Hà Nội trong cuộc sống hôm nay

Một phần của tài liệu Hà nội trong tùy bút của băng sơn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 66 - 74)

Là một thành phố ngàn năm tuổi, Hà Nội là nơi lắng hồn núi sông, là chốn tiềm ẩn bao nhiêu những vẻ đẹp của truyền thống văn hóa của dân tộc. Hà Nội trong con mắt của mọi người nó mang một vẻ đẹp cổ tích, huyền ảo. Bởi vậy, trong mỗi góc phố, nẻo đường, ở đâu ta cũng gặp những trầm tích văn hóa của ngàn đời, những truyền thuyết, những tên gọi cổ xưa nhưng nó vẫn thể hiện được một cuộc sống hiện đại để hòa nhập với cuộc đời hôm nay. Băng Sơn là một nhà văn hiện đại ngòi bút của ông đã ghi lại chân thực sắc màu của Hà Nội trong cuộc sống đời thường.

Trước hết chúng ta tự hào rằng Hà Nội của hôm nay vẫn giữ được vẻ đẹp duyên dáng của một thời xa xưa, xứng đáng là thủ đô Văn hiến có ngàn năm lịch sử. Trong từng cảnh vật và nếp sống đời thường Hà Nội vẫn làm say lòng ai đã từng một lần đến với nó. Trong cuộc sống hiện đại bây giờ nó vẫn giữ được những truyền thống, phong tục tập quán của người Hà Nội xưa. Chẳng hạn trong phong tục đón tết hàng ngàn năm nay tết của Hà Nội vẫn giữ nguyên sắc thắm của hoa đào. Cách đây hơn 200 năm người

anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã cố công đem một cành đào Thăng Long về đến Phú Xuân để tặng cho người con gái Bắc Hà – Ngọc Hân, an ủi nàng trong nỗi niềm xa xứ. Trong cuộc sống hiện tại mỗi khi tết đến xuân về người Hà Nội có rất nhiều thứ hoa để đón xuân đó là mai vàng Nam Bộ, là những thứ hoa của miền Đà Lạt xa xôi hay có loài hoa nhập từ phương trời Tây xa lạ... nhưng họ vẫn thủy chung với cành đào bởi vì không có đào coi như không có tết. Trong tùy bút Hoa tết chúng ta thấy tác giả đi thăm chợ hoa: “Cả một dinh đào Nhật Tân, Quảng Bá, Tây Hồ biến thành con sông lũ màu đào tràn qua ô Yên Phụ, Thụy Khê, đổ vào lòng Hà Nội”. Người Hà Nội sống giữa thủ đô, trung tâm của văn hóa, nơi tiếp xúc giao lưu với những cái mới nhất và họ là những người tiếp thu nhanh với cuộc sống hiện đại, nhưng họ vẫn là những người trân trọng truyền thống của dân tộc, đó là những phong tục đẹp được lưu giữ như: đi lễ hội, đi cầu may mà trong giây phút thiêng liêng vẫn tưởng nhớ ông bà với lòng thành kính: “Chẳng cần phải lên Quán Thánh, Ngọc Sơn, chùa Bà Đá hay Quán Sứ, Hòe Nhai mới thấy khói hương thành kính, mà bàn thờ nhà ai cũng nghi ngút lung linh mừng tổ tiên thần thánh linh thiêng phù hộ cho trăm họ từ nay yên bình, đầm ấm như hương xuân” (Tết Thăng Long tết Hà Nội). Khoảng khắc giao thừa thật thiêng liêng đối với người Hà Nội cho dù cuộc sống hiện tại đổi thay như thế nào đi chăng nữa họ vẫn trân trọng đối với phong tục cổ truyền để rồi như là một nền móng vững chắc giúp họ vững bước vào tương lai.

Trong cuộc sống hiện đại phố phường Hà Nội vẫn giữ lại những vẻ đẹp như suốt ngàn năm nay vẫn thế: “Cũng lại phải có những đêm đi trong hương hoàng lan phố Phan Đình Phùng làm hồn mình uốn bay theo những làn hương như tơ giăng, như âm thanh tiếng đàn bầu thực mà không thực... hoặc đi trong hương sữa của phố Nguyễn Du khiến mình bềnh bồng trong thứ men say chỉ riêng Hà Nội có… Còn phải đi trên những đường phố tấp nập, nhỏ thôi, ngắn thôi nhưng tràn ngập những nàng con gái thanh tân,

đẹp như trên sân khấu, gót chân bắp chân trắng hồng mịn màng tựa cây chuối non bóc nõn rợn người… Phải ăn một bát phở khuya, mùi hạt tiêu bắc, bắt ngừng đũa hắt hơi... Phải ngồi trong cái căn gác màu nâu ám khói hít hà hương chả cá đậm đặc căn phòng và bao phủ khắp mọi tế bào trên cơ thể” (Hà Nội - men người). Hà Nội trong cuộc sống đời thường hôm nay, vẫn là Hà Nội của những gì mộc mạc giản dị, Hà Nội của hương đất, hương người. Trong sâu thẳm cái duyên của Hà Nội: “Có là thế chăng khi trong khuya vắng mưa thưa, một nhịp rao hàng vang vọng và nẻo ngõ mờ đục ánh đèn như đã trăm năm thao thức, nơi ấy từng rộn lên tiếng sênh phách ca nhi, từng u huyền nhang khói một ngôi chùa cổ” (Hà Nội – men người). Hà Nội của hôm nay là Hà Nội của nghìn xưa đọng lại, khuôn mặt phố phường có sự náo nhiệt, ồn ào nhưng vẫn có những lúc lặng lẽ u trầm, vẻ đẹp ấy đã làm cho Hà Nội mang một nét đặc trưng riêng nhưng không dễ gì lẫn được và nói như tác giả “đối với người đã đi xa về Hà Nội vẫn mãi bao dung và thanh lịch” (Hà Nội - men người).

Là một nhà văn của “2 thế kỉ”, Băng Sơn đã có một sự may mắn khi được lớn lên ở Hà Nội, trưởng thành cùng với Hà Nội, chịu bao thăng trầm với phố phường và cũng là nhân chúng cho sự đổi thay của Hà Nội hôm nay, bởi vậy khác với các nhà văn Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân… tác giả đặt sự vật, hiện tượng trong điểm nhìn của cuộc sống hôm nay. Khi viết những trang tùy bút của mình là lúc Băng Sơn đã đi hết trọn cuộc đời mình, là lúc Hà Nội đi vào thời kì đổi mới, đất nước chuyển mình, nền văn hóa đã được giao lưu rộng rãi với thế giới hiện đại bên ngoài, bởi vậy những sự vật, hiện tượng văn hóa được đặt trong bối cảnh mới.

Trong cuộc sống đương đại hôm nay, những vẻ đẹp ngàn xưa vẫn được lấp lánh. Trong nhịp thở của phố phường cái đẹp của nghìn năm dồn tụ vẫn quyến rũ bước chân của bao người hướng về Hà Nội: “Người xa Hà Nội luôn nhớ về và khao khát những ngày xuân đất Bắc, nó như phấn rắc, như sương mờ, như biến mọi điều có thực thành ảo mộng nhìn qua tấm

màn voan để tự mình tưởng tượng cây cối hóa người, cô gái thành giai nhân, bước đi thành khúc Nghê thường… Nó khác hẳn cái mưa chợt ào chợ dứt của Sài Gòn tưới cái mát lành xuống tán lá me và hàng cây dầu loang loáng. Mưa xuân ấy làm “dinh đào” Nhật Tân, Quảng Bá, Phú Thượng thành cảnh Thiên Thai, biến đường về nhà ta thành chỗ hẹn hò ấm cúng, con sông Hồng lờ lững thành bức tranh thủy mặc trôi ra ngoài khung tầm mắt” (Mưa). Trong không khí chuẩn bị đón tết người Hà Nội bây giờ vẫn giữ được mĩ tục đầy trang nghiêm khi chuẩn bị bàn thờ tết: “Ngày Tết bàn thờ được chăm sóc cẩn thận. Từ hăm ba tháng Chạp, ông Công, ông Táo, bàn thờ đã được quét dọn lau rửa. Mạng nhện phải khua cho hết, đồ đồng đánh thật bóng, đồ gỗ lau thật sạch, nắm nhang mới mua, thay lại cái cuốn thư bị gián nhấm, mua đôi câu đối hồng điều mới, thêm cái mâm đồng để bày ngũ quả, ngọn đèn được đổ đầy dầu và để lửa suốt ngày đêm…” (Bàn thờ). Không khí tết của Hà Nội bây giờ vẫn là không khí tết của hàng nghìn năm trước chỉ khác một điều trong cuộc sống hiện đại, cuộc sống đầy đủ hơn, no ấm hơn. Bên cạnh phong tục tập quán, chúng ta cũng thấy cách ăn, cách mặc tác giả cũng nhìn nhận trong tư thế của cuộc sống hiện đại. Chẳng hạn như cách để râu: “Xét cho cùng, để râu hay cạo nhẵn, từ râu quai nón, đến râu “Hitle”, râu trê, râu con kiến… là tùy thích, là tùy người, tùy địa phương, không nên buộc ai phải thế này, phải thế khác. Nó là một nét cá tính riêng của từng người vậy” (Bộ râu).

Trong những sáng tác của Băng Sơn, tác giả thường đặt sự vật hiện tượng trong điểm nhìn của cuộc sống đương đại, những gì của hôm nay là kết quả của cả một quá trình vân động, phát triển của lịch sử, của văn hoá. Vẻ đẹp của Hà Nội hôm nay là sự kế thừa và phát huy những giá trị ngàn đời.

Bên cạnh vẻ đẹp trầm mặc cổ kính, theo bước chân của Băng Sơn chúng ta còn bắt gặp một Hà Nội đầy hiện đại với rực rỡ sắc màu: “Cầu Thăng Long cao vọi, cầu Chương Dương rộng dài bên cạnh con rồng già

Long Biên bị bom vặn vẹo nhưng vẫn chống đỡ mặt sông cho người đi bộ thảnh thơi sang vùng Kinh Bắc. Chợ Hôm từng chỉ bán mớ rau quả mướp vườn nhà, con gà nuôi được của những làng ven nội, nay đã ba tầng” ( Nội - men người) . Vẻ mặt kinh thành bây giờ đã thay đổi những địa danh ngàn năm tuổi bây giờ nằm giữa phố phường hiện đại, vẫn lung linh sắc màu của cổ kính, nó càng làm cho phố phường trở nên gần gũi: “Xa lắc Thanh Xuân, gập ghềnh Bạch Mai, hun hút Thủ Lệ, tít tắp Nhật Tân, Quảng Bá... tất cả đã xích lại, san sát như nội thành, nhà cao đèn sáng, xe cộ rần rần…” (Hà Nội – men người). Hà Nội trong cuộc sống đời thường hôm nay vẫn xứng đáng là chốn kinh đô của đất nước, cái đẹp cái hiện đại nó gợi thêm vẻ đẹp duyên dáng mà bí ẩn cho Hà Nội.

Tuy nhiên bên cạnh vẻ đẹp của truyền thống văn hoá chúng ta thấy tác giả đẫ nhìn thẳng vào sự thật, ở đó một bộ phận người Hà Nội trong cuộc sống hiện đại cũng đã thay đổi ít nhiều. Ngày trước gặp một đám tang người ta thường dừng lại ngả mũ nghiêm trang cúi chào, nhưng giờ đây: “Hai cô gái xinh đẹp, ăn mặc đúng mốt, đi xe sóng đôi, cố lái xe lấn ra giữa đường trêu anh lái xe tang rồi cười hô hố” (Đám tang ngày trước). Trước cái chết người ta trở nên thờ ơ lạnh lùng, xem đó như là một trò tiêu khiển. Có những người con gái Hà Nội trong thời đại này: “đi xe máy, ngồi ngả ngốn, nói cười oang oang, ôm eo lơi lả, phóng như điên nhiều người thấy buồn cho con gái Hà Nội. Từ cái ngả ngốn này đến cái ngả ngốn khác, khoảng cách chỉ là hạt thóc. Ngoài ra cũng có thể nhìn một cô gái như thế mà biết cô sinh ra trong một gia đình như thế nào và được giáo dục ra sao, nhất là bà mẹ cô có nền nếp hay buông tuồng” (Nét đẹp phụ nữ Hà Nội). Cách ăn mặc của người con gái thời nào cũng vậy, ưa chuộng sự trang nhã, ăn mặc như thế là rất cần thiết để làm đẹp cho thủ đô.

Là một người yêu thương trân trọng nền văn hóa dân tộc, bao dung đối với những vẻ đẹp hiện đại cho nên ông cảm thấy xót xa trước sự mai một những giá trị văn hóa trong cuộc sống. Những giá trị văn hóa của

người Hà Nội nó đã trở thành trầm tích của hàng ngàn năm lịch sử, nó lắng sâu trong linh hồn của phố phường, trong mỗi nếp nghĩ, nếp sống của người Hà Nội, nó thăng hoa trong từng phong tục, tập quán nhưng trước sự đổi thay của cuộc sống hiện đại, những vẻ đẹp ấy nó đã bị nhạt dần. Những dòng văn của Băng Sơn vừa thể hiện nỗi xót xa lại như muốn níu kéo để giữ lại một chút gì đó của một thời vàng son. Người Hà Nội từ xưa luôn chú trọng đến cách ăn mặc của mình, phải ăn mặc làm sao cho chỉnh chu, nghiêm túc bởi vì cách ăn mặc phản ánh lối sống của con người. Đã xa rồi các thời phụ nữ áo ba mớ bảy, đàn ông mũ xếp áo the, nhưng người Hà Nội khi ăn mặc vẫn thể hiện sự dản dị khiêm tốn nhưng cũng không kém phần thanh lịch, vậy mà: “Hiện nay người Hà Nội có thể rất tự nhiên ngồi xổm ở vỉa hè nhồm nhoàm nhai nộm uống bia, mặc cho ruồi nhặng bay xung quanh. Nhiều người cởi trần trùng trục, nhiều người tắm ngay ngoài vỉa hè mặc kệ đó là con đường đông đúc. Nhiều chị em mặc quần áo ngủ nhàu nát đi nghễu nghện ngoài phố, áo thì có những vết nhăn như vừa lăn lộn, quần thì không thiếu những vết hoen ố” (Nét mặc một thời).Tác giả thấy xót xa bởi vì người Hà Nội bây giờ đã không còn quý trọng chính bản thân mình, một cách ăn mặc cẩu thả là mốt chăng? Là một sự văn hóa chăng? “Quả là lắm lúc ra đường, thanh niên bây giờ ăn mặc đẹp thật, đủ kiểu, đủ màu. Chỉ tiếc trong đó có nhiều người quá sùng ngoại, trở thành kệch cỡm làm cái đích cho mọi người chê cười. Và còn có một số người ăn mặc quá xô bồ, cẩu thả, coi khinh mọi người xung quanh và như thế là tự coi khinh mình” (Nét mặc một thời). Tác giả đứng từ phương diện văn hóa thẩm mỹ để đánh giá nhìn nhận sự việc và kèm theo đó là một nỗi buồn, nỗi day dứt.

Cuộc sống hiện đại đã đi vào mọi ngõ ngách của phố phường, những gì hiện đại đã dần thay thế cái cũ kĩ, lạc hậu, nhưng chính điều đó là nguyên nhân dẫn đến những giá trị văn hóa truyền thống bị mai một dần. Là một người trân trọng yêu tha thiết văn hóa truyền thống, tác giả không

khỏi chạnh lòng, lo âu trước sự thay đổi những giá trị cũ: “Có lạc điệu không khi có ai mặc tà áo lụa ra đường? Các cuộc biểu diễn thời trang, người đẹp, chuyên đề, ta vẫn thấy lụa tơ tằm Việt Nam được giới thiệu một cách trang trọng và được trầm trồ… nhưng trong thơ sao vắng bóng? Hình như có một nguyên nhân nào đó. Đã lâu không thấy ai nói gì về xí nghiệp dâu tằm tơ Bảo Lộc, về các làng Trinh Tiết, về lụa Hà Đông, về bãi giữa sông Hồng trồng dâu còn mang nhộng vào nội thành để có món nhộng rang lá chanh thú vị và làng Bách Thuận cũng đã lu mờ như sương khói phôi pha từ tỉnh Thái Bình quê lúa là chính” (Vương tơ). Vẻ đẹp được khẳng định giá trị qua thời gian thì giờ đây nó đã trở nên khập khiễng trước cuộc sống mới: “Chúng ta đang đứng trước nhiều thử thách: Màu xanh của môi trường đang bị lấn chiếm. Kĩ nghệ, công nghệ còn chắp vá, hàng ngoại lai (và cả văn hóa ngoại lai) ngày càng tràn lan các nghề truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ mai một” (Vương tơ). Đó là những lo lắng thật chính đáng bởi vì tác giả là người có trách nhiệm đối với văn hóa dân tộc phải lên tiếng như là một lời cảnh tỉnh. Đó cũng là nỗi lòng tiếc nuối về vẻ đẹp vàng son một thuở.

Trong cuộc sống thường ngày, người Hà Nội bây giờ một bộ phận đã mất đi vẻ đẹp thanh lịch của một thời: “Không ít người mặt hoa da phấn, cà vạt comle, tức là những người giàu có và chắc có văn hóa cao mới được như thế, nhưng họ lại có thói quen, sau bữa ăn, cứ nghêng ngang giữa đường mà đánh đàn răng, người xỉa, người tanh tách, người còn đưa lên mũi ngủi. Kinh chưa? Xỉa răng, ngoáy mũi không là việc làm nơi công cộng. Đó là sự tôn trọng người khác và cũng là tự trọng. Thế mà khối người quên đấy. Họ dù giàu có đến đâu thì cũng chưa phải là người sang vậy” (Vào bữa). Người Hà Nội nổi tiếng là thanh lịch vậy mà bây giờ tác giả đã phải chứng kiến những cảnh không đẹp, không văn hóa, những vẻ đẹp của một thời đã mất đi thay vào đó là những hiện tượng lố lăng, kệch cỡm. Dường như bây giờ người Hà Nội no hơn, đủ hơn, giàu hơn nhưng

văn hóa cũng kém hơn. Những hiện tượng trên, tác giả như nhắc nhở mọi người phải biết trân trọng gìn giữ cho bản thân mình và cho tất cả mọi người.

Bằng cái nhìn đa chiều, Băng Sơn đã khái quát được vẻ đẹp của Hà Nội trong cuộc sống đời thường hôm nay, đó là một Hà Nội vừa hiện đại vừa cổ kính, con người Hà Nội vừa tiếp thu những cái mới làm đẹp cho thủ đô, giữ ghìn và phát huy những giá trị của truyền thống văn hoá ngàn năm của dân tộc. Tuy nhiên trong cái nhìn của nhà văn ta còn thấy một sự lo âu trước những hiện tượng mai một của truyền thống văn hoá. Nó như là một lời nhắc nhở đối với tất cả chúng ta phải biết trân trọng và bảo vệ những

Một phần của tài liệu Hà nội trong tùy bút của băng sơn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 66 - 74)