Nhân vật Giáo s Một và Giáo s Hai

Một phần của tài liệu Giọng điệu nhại của tiểu thuyết mười lẻ một đêm (hồ anh thái) (Trang 56 - 59)

7. Cấu trúc luận văn

2.6. Nhân vật Giáo s Một và Giáo s Hai

Hai nhân vật này làm thành một cặp nhân vật nghịch dị, một cặp bài trùng không thể không nhắc đến trong Mời lẻ một đêm. Họ đều là những giáo s đầu ngành giữa thời văn hoá nớc ta đang hội nhập mạnh mẽ nhất. Cả hai ông đều học bổ túc công nông nhng lại đợc làm giảng viên đại học, trớ trêu hơn nữa “bao nhiêu thế hệ ngời tài từ tay họ mà ra. Bao nhiêu học trò của họ đều trở thành cán bộ quản lí các bộ, ngành” [61; 156]. Thói ảo tởng về khả năng và trí tuệ của con ngời đợc Hồ Anh Thái thể hiện ở nhiều nhân vật trong cuốn tiểu thuyết, và ngay cả những vị giáo s khả kính này cũng không thành ngoại lệ. Sự bất tài lỗ mãng của hai vị giáo s lần lợt bộc lộ một cách hài hớc.

2.6.1. Nhân vật Giáo s Một

Hồ Anh Thái nhại tính cách nhân vật này bằng lối “chơi chữ”, tức dùng ngôn ngữ miêu tả mang sắc thái trang trọng nhng lại hé lộ cho độc giả thấy con ngời này chẳng có gì đáng kính. Giáo s Một là nhà văn hoá lớn, là ngời duy nhất trong đám giáo s, tiến sĩ có thể dùng tiếng Anh để giảng dạy. Nhng tác giả

lập tức hạ bệ ông ta bởi những hành vi cực kì đối nghịch với những chuẩn mực văn hoá hiện hành. Dù không phải là đại biểu đợc mời tham luận trong một hội thảo quốc tế ông vẫn vô t phát biểu quá thời lợng cho phép khiến cho cả chủ và khách đều lâm vào tình khó xử, mọi thứ rơi vào bế tắc. Giáo s Một không đợc mời mà đến ông ta cứ nghĩ sự có mặt của mình nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác á - Âu. Hãy xem hình ảnh ông ta trong hội thảo: ông già trong tác phong xềnh xoàng, áo sơ mi sắn tay tới khuỷ, lò dò lên diễn đàn. “Quán tính đ- ợc khởi động. Cái băng ghi âm có sẵn trong đầu cứ thế đợc mở ra. Một đời dạy học cả vạn lần mở cái băng này. Một đời viết báo ngoại ngữ văn hoá Việt Nam đã bao nhiêu lần tái bản xào xáo nội dung này” [61; 234]. Sự lố bịch vô độ của ông ta ảnh hởng tới những ngời tham dự, ấy vậy mà ông ta vẫn cứ ngỡ mình là nhà văn hoá đại tài có tầm ảnh hởng rộng khắp.

Ngòi bút trào lộng của Hồ Anh Thái cha chịu buông tha cho ông ta. Khủng khiếp hơn nữa là hình ảnh một vị giáo s, một nhà văn hoá lớn ăn bốc trong bữa đại tiệc nh chốn không ngời, trông giống anh mõ trong cái xó bếp của mình. Bữa tiệc sau hội thảo mới đợc khai mạc, mọi con mắt đang hớng về các vị khách quan trọng, bỗng mọi ánh nhìn dồn về phía vị giáo s khả kính. “Nhà văn hoá lớn đang vục đầu vào ăn. Nhai chòm chọp, chèm chẹp (...) một mét quanh chỗ ông ngồi, món ăn bị cày bừa lật gạt bốc bải ngổn ngang”. Tiếng cời bật ra bởi sự không cân đối giữa danh một nhà văn hoá lớn và hành động không có chút văn hoá nào của vị giáo s già. Cha hết, điều đáng cời hơn nữa trong lối sống của vị giáo s này nữa là này ông ta chuyên tè bậy vào chân nhóm tợng đài công nông binh đều đều ngày hai lần và lần nào ông cũng cảm thấy khoan khoái thoả mãn. Gia đình ông ta sống trong một khu biệt thự ba tầng, tầng nào cũng có nhà vệ sinh thiết bị cao cấp nhng ông ta vẫn giữ thói quen cứ sáng sớm đi bộ thể dục về là dừng chân ở nhóm chân tợng đài quan sát không ai ngó ngàng gì đến mình là ông đứng đái bậy dới chân tợng, cứ phải vậy mới thấy hài lòng. Nhà văn hoá tiểu tiện vào công trình văn hoá. Sự tơng phản giữa cái “nó

phải là” với cái “nó thực sự là” chính là một tình huống kiểu mẫu để bộc lộ giọng điệu nhại với nhân vật này.

2.6.2. Nhân vật Giáo s Hai

Giáo s Hai cũng đợc mô tả với những nét hài hớc. Giữa ông và Giáo s Một có một sự tơng đồng kì quái, hai ông làm nên hình ảnh đáng buồn của những tri thức thời đại. Có thể nói cuộc đời Giáo s Hai là một sêri hài kịch, một chuỗi cời lớn không dứt ra đợc. Ông ta đợc trang bị lên mình tất cả những học hàm, học vị cao nhất: Giáo s, Tiến sĩ, Viện trởng mà thực chất thì “chàng vốn là một kĩ s hoá chất (...) đợc chấm vào làm cán bộ nguồn cho ngành khoa học xã hội (...) đợc cấp tốc làm luận văn tiến sĩ triết học” [61; 74]. Sau này không còn hứng sản sinh đề tài nữa lại nổi hứng sáng tác văn chơng, một thứ văn chơng đ- ợc lũ học trò dốt nát của thầy tụng ca. Con đờng công danh miêu tả càng dài, càng đầy đủ thì sự lố bịch, dốt nát của tvị giáo s khả kính này càng rõ nét. Sự tài tình trong việc nâng cao dần cấp độ cái cời nhại của Hồ Anh Thái là ở chỗ ấy.

Cái khác đời nhất của Giáo s Hai là bệnh cời “chỉ định bật lên một tiếng cời thôi là cứ thế cời mãi không sao hãm lại đợc. Hơ hơ hơ. Mãi. Chập dây thần kinh cời”. Không có thuốc chữa tận gốc căn bệnh ấy. Chỉ có một giải pháp tình thế. “Hễ bật lên tràng cời không tắt đợc chỉ việc tát cho chàng một cái. Đứt luôn”. Từ cái bệnh cời ấy mà tác giả cho chúng ta xem một màn hài kịch cời ra nớc mắt. Một gã mắc chứng bệnh kinh niên lại rủ vợ đi xem hài kịch “Đời cời” để cho đời cời vào mặt. Cả rạp cời lên trong chốc lát rồi thôi, chỉ có Giáo s Hai là cứ cời mãi không thôi. Trong lúc cời hụt hơi ông còn kịp thở hổn hển nhờ vợ tát vào mặt một cái. Cả khi đi thỉnh giảng cũng thế miệng đang nói thao thao chẳng có duyên cớ gì bỗng cời hơ hơ rồi phải chủ động kêu cứu. Sự chủ động ấy đa lại hai cái lợi: ông dừng đợc chuỗi cời vô tận tởng nh không thể đứt đợc và đỡ cho ngời trẻ cái hoạ phải nhìn một ông giáo quá đáng kính phải cời rũ rợi đến mức rớt rãi sùi cả ra [61; 90]. Nhng đấy vẫn cha phải là màn hài kịch gây c- ời nhất. Cái cố tật ấy của giáo s còn làm cho ngời đọc phải chứng kiến một hoạt

cảnh thấm đẫm chất hài. Giáo s hớng dẫn luận văn cho nữ sinh viên, lúc ra về sinh viên khẩn khoản xin lại cái chân. “Thầy bật cời khan. Cời khan tức là chỉ c- ời một tiếng. Chết dở nãy giờ thầy cho em về mà vẫn giữ đùi em. Thầy bật cời khan nhng bệnh cời vợt quá mức qui định bắt đầu nhân ra một chuỗi vô tận. Cô sinh viên hoảng quá, chẳng biết ứng phó thế nào. Cũng không dám rút chân ra khỏi tay thầy. Đúng lúc nàng về. Nàng chồm lên tát vào mặt chồng một cái. Tịt. Nàng hất tay con kia ra khỏi tay chồng. Dứt”. Hoạt cảnh này bộc lộ cái dâm quái gở của Giáo s Hai, già rồi không làm đợc gì thì dâm tay, dâm miệng.

Thật đáng buồn cho chân dung một tri thức nớc nhà. Bút pháp trào lộng sắc sảo, giọng điệu nhại đối với nhân vật đã góp tiếng cời lớn vào trong chuỗi cời của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Giọng điệu nhại của tiểu thuyết mười lẻ một đêm (hồ anh thái) (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w