NGHỆ THUẬT MÔ TẢ HÀ NỘI TRONG TÙY BÚT BĂNG SƠN 3.1 Chất thơ trong ngôn ngữ, hình ảnh

Một phần của tài liệu Hà nội trong tùy bút của băng sơn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 74 - 89)

3.1. Chất thơ trong ngôn ngữ, hình ảnh

3.1.1. Ngôn ngữ

Mỗi một nhà văn bao giờ cũng tạo được ấn tượng với người đọc qua ngôn ngữ tác phẩm của mình. Văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ, bởi vậy cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện rõ nhất trong ngôn ngữ: “Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính, sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn bao giờ cũng làm tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác” [12, 186]. Đối với Băng Sơn, ngôn ngữ trong những trang tùy bút thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo của ông. Mặc dù thể kí nói chung thường sử dụng nhiều ngôn ngữ tự sự nhưng trong tùy bút Băng Sơn ngôn ngữ của ông lại thấm đượm chất trữ tình. Khi mô tả về Hà Nội, ông thường sử dụng ngôn ngữ giàu nhạc tính, giàu ấn tượng và gợi cảm trực tiếp đối với người đọc. Trong mỗi trang tùy bút ông để lại nhiều “khoảng trống”, “độ mở” suy ngẫm và xúc cảm.

3.1.1.1. Ngôn ngữ giàu nhạc tính

Trong văn học, ta thường gặp những đoạn văn giầu nhạc tính, đó là hiện tượng những câu văn gợi lên trong lòng người đọc: "Sự liên tưởng của tổ chức âm thanh với cảm giác âm nhạc", [12, 192]. Là một nhà văn có vốn sống sâu sắc, Băng Sơn am hiểu nền văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa Hà Nội nói riêng đồng thời ông cũng là một con người có vốn ngôn ngữ phong phú. Bởi vậy tác giả đã tạo nên một phong cách ngôn ngữ riêng trong mỗi trang tùy bút. Đến với Băng Sơn, người đọc cảm thấy một lời văn thật giản dị và sâu lắng, trữ tình điều đặc biệt nhất đó là trong mỗi tác phẩm tuỳ bút của ông cũng rất giầu nhạc tính.

Trong những trang tuỳ bút của Băng Sơn ta thấy ông sử dụng các kiểu câu một cách linh hoạt. Sự đan xen các kiểu câu trong một đoạn văn tạo nên sự thay đổi cảm xúc trong tâm hồn, ta nghe như tiếng con tim hồi hộp của mọi người khi chuẩn bị đón xuân: “Tiếng mùa xuân đã rì rầm trong mạch đất. Nắng hanh và mưa bụi. Trăng lạnh và sớm mai hồng. Gió nồm và mây phiêu bạt…'' (Tiếng Hoa). Và có những câu văn dài tạo nên một âm điệu hoài niệm nhớ thương: ''Thuở ấy, phố phường đâu có như nay. Mỗi phường có rào găng, rào tre, có cổng đóng mở, có tuần đinh canh gác tháng củ mật; ngay bờ hồ Hoàn Kiếm còn cả cầu ao, ngõ trúc, tục lấy vôi bột vẽ cung tên để xua đuổi tà ma cũng là một nét mong điều lành, tránh điều dữ, lại vệ sinh sạch sẽ, thêm cái đẹp của nét của hình'' (Tết Thăng Long tết Hà Nội). Đó là hình ảnh của Hà Nội những năm trước Cách mạng tháng Tám, một Hà Nội gần gũi của làng xóm quê hương.

Trong văn của Băng Sơn ta thường thấy tác giả sử dụng biện pháp lặp trong câu, đó là cấu trúc lặp cú pháp: “Mùa xuân đồng nghĩa với hoa. Hoa trăm màu nghìn sắc. Mỗi màu mang một ý nghĩa riêng, xanh hi vọng, tím thủy chung, vàng say đắm, tím thẫm trung thành, trắng trinh nguyên, hoàng yến mơ mộng… tất cả đều là ước mong của con người, là hi vọng cái hay, cái tốt lành, cái đẹp đến với cuộc sống, xua đi cái hắc ám tội lỗi, cái ảm đạm” (Sắc xuân hương tết). Chỉ trong một đoạn văn, tác giả đã nhắc đến muôn màu, ngàn sắc của loài hoa, êm ái nhẹ nhàng quyến rũ như con gió xuân thoảng nhẹ trên vai người. Mùa xuân là mùa của hồi sinh, là mùa của sự sống, trong từng bước đi của thời gian chúng ta cảm nhận được hương vị của cuộc đời. Và trong khoảnh khắc giao mùa, con người như trẻ lại với đất trời, cỏ cây hoa lá: “Em yêu. Hãy ra đường cho mưa lây phây đậu trên mái tóc. Mưa như phấn như hương, như ngọc li ti, như câu nói không lời, như dư ba không dứt” (Sắc xuân hương tết). Trong khoảnh khắc xuân về tác giả đã thu vào trang viết của mình cái êm ả, cái nhịp nhàng, quyến rũ của mưa xuân để cho cuộc sống hồi sinh sau bao lạnh giá. Trước dòng chảy

của thời gian, đứng trước cuộc sống tác giả đã chiêm nghiệm về cuộc đời: “Ta đi qua ngày thường có xanh đỏ tím vàng đen trắng, có cay đắng ngọt bùi mặn chát, có nồng ngát thoảng đưa… Nhưng phút xuân về là khi ta lắng nghe tâm hồn, nghe vũ trụ thấm vào ta, kết tinh thành cái mọi người gọi là cuộc đời” (Sắc xuân hương tết). Và đây là vẻ đẹp trong ngần và tinh khiết của cây cỏ đất kinh kỳ: "Hồn hoa thu nhận tiếng không gian ấy để hóa thành tinh khôi đóa cúc, khi phai tàn còn lên lời trong chén rượu hoàng hoa, thành bông thược dược rực rỡ như thiếu phụ đủ đầy chan chứa, thành cánh hải đường lóe lửa trong kẽ diệp lục xanh già, thành bông hoa mảnh như tơ, như lụa, cứ tươi rói lên trong hương xuân rạo rực. Mùa xuân, mùa đẹp nhất một năm. Tuổi xuân, tuổi đẹp nhất một đời và hoa xuân… thiếu hoa xuân thì xuân trở thành góa bụa, cái đẹp muôn lòng chờ đợi kia chỉ còn là nỗi vật vờ, khắc khoải, chia xa, lỡ làng, hiu quạnh…” (Tiếng Hoa). Sự đa dạng trong cấu trúc câu đã làm cho những trang văn của Băng Sơn có sự uyển chuyển nhịp nhàng để diễn tả những cảm xúc dâng lên trong tâm hồn tác giả trước cuộc sống.

Nhạc tính trong văn của Băng Sơn còn được thể hiện trong nhịp điệu câu văn. Khi nói về Tiếng hoa, tác giả miêu tả về vẻ đẹp và hương sắc của các loài hoa, nhịp điệu câu văn dàn trải mênh mang làm cho người đọc như lạc vào thế giới thần tiên, kỳ bí: “Chiều lâng lâng hoa lí. Đêm bát ngát hương quỳnh. Ngâu đó vô cớ mà bứt rứt. Hoa mộc ơi thơm về đâu mà kín như lời gái quê không ngỏ, khác hẳn dạ lan hương rợn lên từng đợt trêu đùa như cô gái đa tình váy tung bay trong gió lộng… Đường trưa bóng trẻ ven làng, nhẹ bẫng làn sen. Con thuyền thúng lỏng lảnh tay sào, chìm khuất trong những chiếc ô xanh để ngược màu xanh bạc, cứ thả những con bướm vô hình mang đầy hương trên cánh đậu vào má vào ngực ta mà nói những lời đồng quê rộng lòng mở đón, đậu cả sâu thẳm lòng ta thứ hương thứ lời mà thành phố xô bồ làm sao có được” (Tiếng Hoa). Giữa bầu trời trong trẻo, thanh lịch vô ngần những làn hương hoa dìu dịu thoảng qua

vuốt trên mái tóc tràn xuống thân người để nói lời thân thiện tình tứ để ca lên khúc nhạc đồng quê. Ta nghe từ trong nhịp điệu một tiếng lòng tác giả đang ngân lên khúc hát. Trong đoạn văn khác tác giả viết: '' Có lời thu vừa đi qua, dùng dắng nơi cửa sổ, bắt ta hoá thân dõi tìm. Ngọc lan như ngọn bút màu ngà, mực là gì nhỉ hay chỉ là nỗi lênh láng tâm tư, khiến hoa cứ bay, cánh cứ rụng mà viết mãi chẳng thành khúc điệu. Hoàng lan giơ ngón tay ẻo lả vẫy theo ta, rồi vụt biến đi, chỉ còn để lại một hồ ly mềm như tóc đêm sâu vắng vẻ'' (Tiếng Hoa).

Nếu như nhịp điệu mênh mang dàn trải của câu văn thể hiện những khoảnh khắc tâm hồn lâng lâng xúc động trước cuộc sống, thì cách ngắt nhịp ngắn lại thể hiện trạng thái gấp gáp của cảm xúc: ''Thay cho cây đu là vũ hội, là biểu diễn văn nghệ, là tâm tình... Và thiêng liêng nhất, đúng lúc giao thừa, cái phút ngừng lặng của năm cũ, cái phút mở đầu của năm mới, mọi người lắng tai nghe lời chúc tết của Bác Hồ. Sông núi rung chuyển, khí thiêng ngân vang...'' (Tết Thăng Long tết Hà Nội). Khi viết về mùa thu Hà Nội tác giả như vội vã ghi lấy dòng cảm xúc của mình: ''Sớm nay lại mùa thu. Lại là kỳ diệu. Lại là chiếc bùa mê mà Hà Nội bỏ cho ta. Ta mê mệt cùng màu trời xanh cốm Vòng, màu xanh đầy sương, của hàng sao đen phố Lò Đúc, hàng chò nâu trên đường Hùng Vương, ta thở đầy ngực hàng sen những ao hồ bát ngát ngoại ô, cho ta nắm xôi được gói bằng thứ lá thơm kỳ ảo ấy'' (Dáng bay Hà Nội). Trong đoạn văn viết theo nhịp văn nhanh, câu văn ngắn ta thấy tác giả đưa vào rất nhiều sự kiện, nhiều hình ảnh như cho ta thấy sự vội vã gấp gáp của cảm xúc, giới thiệu cho ta sự giầu có, phong phú của vẻ đẹp Hà Nội.

Đến với tuỳ bút Băng Sơn là ta đến với những tình cảm chân thành tha thiết nhất dành cho Hà Nội, cả cuộc đời ông đã dành trọn vẹn nghĩa tình cho miền đất yêu thương này. Ngôn ngữ trong tuỳ bút Băng Sơn là thứ ngôn ngữ thấm đượm tình người, làm cho người đọc dễ rung động, để đạt được điều đó ta thấy ông thường sử dụng hệ thống từ láy, những từ gợi

cảm: ''Đời thường, ngày thường, lúc hoa đào theo người về từng phố ngõ đón xuân hay mùa hoa bằng lăng nước tím lơ mơ, lúc hoa xoan tây đệm cho dàn nhạc ve sầu nỉ non cất tiếng, giữa ngày mưa bong bóng phập phồng hay đêm thu thơm nỗi hoàng lan quý phái và hoa sữa nồng nàn... ta, người dân thường thành phố, thả bước chân vào mảnh đất kinh kỳ nghe hồn mình cũng một chút lênh đênh'' (Hồn sâu Hà Nội). Những từ láy, tạo thành âm điệu du dương, gợi lên trong lòng người đọc một nỗi bâng khuâng khi nghĩ về hồn sâu Hà Nội. Và đây là một đoạn văn khác: ''Cặp bến xôn xao. Con đò dọc con đò ngang cũng không có cảnh tiễn đưa tấp nập, đón tiếp rộn ràng như nhà ga, sân bay. Không có cảnh chen chúc vội vàng. Con người có lẽ được con đò thấm sang niềm thung dung êm ả, nỗi bâng khuâng bát ngát... nên có vẻ nhịp nhàng như khúc dân ca trên đồng...'' (Con đò). Những từ ngữ trong đoạn văn như va đập vào nhau tạo nên âm hưởng xôn xao trong ta như chính nó là những con sóng vỗ mạn thuyền vang vọng từ một bến bờ xa nào đó dội về.

Như vậy nhạc tính trong tuỳ bút của Băng Sơn là sự sử dụng của những cấu trúc câu đa dạng, sự kết hợp của cách ngắt nhịp, hệ thống từ láy trong câu tạo nên âm điệu của từng câu văn.

3.1.1.2. Ngôn ngữ giàu ấn tượng, cảm giác trực tiếp

Nhà văn sống giữa cuộc đời như con ong chuyên cần lặng lẽ hút nhụy để làm mật ngọt dâng đời. Cũng vậy Băng Sơn đã đặt bàn chân khắp phố phường, tất cả mọi hình ảnh, hương sắc, ngôn ngữ của cuộc sống đã nhẹ nhàng đi vào những trang văn. Những gì giản dị, chân thực, thô ráp của cuộc sống đã được tái hiện qua lăng kính của tác giả tạo nên ngôn ngữ giàu ấn tượng, cảm giác trực tiếp.

Trước hết ta gặp những ngôn ngữ chân thật của cuộc sống đời thường trong cách tác giả miêu tả về các món ăn. Chẳng hạn như Rau sống: ''Rau sống có thể là rau diếp thái chỉ, xanh biếc, màu xanh của mùa hè làm mát mâm cơm, làm mát căn phòng; hoặc xà lách chuyển màu từ xanh lục

sang lá mạ, nõn chuối, rồi tới màu trắng nõn, trắng như ngó cần...'' . Cách miêu tả của nhà văn làm cho chúng ta như đang chứng kiến trực tiếp món rau sống trước mắt mình, cái ngon cái ngọt của nó đủ xoa dịu cơn khát thèm trong cuộc sống đang thừa chất béo mà thiếu đi phần lớn rau xanh. Trong món Phá xang tác giả giới thiệu: ''Những viên lạc của anh bao giờ cũng đều tăm tắp, màu nâu hồng, thơm phức, thoảng một mùi húng lìu mê hoặc. Viên lạc vừa bùi, vừa ngọt, vị ngọt mát của nước đường ngâm tẩm lướt qua, chỉ đủ đọng trên đầu lưỡi man mát'', và còn cụ thể hơn nữa khi ông liên tưởng thật thú vị: ''Còn lạc mặn vừa bùi vừa đậm như cái duyên của cô gái có nước da bánh mật, không sắc sảo nhưng lại làm đắm lòng người'' (Phá xang). Mặc dù món ăn này đã mất từ lâu, có nhiều người Hà Nội bây giờ cũng không còn nhớ hương vị của nó nữa, nhưng tác giả đã cho chúng ta thưởng thức không chỉ bằng tưởng tượng mà cơ hồ ta đang cảm thấy dư vị ngọt ngào, đậm đà nơi đầu lưỡi.

Cũng có khi Băng sơn miêu tả về cảnh “Phố phường chật hẹp, người đông đúc” với những hiện tượng ô nhiễm: “Khói bún chả còn khả dĩ, ít thì nó cũng thơm thơm, như người đổi gió, dễ chịu, giống như thừa tiền, bỏ thành phố ra ăn tạm bợ, ngủ vật vờ, tắm nước đục ngầu ở bờ biển… theo thời lượng? Còn thứ khói chả chó, hàng chục nhà cùng quạt một lúc thì quả là đặc biệt. Lẫn trong khói đó là tanh, là nồng của mẻ, mắm tôm, là mùi hôi, mùi lờm lợm… đến nỗi có cái gì lên xuống trong cổ họng ấy là không kể còn kèm theo thanh niên chăng tay qua đường để giữ xe, còn có mấy cô gái mặc quần ngắn mời chào cái món... Chả chó” (Hương và mùi). Người đọc thấy ''kinh người'', có cái gì ghê ghê nơi cổ họng chúng ta, cảm giác đó thực như ta vừa phải tiếp xúc.

Không chỉ có vậy, bằng cái nhìn thẳng thắn, ta thấy tác giả không hề né tránh những hiện tượng không đẹp đó là thứ mùi công cộng: “Lại còn có những thứ mùi không có khói kèm theo, như mùi những chiếc xe buýt xe lam, sàn xe nhớp nhúa, thành cửa sổ nhờn nhờn vì người khách chuyến

trước say ô tô kề miệng vào đó. Tay vịn thì gỉ, ghế ngồi thì có đủ thứ vết dép đến… Mùi phòng đợi tàu ở nhà ga, ghế ngồi không được lau rửa, sàn nhà ít khi cọ rửa sạch. Mùi những đống rác lưu cữu có chuột chết, bã cua thối, hoa héo, rau rữa, vỏ dưa ủng, lông gà, vịt…” (Hương và mùi). Cách nhìn thẳng thắn như vậy khiến cho ta có cảm nhận những trang tuỳ bút của Băng Sơn có tính thời sự, ngôn ngữ mang phong cách báo chí, nó kịp thời phản ánh những mặt trái của phố phường như góp phần làm cho thành phố trở nên đẹp hơn.

Ngôn ngữ giàu ấn tượng, cảm giác trực tiếp đã góp cho ngôn ngữ của Băng Sơn thêm phong phú, nhà văn gần gũi hơn với cuộc sống thường ngày, tác giả đem đến cho độc giả thưởng thức một phong cách ngôn ngữ độc đáo.

Trong tuỳ bút Cây xanh nét riêng Hà Nội tác giả viết: '''Cuộc sống phát triển, nhà hộp, đá ốp, đá rửa, những đường thẳng song song nằm ngang hay thẳng đứng cứng đơ, thường đơn điệu, nên nhiều người phải phổ chút cây xanh vào cho đỡ trống lạnh bằng cây đa lá đỏ, cây cô tòng, trắc bách diệp, cây vạn niên thanh thẳng đứng mà lá có những chấm trắng li ti như sao mọc trời đêm''. Trong đoạn văn tác giả dùng hai hình ảnh đối lập, một bên là hiện đại với ''nhà hộp'', ''đá ốp'', ''đá rửa'', những đường song của thì ''cứng đơ'' và một bên là cây cối với các màu tự nhiên. Sự đối lập ấy khiến cho ta có một chút băn khoăn, liệu rồi những chất liệu của cuộc sống hiện đại có phải là một vẻ đẹp hoàn mĩ hay là sự thiếu hụt.

Có lúc, chính khoảng trống trong lời văn như là sự thức tỉnh chúng ta: ''Ít lâu nay thành phố mình nhiều mùi khói với nhiều sắc độ, cung bậc khác nhau như cung bổng cung trầm, thanh bằng thanh trắc. Mùi khét sặc sụa ốm người của than tổ ong nhóm nơi đầu gió ngoài hè. Mùi đốt đống rấm lá cây rác rưởi phát ho phát hen. Mùi ngột ngạt của khói pháo khai trương cửa hàng...'' (Hương và mùi). Băng Sơn liệt kê các loại mùi của cuộc sống hiện đại, làm cho mọi người chợt nhận ra rằng, trong cuộc

sống, không khí đang ngày càng bị ô nhiễm, và từ trong nhận thức, ta thấy cần phải có một hành động nhở để bảo vệ chính mình và những người xung quanh.

Khi viết về các món ăn của người Hà Nội, Băng Sơn là một người

Một phần của tài liệu Hà nội trong tùy bút của băng sơn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 74 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w