được phần nào cái nhìn của tác giả trước cuộc sống hiện tại đầy lo âu bởi những nét thanh lịch của đất Hà thành đã dần bị mai một.

Với Băng Sơn khi đánh giá một sự vật hiện tượng ông đều nhìn sự vật hiện tượng ở phương diện văn hóa thẩm mỹ. Qua lăng kính của nhà văn cái nhìn của ông sâu lắng hơn. Khi nói về Người Hà Nội ăn quà tác giả viết: “Món cốm cũng cần cách ăn hương hoa. Không thể dùng đũa và lùa cốm vào miệng. Nhìn các bà các chị nhúm một nhúm cốm đặt vào lòng bàn tay, ngửa cổ cho cốm rơi vào lưỡi, như thả cốm rơi lơ đãng, người ngồi bên cạnh cũng cảm thấy hương thơm hạt cốm lây sang mình. Hạt cốm khi được hóa kiếp một cách hào hoa như vậy chắc cũng không tủi thân một đời làm cốm. Các cụ đồ nho có câu: “mài mực ru con, mài son đánh giặc”. Ăn cơm theo kiểu mài mực thì có lẽ chỉ có người Hà Nội là rõ nhất. Liên tưởng như cô gái sắp cúi đầu e lệ thốt lên câu nói đầu tiên trong đời, câu nói chỉ nghe thoảng bằng tâm tưởng hơn là âm thanh, câu nói có thể làm chàng trai trở

nên một người khác hẳn một cuộc đời sang trang mới đầy kỳ lạ”. Một công việc rất nhỏ đó là ăn nhưng ta cũng thấy được vẻ đẹp văn hóa.

Đã qua rồi cái thời ăn no mặc ấm bây giờ người ta hướng tới ăn ngon mặc đẹp. Nhưng ăn như thế nào cũng là điều đáng quan tâm. Người xưa thường nói "học ăn học nói", quả không sai. Hơn thế nữa đối với con người Tràng An nổi tiếng thanh lịch từ ngàn xưa thì việc ăn nó cũng hệ trọng rất nhiều. Ăn là thể hiện nếp sống văn hóa, hành động ăn còn là một biểu hiện của hành vi văn hóa, thể hiện trình độ văn hóa bởi vì sản phẩm được ăn vốn đã là văn hóa rồi. Cho nên người ta ăn là thưởng thức cả văn hóa. Chỉ cần qua vài dòng miêu tả về cách ăn cốm chúng ta cảm thấy trọn vẹn vẻ đẹp của một thứ quà quê hương: "Nhìn các bà các chị nhúm một nhúm cốm đặt vào lòng bàn tay, ngửu cổ cho cốm rơi vào lưỡi" (Người Hà Nội ăn quà). Ngay cả việc ăn ngô tác giả cũng tỉ mỉ: “Bắp ngô nướng đêm đông, ngô luộc buổi sáng đâu cứ cầm mà gặm nham nhở. Cầm trong lòng bàn tay, dùng ngón tay cái khẽ tẽ ra từng hạt theo từng hàng, hạt ngô như viên ngọc trai được nghiền khẽ khàng giữa hai hàm răng để cái ngọt thơm thấm dần vào vị giác, thế mới là ngon, mới là ngọt, là thơm, là quý…” (Người Hà Nội ăn quà). Chỉ là một sản vật của đời thường nhưng để “xử ” nó lại là cả một vấn đề văn hóa. Những cái nhỏ nhặt của đời thường đã được tác giả tinh tế nhận ra, qua đó như có một lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với tất cả mọi người hãy biết cẩn trọng từ trong những việc nhỏ để làm đẹp cho bản thân mình. Không chỉ có vậy chúng ta còn gặp những đoạn văn nói về ứng xử giữa mọi người trong gia đình Bữa ăn ngày thường: “Bà, hoặc mẹ, cô con gái lớn, chị con dâu bao giờ cũng ngồi đầu nồi. Đó là người cầm cái, người chỉ huy, cũng là người phục vụ cho cả nhà. Chúng ta không chấp nhận kiểu nồi cơm để xa, ai ăn hết tự đứng lên xới cơm lấy. Người ngồi đầu nồi phải ăn thong thả, ý tứ quan sát cả nhà; ai ăn hết bát cơm thì mình dừng tay và cơm ngay, sẵn sàng để xới cơm; không để ai phải chờ. Có khi người ngồi đầu nồi dừng trước lâu quá, còn giả vờ đánh nồi cơm…

Cử chỉ hành động đó rất nhỏ, nhưng vô cùng cần thiết’’ . Đó là những gì thường nhật nhất hàng ngày vẫn diễn ra nhưng có vẻ như ít ai để ý bởi vì nó giản dị quá, bình thường quá. Nhưng nó có ý nghĩa rất lớn, nó thể hiện sự quan tâm chia sẻ đối với những người trong gia đình và hơn thế đó còn là lòng vị tha đầy đức hi sinh của người bà, người mẹ, người chị. Đó là biểu hiện rất cụ thể của văn hóa gia đình. Tác giả có thể đã từng chứng kiến rất nhiều những bữa cơm như thế. Cái ăn cái uống không chỉ được nhìn trong gia đình, chúng ta còn thấy tác giả mở rộng ra ngoài xã hội, đó là những hành vi trong ứng xử của người Hà Nội: “Người Hà Nội cũng ít khi mặt đỏ gay ra đường. Sau một bữa ăn no say, mang một mặt đỏ như gấc chín ra đường, để khoe sức uống chăng, khoe tửu lượng chăng, khoe sự

Một phần của tài liệu Hà nội trong tùy bút của băng sơn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w