Nhân vật Hoạ sĩ cởi mở

Một phần của tài liệu Giọng điệu nhại của tiểu thuyết mười lẻ một đêm (hồ anh thái) (Trang 51 - 54)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Nhân vật Hoạ sĩ cởi mở

Nhân vật này đợc xây dựng từ việc tác giả nhặt ra những thói tật lập dị phóng đại nó lên, biến nó thành sự tồn tại bình thờng. Trong căn phòng tềnh toàng trống không của gã Hoạ sĩ cởi mở, Ngời đàn ông và Ngời đàn bà bị nhốt đem ra kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện và dĩ nhiên câu chuyện bắt đầu cho nghìn lẻ một câu chuyện là câu chuyện về gia chủ.

Cuộc đời, lối sống, sở thích của gã Chuối Hột đợc tổng kết gọn gàng dễ hiểu: “Bốn mơi tám cái xuân xanh là bốn mơi tám mùa cởi mở. Thời trang yêu thích nhất là bộ cánh lúc mới lọt lòng mẹ. Sở thích cởi mở của gã đợc mô tả nh một quá trình từ lúc gã mới sinh ra cho đến tận bây giờ, ngày càng đậm nét và nó trở thành nỗi “ám ảnh” của độc giả đối với nhân vật này. Hồ Anh Thái nhại tính cách nhân vật Hoạ sĩ cởi mở từ ngoại hình, sở thích và lối sống. Nhà văn nắm bắt các lớp nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn của hai từ “cởi mở” để khắc hoạ, nhại tính cách của nhân vật này. “Gã là con ngời hồn nhiên cởi mở. Chữ cởi mở đợc hiểu theo nghĩa là dễ dàng bộc lộ con ngời mình. Chữ cởi mở còn đợc hiểu theo nghĩa ông Víp vẫn hiểu. Cởi mở đấy là loại phim con heo cởi hết ra mở hết ra. Cần phải hiểu gã theo cả nghĩa ấy” [61; 19].

Từ bé nhân vật này đã bộc lộ thói quen không bình thờng. Sự không bình thờng nh bị ám quẻ từ cảnh kỳ cục đầu đời. Mẹ gã sinh đợc thằng con trai bế đến hiệu chụp ảnh giật hết tã lót ra, chụp cái bằng chứng gửi cho chồng để chồng phải tin là con trai thật 100%. Cái cảnh khoe chim đầu đời vận cả vào đời gã. Suốt thời gian đến trờng gã vẫn ăn vận phục trang đầy đủ, hoà nhập vào xã hội loài ngời, nhng cứ hễ về đến nhà là ý thức về phục trang trong gã tan biến.

Gã thản nhiên tụt quần ra nhông nhông ra vào suốt cả con hẻm dọc phố cổ. Đến tuổi dậy thì nó vẫn hồn nhiên nh thế. Gã 12 tuổi là 12 năm c dân trong phố cổ quen với cảnh thằng bé trần chuồng. Cả khu phố đặt biệt danh cho gã là chim để ngoài quần. Khái niệm về giới tính trong gã dờng nh không tồn tại mà có tồn tại chăng cũng chỉ mù mờ tự nhiên nh sự khác nhau của hai quả táo, nam - nữ cũng là họ táo cả thôi, chỉ khác nhau ở một vài đặc điểm.

Thói quen kỳ quặc thiếu ý thức văn minh ăn sâu vào trong xơng tủy gã. Gã cho rằng hoạ sĩ khoả thân để làm nghệ thuật, để sáng tác, làm cho khán giả tin rằng bất kỳ ngời làm nghệ thuật nào cũng phải khoả thân. Hoạ sĩ không hiểu gì về hội hoạ nhng lại bàn về lý luận và phê bình hội hoạ. Tác giả gắn thói tật cởi mở vào gã để cho độc giả hiểu rằng gã chỉ là một kẻ có cái đầu rỗng tếch nh phục trang của gã. Có lúc ở trờng Mĩ thuật vào giờ học vẽ tranh ngời mẫu nam đi vắng, y sẵn sàng làm ngời mẫu thay thế. Đối với y đây là cơ hội tốt nhất để phát huy sở trờng. Bỗng chốc Hoạ sĩ cởi mở trở thành một nam ngời mẫu đ- ợc việc sinh động. Nhng cũng có lúc chủ nghĩa khoả thân đa đến cho gã không ít phiền toái. Đi tắm biển cùng với bạn bè một mình tìm đến bãi tắm vắng ngời để tắm khoả thân cho thoả cái sở thích của mình. “Gã cởi hết ra mở hết ra nằm phơi hết trên bãi cát. Một đồn mời mời đồn một trăm, bãi tắm này có khu tắm nuy. Tắm truồng. Ta đồn với ta lan sang Tây, Tây đồn với Tây” [61; 21], rồi cũng đến tai công an, gã bị một trận truy quét kinh hồn, lại bị dợt đuổi, giáo dục giới tính. Liệu gã có bỏ đợc lối sống đó minh giữa xã hội văn minh không? Liệu ý thức phân biệt giới tính, phân biệt giữa xã hội loài ngời và lối sống loài vật trong gã có chịu đổi thay? Nhìn vào căn nhà gã đang ở là có thể thấy đợc gã chỉ cần một chỗ để ngủ (phần xác), chứ không chịu chăm chút trang hoàng gì nhiều (phần hồn). Sự đơn điệu hết mức của căn nhà phần nào cho biết tính cách chủ nhân. Anh ta không dới 10 lần doạ lấy vợ nhng vẫn còn độc thân. Độc thân ở cái tuổi đáng tuổi bác tuổi chú. Dẫn con gái về nhà chỉ để làm mỗi chuyện ấy. Chất hài hớc u mua càng gia tăng khi bên kia căn nhà bà mẹ của y mải miết

trong tiếng tụng kinh gõ mõ thì bên này hoạ sĩ cởi mở vẫn mải miết dốc ngợc đầu trần trụi không một mảnh vải che thân. Hội hoạ, lý luận hội hoạ lấy chủ nghĩa khoả thân làm mục đích vẫn cha hấp dẫn đợc gã. Gã chuyển sang luyện tập Yôga với mục đích tìm đến sự thỏa mãn cực thịnh. Một tín đồ Yôga loã thể không có gì phải kiềm chế nín nhịn. Trong cõi vô vi ý thức về thế giới xung quanh tan biến. Hình ảnh một gã trai luôn chỉ biết đến khoả thân để lại một ấn tợng mạnh, nhng có lẽ ấn tợng nhất là hình ảnh: “Trong một góc nhà gã chống đầu xuống đất, hai chân dốc thẳng lên trên trời, thân ngời bóng nhẫy, trắng lốp nh thân chuối. Tất nhiên là chối hột trổ hoa ở quãng lng chừng trời”. Cái hài càng tăng khi Hồ Anh Thái tô đậm sở thích quái dị của gã. Gã lại thích đợc cởi mở khi cánh cửa nhà lúc nào cũng phải đang ở trạng thái mở. Có lẽ nh thế để gã đợc khoe cái thân hình của mình với thiên hạ thì mới thấy thoả mãn hoặc nh thế gã mới tìm thấy sự tơng đồng giữa bản thân với thế giới xung quanh. Cũng nực cời cho một gã đàn ông duy trì lối sống ấy từ bé cho đến tận 48 tuổi mà không bỏ đợc. Cái cời về nhân vật này ban đầu chỉ mang ý nghĩa giải trí đơn thuần, dần dần ý nghĩa xã hội hiện lên càng rõ nét. Đó là tiếng cời phê phán bác bỏ những cái thô lậu, nhờn nhợt trong đời sống mỗi con ngời, một kiểu lập dị đáng kinh tởm. Nó không chỉ là kiểu lập dị khác ngời mà đang dần dần tách mình ra khỏi nền văn minh của xã hội loài ngời.

Nhân vật Hoạ sĩ cởi mở của Hồ Anh Thái dễ khiến độc giả liên tởng đến chàng hiệp sĩ xứ Mantra của Xecvantex, nhân vật nghịch vĩ đại nhất của văn học thế giới. Khi điên cuồng nhớ tới nàng Duxenla, Đôn Kihôtê đã trồng cây chuối, áo sơ mi dốc thẳng xuống chùm mặt và chàng ta không hề mặc quần áo. Trờng liên tởng mà Hồ Anh Thái đa lại khi xây dựng nhân vật này khiến cho giọng điệu nhại đậm nét và mang ý nghĩa rộng lớn.

Tai hại hơn nữa là một kẻ lập dị nh gã lại đứng đầu một nhóm hội hoạ. Gã thiểu năng về năng khiếu hội hoạ nhng lại cầm đầu một nhóm. Gã tổ chức vẽ tranh, biểu diễn mấy thứ nghệ thuật rởm thế mà đạt đợc đủ các chức danh:

nhà lí luận hội hoạ và hoạ sĩ. Hoạ sĩ cởi mở gắn liền tên tuổi mình với thời mở cửa. Cuộc đời làm nghệ thuật rởm của gã nhiều cái may. Thứ nghệ thuật nửa mùa chỉ lấy lợi làm mục đích vẫn tồn tại đợc bởi gã rất tinh ranh và láu cá. Gã thành danh, hội nhập đợc vào hội hoạ đơng đại bằng cách “bày mấy cái chậu nhựa trên vỉa hè. Treo lủng lẳng trên mỗi chậu một cái nón. Rồi cầm vòi nớc tới lên cho ma rơi xuống chậu” hoặc “Bảo một thằng Tây đối tác đi qua từng vị trí cởi mở, lấy gậy gõ lên từng cái đầu trọc. Gõ một cái thì cái đầu trọc lại kêu cốc một cái kêu boong một cái” [61; 32].

Qua câu chuyện về nhân vật chàng Hoạ sĩ cởi mở, Hồ Anh Thái đã khái quát lên mặt trái, những thói tật của một lớp ngời trong thời buổi xã hội và nghệ thuật nớc nhà đang tìm cách hội nhập với hội hoạ thế giới.

Một phần của tài liệu Giọng điệu nhại của tiểu thuyết mười lẻ một đêm (hồ anh thái) (Trang 51 - 54)